Bệnh đường tiêu hóa

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình phòng và điều trị một số bệnh thường gặp ở chó đến khám tại bệnh viện thú y pethealth tuyên quang, thành phố tuyên quang (Trang 28 - 37)

2.3.1.1. Bệnh viêm dạ dày - ruột

Theo Nguyễn Văn Biện (2001) [1], viêm ruột là chỉ chứng viêm màng nhầy ruột cấp tính hay mãn tính. Viêm ruột có thể xảy ra ở vùng ruột non hay lan ra cả vùng dạ dày và ruột già.

Nguyên nhân gây bệnh

- Do vi rút: Parvo vi rút, vi rút gây bệnh Care ...

- Do vi khuẩn: Escherichia coli, Salmonella spp, Clostridium spp ...

- Do kí sinh trùng đường ruột: Toxocaracanis, Toxascarisleonina, Sán dây .

- Do các nguyên sinh động vật khác như: Giardia, Toxoplasma, Trichomonas, Cầu trùng .

- Do nuốt phải các ngoại vật không tiêu hóa được hoặc ăn phải chất độc.

Triệu chứng chủ yếu

- Tiêu chảy đi đôi với ói mửa khi có sự viêm xảy ra ở dạ dày hoặc ruột non. Đau đớn khi đi ỉa thì vùng viêm đã lan tới ruột già và trực tràng.

- Phân lỏng có mùi hôi, tanh khó chịu. Phân có màu xanh đậm, nâu hoặc đen thì do xuất huyết ở dạ dày, ruột non nếu phân hồng nhạt hoặc đỏ tươi thì sự xuất huyết diễn ra ở ruột già.

- Sốt là hiện tượng do nhiễm trùng.

- Quan sát thấy chó nằm sấp, chống khuỷu hai chân trước xuống, nhổm cao phần bụng sau, bồn chồn khó chịu do bị đau bụng.

- Có thể nghe thấy tiếng sôi bụng do nhu động ruột tăng lên hoặc do bụng đầy hơi.

- Mất nước, mất điện giải: Biểu hiện da kém đàn hồi, mắt trũng sâu. - Mất máu dẫn đến niêm mạc mắt và niêm mạc miệng nhợt nhạt.

Điều trị:

- Điều trị theo nguyên tắc: Điều trị nguyên nhân kết hợp với chữa triệu chứng và trợ sức, trợ lực cho cơ thể.

- Điều trị nguyên nhân: Tùy nguyên nhân mà sử dụng thuốc. Có thể dùng một trong số loại kháng sinh sau để điều trị: Enrotloxacin, tylosin, colistinsulphate...

- Bổ sung nước và điện giải cho cơ thể: Truyền tĩnh mạch dung dịch ringer

lactat, NaCl 0,9%, glucose 5% kết hợp với truyền tĩnh mạch Vitamin C.

- Dùng thuốc chống nôn: Atropin, vincomid tiêm dưới da hoặc là truyền tĩnh mạch cho vật nuôi.

- Cho uống thuốc làm se niêm mạc ruột, giảm số lần ỉa chảy: diosmectite - Nếu sốt có thể sử dụng thuốc hạ sốt: Flunicin, anagil, gluco K-C

- Tiêm thuốc bổ trợ sức, trợ lực: B - complex, Vitamin B1, B6, B12. - Liệu trình điều trị thường 3 - 5 ngày.

2.3.I.2. Bệnh do Parvo virus

Theo Nguyễn Như Pho (2003) [15], đây là bệnh lây lan nhanh và tỷ lệ chết cao. Tiêu chảy nghiêm trọng, gây xuất huyết, hoại tử đường ruột hoặc có thể là viêm cơ tim.

Nguyên nhân gây bệnh:

- Là do Parvovirus gây ra. Theo Phạm Hồng Sơn và cs. (2002) [21]

Parvovirus có vị trí phân loại như sau: - Họ: Parvoviridae

- Giống: Parvovirus

- Loài: Canine Parvovirus type 2

Các đặc tính sinh học của Parvovirus

- Hình thái và cấu trúc: Là một DNA đơn virus không có vỏ bọc, có đường kính 20 nm, 32 capsome.

- Sức đề kháng với môi trường bên ngoài: Parvovirus đề kháng mạnh với môi trường bên ngoài. Trong phân thì virus có thể tồn tại hơn 6 tháng ở nhiệt độ phòng. Nó đề kháng với tác động của Ete, Chloroforme, axit và nhiệt độ (560C trong 30 phút) (Trần Thanh Phong (1996) [16]).

Đặc tính nuôi cấy của virus:

- Virus chỉ nhân lên trong nhân tế bào và gây bệnh tích tế bào trên tế bào tim chó con còn bú hay trên tế bào ruột, tế bào lymphocyte ở hầu họng, tuyến ức và hạch màng treo ruột. Virus xâm nhập vào huyết tương xảy ra từ 1-5 ngày sau khi nhiễm bệnh, dẫn đế sự lan truyền của virus và nhanh chóng phân chia tế bào trong tủy xương và biểu mô mầm trong đường tiêu hóa.

Đặc tính kháng nguyên:

- Sự nhân lên của Parvovirus ở chó làm xuất hiện kháng thể gây ức chế phản ứng ngưng kết hồng cầu và phản ứng trung hòa huyết thanh. Kháng thể ức chế phản ứng ngưng kết hồng cầu xuất hiện vào ngày thứ hai hoặc ngày thứ ba sau khi nhiễm. Phản ứng này được sử dụng trong chẩn đoán huyết thanh học. Phản ứng trung hòa huyết thanh rất khó thực hiện trong phòng thí nghiệm.

Loài vật mắc bệnh:

- Trong tự nhiên tất cả các giống chó đều cảm thụ với virus Parvo, nhưng chó ngoại mẫn cảm hơn chó nội (Trần Thanh Phong (1996) [16]).

- Trong phòng thí nghiệm, có thể gây bệnh cho chó con và chồn. Ngoài ra, có thể dùng chuột lang, thỏ, chuột nhắt trắng, khỉ để gây nhiễm.

Lứa tuổi mắc bệnh:

- Trong tự nhiên hầu hết xảy ra ở chó từ 2 đến 12 tháng tuổi, nhiều nhất là chó từ 3 đến 6 tháng tuổi. Việc gây bệnh thử nghiệm trên chó 6 tháng tuổi dễ hơn chó 3 tuần tuổi do chó 3 tuần tuổi có miễn dịch thụ động thu nhận được từ chó mẹ.

Mùa vụ nhiêm bệnh:

- Tô Du và Xuân Giao (2006) [6], khi nghiên cứu về dịch tễ học bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus cho rằng tất cả các loài chó đều cảm thụ bệnh, nhưng mẫn cảm hơn là loài chó lai, chó cảnh, chó nội ít mẫn cảm hơn. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng xuất hiện nhiều khi có sự thay đổi thời tiết đặc biệt là những ngày mưa, độ ẩm cao. Ở Việt Nam, bệnh thường diễn ra vào thời điểm giao mùa, từ Xuân sang Hè.

Cơ chế sinh bệnh

- Virus xâm nhập bằng đường miệng và mũi, thải ra ngoài qua phân, sau khi xâm nhập đầu tiên virus nhân lên tại các mô lympho, gây nhiễm trùng huyết vào ngày thứ 2 và ngày thứ 5, từ đó tạo phản ứng miễn dịch và kháng thể có thể xuất hiện vào ngày thứ 5 và thứ 6. Trong thời gian này, virus có thể được thải ra ngoài qua phân vào ngày thứ 4, tối đa là vào ngày thứ 5, sau đó giảm dần và chấm dứt vào ngày thứ 9. Trong quá trình gây nhiễm trùng huyết, virus đồng thời nhân lên ở tế bào lympho và tế bào tủy xương dẫn đến giảm thiểu số lượng bạch cầu, hậu quả là làm suy giảm miễn dịch. Virus nhân lên trong tế bào ruột dẫn đến hoại tử biểu mô ruột bào mòn nhung mao ruột, giảm hấp thu và tiêu chảy dẫn đến kiệt sức rồi chết.

- Ở những chó con không có kháng thể mẹ truyền, virus thường gây bệnh tích trên cơ tim và gây ra bệnh ở dạng tim mạch.

- Các nghiên cứu đã chứng minh rằng chỉ cần đưa một lượng nhỏ

Parvovirus bằng 100 liều gây nhiễm mô nuôi cấy DICT (Dose Infectieuse Culturede Tisu) đủ gây nhiễm cho chó. Điều này cho thấy tác hại về mặt dịch tễ học do có lượng quá lớn virus trong phân (1 tỷ DICT/g phân) chó mắc bệnh (Nguyễn Như Pho (2003) [15].

Sơ đồ sinh bệnh học của bệnh do Parvovirus trên chó • Triệu chứng chủ yếu

- Dạng đường ruột: Giai đoạn đầu chó thể hiện các triệu chứng như ủ rũ, mệt mỏi, bỏ ăn, nằm lì một chỗ, nôn mửa cho đến khi hết thức ăn trong dạ dày. Thân nhiệt tăng dần sau đó tăng cao. Thông thường cơn sốt kéo dài từ khi chó bắt đầu mệt tới lúc chó ỉa chảy nặng, thân nhiệt chỉ giảm khi chó kiệt sức và lịm dần đi. Khi chó ỉa chảy nặng, phân có mùi thối khắm đặc trưng,

trong phân lúc đầu có màu xám vàng, về sau có máu tươi hoặc đã

phân huỷ

thành máu cá, niêm mạc đường ruột bong ra lẫn máu trong phân (Lê Thanh

Hải và cs. (1998) [8]). Chó thường chết do ỉa chảy mất nước, mất cân bằng

điện giải, sốc do nội độc tố hoặc nhiễm trùng thứ phát. Những con khỏi bệnh

có miễn dịch lâu dài.

- Dạng tim: Thường thấy ở chó 4 - 8 tuần tuổi, biểu hiện của bệnh chủ yếu là suy tim do virus tấn công gây hoại tử cơ tim. Con vật thường chưa có biểu hiện triệu chứng gì nhưng lăn ra chết đột ngột. Những trường hợp khác có thể thấy chó bị thiếu máu nặng, niêm mạc nhợt nhạt hay thâm tím, gan và túi mật sưng to, thở khó, nôn mửa và kêu la rồi lăn ra chết. Tỷ lệ chết 50%.

- Dạng kết hợp tim - ruột: Thường thấy ở chó từ 6 - 16 tuần tuổi. Chó ỉa chảy nặng, mạch yếu và lặn, thiếu máu, chó chết rất nhanh chóng chỉ trong vòng 24 giờ.

Bệnh tích

Bệnh tích đại thể

Niêm mạc ruột: Sung huyết, xuất huyết, lớp nhung mao ruột bị bào mòn nhất là ở không tràng.

Lách: Màu sắc và hình dạng không đồng nhất.

Dạ dày: Niêm mạc xuất huyết một phần hay toàn bộ. Gan: Có thể sưng, túi mật căng.

Hạch bạch huyết: Phù thũng, xuất huyết. Thể tim: Phù thũng phổi, viêm cơ tim.

Bệnh tích vi thể

- Ruột: Hoại tử biểu mô tuyến Lieberkun, toàn bộ phần nhung mao ruột bị bào mòn.

- Cơ quan lympho: Hoại tử và tiêu hủy những tế bào lympho trong màng payer, trong trung tâm mầm, trong hạch bạch huyết màng treo ruột và những hạch bạch huyết ở lách.

- Dạng tim: Viêm cơ tim khởi phát, phân tán nặng nề.

Triệu chứng chủ yếu

- Chó có biểu hiện bỏ ăn, nôn.

- Sốt kéo dài từ khi bỏ ăn tới lúc tiêu chảy nặng nhất. - Thân nhiệt chỉ giảm khi chó kiệt sức và lịm dần.

- Ỉa chảy nặng, lúc đầu ỉa lỏng, phân loãng, thối. Sau đó ỉa ra máu, phân có màu hồng hoặc đỏ tươi.

- Chó gầy sút nhanh, bỏ ăn hoàn toàn sau đó suy kiệt mà chết.

Điều trị

- Cũng giống như các bệnh do virus gây ra, bệnh không có thuốc điều trị đặc hiệu mà chỉ điều trị triệu chứng, kết hợp chống bội nhiễm và tăng sức đề kháng, trợ sức, trợ lực.

Sử dụng kết hợp các biện pháp sau:

- Truyền dịch nhằm bù lại lượng nước do ói mửa, tiêu chảy. Việc bù lại lượng nước phải có tính hệ thống và thường truyền qua tĩnh mạch hoặc dưới da. Dung dịch này gồm nước sinh lý mặn để điều chỉnh lượng nước mất ngoài tế bào và nước sinh lý ngọt, acid amin thiết yếu để cung cấp năng lượng và protein. Việc bù đắp nước phải đầy đủ, ít nhất là 20 - 30ml nước/kgP dùng trong 4 ngày.

- Truyền dịch: Glucose 5%, Ringer lactat, NaCl 0.9% - Chống nôn: Atropin sulphat 0,1%.

- Chống vi khuẩn bội nhiễm: Sử dụng kháng sinh T-5000 - Trợ sức, trợ lực: Vitamin B, Vitamin C.

- Cầm máu: Vitamin K (Vương Đức Chất và Lê Thị Tài (2004) [4]) - Hộ lý và chăm sóc tốt: Không cho ăn các đồ ăn có mỡ, đồ ăn tanh. Chăm sóc và giữ vệ sinh tốt. Liệu trình điều trị bệnh thường kéo dài từ 7 ngày đến 10 ngày, có con có thể tới 15 ngày.

2.3.1.3. Hiện tượng ngoại vật trong đường tiêu hóa

Ngoại vật thực quản

- Theo Vũ Như Quán và cs (2010) [18], các ngoại vật như kim, lưỡi câu, xương bị vướng chỗ giữa cửa vào lồng ngực và phần đáy của tim hoặc phần đáy

của tim với cơ hoành. Chó gặp phổ biến hơn mèo.

- Triệu chứng chủ yếu: Khạc thường xuyên, tiết nước bọt, nôn ọe, không ăn được hoặc ăn xong sẽ nôn ra ngay. Cổ có xu hướng rướn ra trước.

- Chẩn đoán: Dùng tay sờ nắn để tìm ngoại vật. Chẩn đoán chính xác bằng cách chụp X - quang.

Hướng điều trị:

- Nếu ngoại vật ở phần trên thực quản thì có thể dùng kẹp gắp ra.

- Nếu ngoại vật ở quá sâu thì phải can thiệp ngoại khoa để mổ lấy ngoại vật ra ngoài.

Ngoại vật trong dạ dày:

- Theo Vũ Như Quán (2009) [17], bệnh khá phổ biến ở chó mèo với những nguyên nhân khác nhau như nuốt phải đá, bóng cao su, xương hoặc tóc tạo khối trong dạ dày.

- Triệu chứng chủ yếu: Rất thay đổi và khó nhận biết, thường thấy là con vật thỉnh thoảng ói sau ăn, vật bén nhọn thì gây tổn thương dạ dày và chảy máu.

- Chẩn đoán chính xác nhất là chụp X - quang.

- Điều trị: Gây nôn với những vật thể nhỏ trơn hoặc mổ với những ngoại vật có kích thước quá lớn.

2.3.1.4. Bệnh viêm gan truyền nhiêm trên chó

Nguyên nhân gây bệnh:

Do virus thuộc họ Adenoviridae. Nguồn virus chính: chất ở mũi, phân, nước tiểu, máu, những mô bị tổn thương. Virus xâm nhập chủ yếu là đường tiêu hóa, lây lan trực tiếp từ những chó nhốt chung hoặc gián tiếp qua thức ăn, nước uống bị nhiễm, qua dụng cụ chăm sóc, cầm cột... Theo Lê Thị Tài

(2006) [22], cho biết do khí hậu miền Bắc nước ta nóng ẩm, tạo điều kiện

thuận lợi cho nhiều loại vi khuẩn, virus phát triển, lây lan và gây bệnh.

Cơ chế gây bệnh:

Sau khi xâm nhập, virus sẽ nhân lên đầu tiên ở những hạch amidan và mảng payer ở ruột. Sau đó chúng vào máu và đến gây nhiễm những tế bào nội mô của nhiều mô nhất là những cơ quan phủ tạng.

Triệu chứng chủ yếu

- Niêm mạc, da vùng mỏng vàng: Mắt, dưới bụng, tai...

- Sốt cao 40°C, bỏ ăn, suy nhược, khát nước, sung huyết màng niêm mạc, đặt biệt niêm mạc miệng, có thể xuất huyết.

- Viêm hạch amidan, viêm hầu họng, ói mửa, tiêu chảy phân sậm màu, sưng gan, đau đớn vùng bụng, viêm kết mạc mắt, chảy nhiều nước mũi, nước mắt, thủy thủng dưới da vùng đầu, cổ, thân.

Điều trị

- Tiêm kháng sinh chống kế phát: Tylosine, oxytetracyline, dexamethasone.

- Bổ sung nước và điện giải cho cơ thể: Truyền tĩnh mạch dung dịch ringer

lactat, NaCl 0,9%, glucose 5% hoặc kết hợp với tiêm tĩnh mạch vitamin C. - Nếu sốt có thể sử dụng thuốc hạ sốt: Paracetamol, anagil.

- Dùng thuốc chống nôn: Atropins, primeran tiêm dưới da hoặc truyền tĩnh mạch.

- Tiêm thuốc bổ trợ sức, trợ lực: B.complex, vitamin B1, B6, B12 và chụp X - quang.

- Điều trị: Gây nôn với những vật thể nhỏ trơn hoặc mổ với những ngoại vật có kích thước quá lớn.

2.3.I.4. Bệnh viêm gan truyền nhiêm trên chó

Nguyên nhân gây bệnh:

Do virus thuộc họ Adenoviridae. Nguồn virus chính: Chất ở mũi, phân, nước tiểu, máu, những mô bị tổn thương. Virus xâm nhập chủ yếu là đường

tiêu hóa, lây lan trực tiếp từ những chó nhốt chung hoặc gián tiếp

qua thức ăn,

nước uống bị nhiễm, qua dụng cụ chăm sóc, cầm cột... Theo Lê Thị Tài (2006) [22], cho biết do khí hậu miền Bắc nước ta nóng ẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loại vi khuẩn, virus phát triển, lây lan và gây bệnh.

Cơ chế gây bệnh:

Sau khi xâm nhập, virus sẽ nhân lên đầu tiên ở những hạch amidan và mảng payer ở ruột. Sau đó chúng vào máu và đến gây nhiễm những tế bào nội mô của nhiều mô nhất là những cơ quan phủ tạng.

Triệu chứng chủ yếu

- Niêm mạc, da vùng mỏng vàng: Mắt, dưới bụng, tai...

- Sốt cao 40°C, bỏ ăn, suy nhược, khát nước, sung huyết màng niêm mạc, đặt biệt niêm mạc miệng, có thể xuất huyết.

- Viêm hạch amidan, viêm hầu họng, ói mửa, tiêu chảy phân sậm màu, sưng gan, đau đớn vùng bụng, viêm kết mạc mắt, chảy nhiều nước mũi, nước mắt, thủy thủng dưới da vùng đầu, cổ, thân.

Điều trị

- Tiêm kháng sinh chống kế phát: Tylosine, oxytetracyline, dexamethasone.

- Bổ sung nước và điện giải cho cơ thể: Truyền tĩnh mạch dung dịch ringer lactat, NaCl 0.9%, glucose 5% hoặc là kết hợp cùng với tiêm tĩnh mạch vitamin C.

- Nếu sốt có thể sử dụng thuốc hạ sốt: Paracetamol, anagil.

- Dùng thuốc chống nôn: Atropins, primeran tiêm dưới da hoặc là truyền tĩnh mạch cho con vật.

- Tiêm thuốc bổ trợ sức, trợ lực: B.complex, vitamin B1, B6, B12.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình phòng và điều trị một số bệnh thường gặp ở chó đến khám tại bệnh viện thú y pethealth tuyên quang, thành phố tuyên quang (Trang 28 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w