Theo Tô Du, Xuân Giao (2006) [6], bệnh rất phố biến ở mọi loại chó xảy ra quanh năm, nhưng thường thấy nhiều vào mùa hè và mùa thu khi thời tiết nóng và mưa ăn ướt.
2.3.2.1. Nguyên nhân gây bệnh
Theo Nguyễn Văn Biện (2001) [1], nguyên nhân chủ yếu do:
Do chăn nuôi không đúng phương pháp, chó ăn phải thức ăn thối, mốc, lên men..., uống phải nước bẩn.
Khi thời tiết thay đổi đột ngột, chuồng trại kém vệ sinh cũng có thể làm cho có mắc bệnh. Chó trúng độc các loại hóa chất như: Photpho, thủy ngân, chì. gây viêm niêm mạc đường tiêu hóa.
Khi sức để kháng của cơ thể giảm, các loại vi khuẩn có sẵn trong đường tiêu hóa: Salmonella, E.coli... phát triển gây bệnh.
Hoặc có thể do kế phát từ một số bệnh truyền nhiễm và bệnh ký sinh trùng đường ruột (giun, sán...).
2.3.2.2. Triệu chứng
- Khi viêm xảy ra ở dạ dày hoặc ruột non con vật tiêu chảy đôi khi có hiện tượng ói mửa.
- Vùng viêm đã lan tới ruột già và trực tràng làm con vật đi ỉa đau đớn. - Phân lỏng có mùi hôi, tanh khó chịu. Phân có màu xanh đậm, nâu
hoặc đen thì do xuất huyết ở dạ dày, ruột non nếu phân hồng nhạt hoặc đỏ
- Chó nằm sấp, chống khuỷu 2 chân trước xuống, nhổm cao phần bụng sau, bồn chồn khó chịu.
- Nhu động ruột tăng lên hoặc do bụng đầy hơi nên ta có thể nghe thấy tiếng sôi bụng.
- Da kém đàn hồi, mắt trũng sâu do mất nước, mất điện giải. - Niêm mạc mắt và niêm mạc miệng nhợt nhạt do bị mất máu.
2.3.2.3. Điều trị
Tùy nguyên nhân gây bệnh ta có thể dùng một trong số loại kháng sinh sau để điều trị: Amoxicillin, Gentamicin...
Dùng thuốc chống nôn: Atropin, Primeran tiêm dưới da hoặc truyền tĩnh mạch.
Cho uống thuốc Diosmectite giúp làm se niêm mạc ruột, giảm số lần ỉa chảy.
Nếu sốt có thể sử dụng thuốc hạ sốt: Paracetamol, Anagil.
Tiêm thuốc bổ trợ sức, trợ lực: B-complex, vitamin C, vitamin B1, vitamin B6, vitamin B12.
Truyền tĩnh mạch dung dịch Ringer lactat, NaCl 0,9%, Glucose 5%. Liệu trình điều trị thường 3 - 5 ngày.
2.3.3.Bệnh ghẻ
2.3.3.I. Nguyên nhân gây bệnh
Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2016) [8], do các loại ký sinh trùng ký sinh trên da như ghẻ Sarcoptes, ghẻ Demodex... tấn công vào gây ngứa ngáy, khó chịu, rụng lông, mụn mủ. Bệnh ghẻ của chó là một bệnh ngoại ký sinh trùng do cái ghẻ ký sinh ở dưới lớp biểu bì của da, ở bao chân lông hay ở trong lớp mỡ dưới da chó gây lên. Đặc điểm của bệnh là gây ra các nốt ghẻ, gây hiện tượng ngứa ngáy khó chịu và rụng lông ở chó.
2.3.3.2. Triệu chứng
Ngô Đức Chất, Lê Thị Tài (2004) [3], có các thể bệnh: Ghẻ trên da do loài ghẻ Sarcoptes canis gây ra. Ghẻ trưởng thành đào các đường rãnh sâu và ngoằn nghèo ở bên dưới lớp biểu bì của da chó, ghẻ cái đẻ trứng vào đó và nằm ngay tại đó không chịu chui ra khỏi đường rãnh, trứng và phân của cái ghẻ luôn tồn tại trong đường rãnh đó. Chính vì thế mà lớp biểu bì dưới da của chó bị phá huỷ nên các vi khuẩn gây mủ xâm nhập làm da chó sưng mọng đỏ lên rồi thành mủ đặc. Thời gian từ khi trứng phát dục trở thành con ghẻ trưởng thành mất khoảng 10 - 15 ngày.
Theo Nguyễn Văn Biện (2001) [1], với ghẻ trên da chó thường có các biểu hiện như: Mụn ghẻ thường xuất hiện ở chỗ da mỏng như bụng, nách bẹn, gốc tai, xung quanh bầu vú, chó luôn ngứa ngáy khó chịu, chó thường phải dùng chân gãi hay dùng răng gặm, cắn vào chỗ ngứa. Có hiện tượng dịch rỉ viêm tiết ra trên bề mặt da, lâu dần khô lại đóng thành vẩy két lại có mủ đặc bên trong. Chó ngứa ngáy gãi liên tục làm mụn mủ vỡ loét ra.
Bệnh ghẻ bao lông của chó do cái ghẻ có tên là Demodex canis gây ra, ghẻ
ký sinh ở màng bọc xung quanh của lông hoặc trong tuyến mỡ dưới da của chó.
Thể ghẻ bao lông chia làm 2 dạng:
Dạng ghẻ khô: thời kỳ đầu của bệnh thấy chó rụng lông trên da trán, mí mắt, 4 chân da dày cộm thành màu đỏ xẫm.
Dạng ghẻ mủ: trên da của chó xuất hiện những mụn mủ sưng mọng bên trong chứa đầy mủ đặc quánh màu vàng xám. Tại những vùng này da nhăn nheo, lông rụng, lâu ngày các tổ chức chết cùng với dịch viêm bết lại tạo thành các vẩy khô cứng và dày cộm lên. Trường hợp bệnh nặng toàn thân chó trụi lông và đầy những mụn ghẻ có mủ đặc quánh bên trong, ở những vùng da
mỏng như bẹn, bụng, nách xuất hiện những ổ áp xe và các ổ áp xe ấy vỡ ra để mủ tự thải ra ngoài có mùi hôi tanh khó chịu.
2.3.3.3. Điều trị
Có thể dùng một trong các thuốc sau đây DEP, extopa, trinaghe, tribeloda bôi nên vùng da bị ghẻ.
Dùng các dung dịch hanmectin, ivermectin, detolac tiêm duới da cho chó, tiêm 2 lần cách nhau 10 - 15 ngày.
Theo Phan Thị Hồng Phúc, Nguyễn Văn Lương (2018) [14], ta không nên tắm cho chó bằng nước xà phòng vì dễ gây kích ứng da và viêm da nên tắm cho chó bằng nước bồ kết, nước lá chát, lá đắng như lá ổi, lá xoan, hạt mùi, quả chanh dùng khăn hay bàn trải trà sát để bong hết các vẩy trên da chó, sau đó lau khô rồi mới dùng thuốc để bôi.
Bệnh ghẻ chó cần được điều trị lâu dài, điều trị làm nhiều đợt, mỗi đợt cách nhau khoảng 3 - 5 ngày.
2.3.4. Bệnh Nấm
Có 2 loại nấm thường gặp là Microsporum, Trichophyton.
+ Giống Microsporum:
Microsporum canis: Loài nấm này thường ký sinh trên lông ở vùng đầu, chân, đuôi, và một số nơi khác của cơ thể. Bề mặt bệnh tích không có lông được bao trùm bởi những vẩy xám. Trường hợp nặng vùng da bệnh trở nên đỏ, chảy mủ.
Microsporum gyseum: Thường ký sinh ở vùng đầu, cổ, chân. Vùng da bệnh hình tròn, không có lông bề mặt phủ một lớp vùng màu xám khó di chuyển. Loài nấm này thường ký sinh ở những vùng da mịn và lông tơ, có nhiều loài, một số loài không hoặc sinh bào tử rất ít...
+ Giống Trichophyton
Trichophyton mentagrophyte: Trong giai đoạn đầu là những nốt sần, mụn nước hay mụn mủ. Sau đó, phát triển thành vẩy cứng màu vàng, trường hợp nặng vết thương đỏ bừng sưng tấy.
Trichophyton rubrum: là bệnh nấm thường gây bệnh trên chó, trong giai đoạn này bệnh tích thường dạng ban đỏ. Trên đỉnh đầu, mũi, xung quanh mắt bị rụng lông, chân và tai có những đốm tròn không đều. Khi bệnh kéo dài vùng da bệnh bị nhiễm nấm phủ một lớp vảy màu xám.
2.3.4.1. Nguyên nhân gây bệnh
Do điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng kém chế độ dinh dưỡng không hợp lý.
Do lây nhiễm từ thú bệnh sang thú khỏe. Suy giảm miễn dịch trong thời kỳ nhiễm bệnh.
Các giống chó lông dài cũng là điều kiện thuận lợi cho nấm da phát triển nếu gặp điều kiện chăm sóc kém, khí hậu nóng ẩm, ẩm độ của da tăng thì tỷ lệ nhiễm nấm da ở những giống chó lông dài rất cao.
2.3.4.2. Cơ chế gây bệnh
Theo Đoàn Thị Hồng Phấn (2009) [13], nấm da phát triển ở lớp biểu bì (lớp keratin hóa) của da, lông, móng, chúng không xâm nhập qua lớp mô sống và không có mặt ở những vùng viêm nặng và dài. Nấm gây bệnh thông qua sự thủy phân chất keratin trên da, khuẩn ty của nấm đâm vào làm yếu và gẫy lông, làm hư hại nang lông và gây ra các bệnh tích như viêm nang lông, viêm da, da rụng lông thành từng đốm dạng vòng, hình tròn hay hình bầu dục, nổi mẫn đỏ, có vảy, đôi khi gây viêm da có mủ do sự phụ nhiễm của vi trùng.
Theo Đoàn Thị Hồng Phấn (2009) [13], Triệu chứng và bệnh tích rất đa dạng, biến đổi phụ thuộc vào vị trí nhiễm giống nấm gây bệnh. Da bị rụng lông có hình đồng xu, đường kính từ 1 - 8 cm, da nổi mẩn đỏ, có vảy là các triệu chứng và bệnh tích đặc trưng. Bệnh thường có những biểu hiện lâm sàng như: Rụng lông hoàn toàn hoặc gẫy lông như trạng thái cắt lông thành từng đốm hoặc từng mảng trên da, mặt, mắt, môi, hoặc toàn thân, lông xơ xác, dễ nhổ, dưới chân được bao bọc bởi túi biểu bì; rụng lông toàn thân kèm theo danhờn, xếp li da, cũng có thể thấy những vết viêm loét do phụ nhiễm trùng; da
hôi, sần sùi, nổi mẫn đỏ hoặc đóng vảy, con vật ngứa ngáy khó chịu.
2.3.4.4. Điều trị
Ta có thể sử dụng loại thuốc trị nấm như: Nystatin, cyclohecimit, piramicin... chỉ sử dụng các kháng sinh trị nấm khi bị nhiễm nặng do việc sử dụng liều cao và thời gian dài có thể gây ra thiếu máu do khả năng gây tiêu huyết, nhiễm độc thận.. Có thể sử dụng Axit pha trong hỗn hợp với axeton như: Axit caprylic 15%, axit propionic 5-10%, axit salicylic 10% bôi lên da và trị cục bộ trị nấm da, nấm lông.
Điều trị bệnh bằng các phương pháp an toàn như tắm bằng các loại sữa tắm
chuyên dụng như: Biodexin, xịt các loại có thành phần Dermatologic, synergistic.
Phần 3