2.2.3.1. Bệnh mò bao lông (do Demodex canis)
* Đặc điểm hình thái và cấu tạo
Theo Bùi Khánh Linh (2017) [8]: mò bao lông là loại mò nhỏ, dài 0,1 - 0,39 mm, cơ thể dài không có lông, kí sinh ở tuyến nhờn bao lông. Cấu tạo cơ thể chia làm 3 phần: đầu, ngực, bụng.
- Đầu: là đầu giả, ngắn, hình móng ngựa gồm một đôi xúc biện có 3 đốt, đốt cuối có 4 - 5 tơ hình que, một đôi kìm, một tấm dưới miệng.
- Ngực: có 4 đôi chân rất ngắn, tiêu giảm giống như hình mấu. - Bụng: dài, có nhiều vân ngang ở mặt lưng và mặt bụng.
Demodex canis đực: có dương vật nhô lên ở phần ngực của mặt lưng. Demodex canis cái: có âm hộ nằm chính giữa phần thân của mặt bụng,
kể từ gốc chân thứ tư lui xuống phía dưới phần bụng.
Trứng Demodex canis có hình bầu dục, có kích thước 0,07 - 0,09 mm Theo Sakulploy R and Sangvaranond A. (2010) [32], hình thái của D. canis trưởng thành, thanh mảnh và thon dài, chiều dài phần bụng là 91 - 115 micron, chiều rộng cơ thể là 40 - 45 micron và tổng chiều dài cơ thể là 167 - 244 micron.
Theo Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [3], thân dài khoảng 0,25 am. Đầu giả rộng và lồi cạnh. Ngực mang một đôi chân hình mấu, ngắn. Bụng dài có vân ngang trên mặt lưng và mặt bụng. Phần phụ miệng gồm một đôi xúc biện, kìm và một tấm dưới miệng. Xúc biện có 3 đốt, đốt cuối có 4 - 5 tơ hình que. Kìm hình trâm, dẹp, mỏng. Cơ quan sinh dục đực ở mặt lưng phần ngực của con đực. Âm môn ở mặt bụng, trước lỗ sinh dục của con cái. Trứng hình thoi.
* Chu kỳ phát triển
Mò bao lông ký sinh trên nang lông của chó, phát triển qua 4 giai đoạn: trứng - ấu trùng (larva) - tiền nhộng (protonymph) - nhộng (nymph) - trưởng thành. Thời gian này cần 20 - 30 ngày. Trưởng thành có 4 đôi chân. Mỗi chân có 5 đốt. Giai đoạn larva có 3 đôi chân. Theo Nguyễn Văn Thanh và cs. (2011) [14], toàn bộ vòng đời ghẻ mò bao lông đều phát triển trên cơ thể chó. Thời gian phát triển từ trứng đến con ghẻ trưởng thành khoảng hai tuần, tùy thuộc vào điều kiện sống của ghẻ và thời tiết, mùa vụ trong năm. Theo Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [3], mò bao lông phát triển trên da vật chủ. Ấu trùng có ba đôi chân, chắc chắn có ba giai đoạn thiếu 18 trùng. Mò bao lông chịu đựng khá tốt, có thể sống vài ngày ngoài cơ thể vật chủ ở nơi ẩm. Trong điều kiện thực nghiệm sống được 21 ngày trên một miếng da để ở nơi ẩm và lạnh.
* Đặc điểm dịch tễ của Demodex canis gây bệnh trên chó
Nghiên cứu dịch tễ học cho ta cơ sở phòng trị bệnh do Demodex canis có hiệu quả. Sự phát triển và gây bệnh của Demodex canis phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
* Động vật cảm nhiễm
Demodex canis có khả năng gây bệnh trên tất cả các giống chó (Bùi
Theo Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [3], Demodex canis là ký sinh trùng thường thấy trên tất cả các giống chó.
Demodex canis thường không lây nhiễm cho con người nhưng có thể
lây nhiễm cho con chó khác.
* Tuổi cảm nhiễm
Chó ở các độ tuổi khác nhau thì tỷ lệ mắc bệnh do Demodex canis cũng khác nhau. Bệnh do Demodex canis ở chó tăng dần theo lứa tuổi (Bùi Khánh Linh và cs., (2014) [8]).
Mò bao lông Demodex canis lây lan trực tiếp hoặc tiếp xúc. Chó còn non, lông ngắn, gầy yếu dễ cảm nhiễm. Những chó có da non, thường tắm bằng xà phòng có độ kiềm cao càng dễ cảm nhiễm bệnh. Mò cũng thấy trên da con vật khỏe mạnh, đặc biệt là những chó già (Phạm Văn Khuê và Phan Lục, (1996) [3]).
Theo Nayak D.C và cs. (1997) [29] cho biết: chó ở độ tuổi từ 1 đến 2 tuổi có tỷ lệ mắc cao hơn chó lớn hơn 2 tuổi.
Qua kết quả nghiên cứu thực tế của các tác giả, tỷ lệ nhiễm Demodex
canis qua các lứa tuổi ở chó khác nhau. * Mùa vụ
Bệnh do Demodex canis trên chó xảy ra tất cả các mùa trong năm (Bùi Khánh Linh và cs. (2014) [8]).
Theo Chen Y-Z và cs. (2012) [35] cho biết: tỷ lệ Demodex canis theo mùa cho thấy cao nhất là tháng ba và thấp nhất là tháng mười hai.
Theo Fondati A và cs. (2010) [23], Demodex canis đã tồn tại với số lượng nhỏ trên da của hầu hết các con chó khỏe mạnh.
Barriga O. O và cs. (1992) [21] cho biết: chó có hiện tượng suy giảm miễn dịch trước khi có biểu hiện triệu chứng lâm sàng do Demodex canis gây nên.
Khi sức đề kháng của chó giảm rất dễ cảm nhiễm Demodex canis (Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [3]).
Ở nước ta, do điều kiện nóng, ẩm gần như quanh năm nhất là vào mùa hè và mùa thu nên rất nhiều chó ngoại nhập vào Việt Nam thích nghi khí hậu rất kém, do đó chúng rất dễ bị stress, nó ảnh hưởng rất lớn đến sức đề kháng đây là nguyên nhân để Demodex canis phát triển và gây bệnh.
* Đặc điểm bệnh lý và lâm sàng bệnh do Demodex canis trên chó Biểu hiện lâm sàng
Khi nghiên cứu về bệnh lý, lâm sàng, các tác giả đều cho thấy: bệnh thể hiện ở nhiều mức độ từ thể nhẹ đến nặng.
+ Thể nhẹ: xuất hiện các hạt viêm hình tròn đường kính 2 - 10 mm ở một khu vực tách biệt như chó bị rụng lông ở mặt, quanh mắt, hay chân trước, hoặc cả 4 chân.
+ Thể nặng: chó ngứa ngáy nhiều, da viêm đỏ, có mụn mủ, có máu và dịch vàng rỉ ra từ những vùng nhiễm bệnh, lâu ngày chó có mùi rất hôi, cũng có những con chó bị nhiễm trùng kế phát làm thành lớp nhầy màu hơi vàng ở ngoài da, dần dần không đóng vẩy. Chó rụng lông theo vết mò phát triển, giảm ăn, không ngủ được, lâu ngày suy mòn rồi chết.
Theo Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [3] cho biết: có hai dạng bệnh thường gặp. Da dày lên và nhăn nheo xuất hiện vẩy hoặc thể vẩy, lông rụng, da ửng đỏ, cuối cùng thành màu xanh hay màu vàng đỏ. Dạng khác mụn đỏ nhiễm vi khuẩn, thường dạng này xuất hiện trước dạng vẩy, phát triển những mụn nhỏ đường kính vài mm hoặc có thể là những nốt apce, đôi khi gặp cả những ổ hoại tử. Dạng vẩy ít khốc liệt hơn.
Theo Nguyễn Văn Thanh và cs. (2012) [15], triệu chứng thường xuất hiện hai dạng.
- Dạng ghẻ khô: thời kỳ đầu căn bệnh, thấy chó rụng lông trên trán, mí mắt, bốn chân da dày cộm thành mầu đỏ sẫm. Chó bệnh bị ngứa thường đưa chân lên gãi.
- Dạng ghẻ mủ: trên da của chó xuất hiện những mụn mủ sưng mọng, bên trong chứa dịch màu vàng xám. Tại những vùng này da nhăn nheo, lông rụng, lâu ngày chết cùng với dịch viêm bết lại tạo thành các vẩy khô cứng và dày cộm lên. Trường hợp bệnh nặng, toàn thân chó trụi lông và đầy những mụn ghẻ có mủ đặc quánh bên trong, ở những vùng da mỏng như bẹn, bụng, nách xuất hiện những ổ áp xe, khi các ổ ap xe vỡ mủ tự chảy ra ngoài, có mùi hôi tanh khó chịu.
Mueller R.S và cs. (2011) [28] cho biết: ở dạng nhẹ có biểu hiện ban đỏ, mụn trứng cá, trường hợp nặng thì lan rộng khắp cơ thể gây tổn thương, rụng lông, da sần, dạng vẩy, tiết dịch và loét. Tổn thương da thường bắt đầu trên mặt và chân trước sau đó lan rộng ra các cơ quan khác. Đặc biệt nghiêm trọng là kế phát nhiễm khuẩn gây ra những nốt mủ, sưng tấy, làm con chó đau đớn.
Theo Sudan V và cs. (2013) [24], biểu hiện lông rụng, da ban đỏ ngứa, da khô, dày và nhăn nheo và sừng hóa.
* Tác hại gây bệnh của Demodex canis
Mò phát triển rất nhanh ở nang lông và các tuyến bã nhờn của da, cuối cùng làm các tổ chức này bị teo đi, đồng thời gây rối loạn các chức năng hoạt động sinh lý của da. Bên cạnh đó nước bọt và chất thải của mò sinh ra làm cho cơ thể vật nuôi nhiễm độc, ngoài ra mò còn mở đường cho các vi sinh vật sinh mủ xâm nhập.
Theo Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [3], Demodex canis chui vào nang lông và tuyến nhờn gây viêm mãn tính, biều bì phồng lên nhanh, lông rụng, vi khuẩn khác xâm nhập vào, thường là staphylococcus chiếm
chỗ và gây thành nốt mụn mủ hoặc apce. Ký chủ có thể bị nhiễm độc gầy mòn dần rồi chết.
Sakulploy R. and Sangvaranond A. (2010) [32] cho biết: gần đây
Demodex canis gây ra viêm nang lông và nhọt ở chó.
Mueller R.S và cs. (2011) [28] cho biết: trường hợp bị Demodicosis nặng có thể có hạch to, hôn mê và sốt do nhiễm khuẩn da kế phát nặng, con vật đau đớn.
Sudan V và cs. (2013) [34] cho biết: tổn thương da trên mặt, tai, cổ, chân, bụng và lưng, có mùi hôi tanh. Chó đờ đẫn không còn nhanh nhẹn, mệt mỏi, ủ rũ, gầy mặc dù ăn rất nhiều.
Biện pháp điều trị Demodex canis
Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [3] cho biết: do Demodex canis nằm sâu ở tuyến nhờn nang lông, nên khó chữa, cần phát hiện sớm, chữa ngay. Điều trị theo các cách sau:
- Cạo lông xung quanh vùng bị bệnh, bôi lên da dung dịch trypaxin 1% với liều 0,5ml/kg thể trọng, bôi hai làn cách nhau 3 - 5 ngày.
- Dùng Ditrifon 1 - 2% để tắm, ngâm, sát vào nơi ghẻ. - Tiêm Ivermectin 0,2 - 0,4 mg/kg TT, tiêm dưới da.
- Tiêm 0,5 - 1 ml/kg thể trọng thuốc Trypaxin 1% vào dưới da, tiêm 2 - 3 lần, mỗi lần cách 6 ngày, đồng thời tiêm penicillin (khi đã mưng mủ).
Theo Bùi Khánh Linh và cs. (2014) [8], phác đồ điều trị như sau: - Cắt lông, vệ sinh vùng da bị ghẻ.
- Tiêm amoxicillin 1 ml/10 kg TT/ngày và dexamethazone 1 ml/20 kg TT/ngày, tiêm bắp hoặc dưới da, liệu trình 3 - 5 ngày.
- Ketoconazon 1 viên/10 kg TT/ngày, uống 9 ngày đầu. - Sử dụng các loại dầu tắm trị gầu, tắm 2 - 3 lần/tuần.
- Tiêm Dectomax: 0,05 - 0,06 ml/kg TT, tiêm dưới da mỗi tuần 1 lần, trong vòng 4 tuần.
Xét nghiệm và kiểm tra lại sau 4 tuần điều trị.
Singh S.K và cs. (2011) [33] cho biết: ban đầu dùng thuốc Ivermectin liều 50 mg/kg/ngày và sau đó từng bước nâng cao liều bằng 50
μg/kg trong những ngày điều trị đầu tiên cho đến khi khỏi bênh. Một cách khác để tăng dần liều lượng của Ivermectin là để tính toán liều lượng với khối lượng tương ứng, và sau dùng thêm 25% cho (ngày 1 - 2), 50% (ngày
3 - 5), 75% (ngày 6 - 8) và 100% (ngày 9+). Kết hợp dùng kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn kế phát.
Theo Sudan V và cs. (2013) [34], liệu pháp kết hợp, sử dụng các thuốc kháng histamin và thuốc chống nấm, giảm các biểu hiện gãi và dị ứng. Bôi kem dưỡng da dầu ôliu trên vùng bị bệnh giúp tăng sinh tế bào và phục hổi tổn thương nhanh hơn. Griseofulvin và Ivermectin được coi là thuốc được lựa chọn cho các ghẻ gây bệnh.
Gupta Mahesh và cs. (2013) [24] cho biết: một con chó đã được trình bày với thông tin bệnh: ngứa trầm trọng trong 2 - 3 tháng, rụng lông xung quanh mắt, tai và chân sau và được kiểm tra nguyên do D. canis. Con chó đã được điều trị bằng Ivermectin 0.2 mg/kg/tuần, tiêm dưới da tiêm trong 4 tuần, amitraz bôi tại vùng bị bệnh hai lần một tuần trong một tháng và chống histaminics cho một tuần. Thuốc mỡ bôi tại vùng bị bệnh trong 15 ngày và axit béo omega cho một tháng. Sau khi bắt đầu điều trị trong vòng một tuần tình trạng đã được cải thiện và hồi phục hoàn toàn sau 30 ngày điều trị.
Mueller R.S (2004) [27] cho biết: Amitraz (0,025 - 0,06%) tắm mỗi ngày 1 lần liệu trình 7 - 14 ngày và hàng ngày uống Ivermectin 300 μg/kg thể trọng, Milbemycin 2 mg/kg thể trọng và Moxidectin 400 μg/kg thể trọng. Khuyến cáo để điều trị Demodicosis toàn thân ở chó. Ivermectin và
Moxidectin dùng điều trị ngày đầu ở liều thấp hơn và bệnh súc phải theo dõi tác dụng phụ có thể có trong quá trình điều trị.
Johnstone I.P (2002) [26] cho biết: hai mươi ba con chó và ba con mèo bị nhiễm Demodicosis toàn thân và đã được điều trị hàng tuần bằng Doramectin với liều 600 μg/kg thể trọng, tiêm dưới da. Tất cả chó và mèo sau khi được điều trị có biểu hiện thuyên giảm rõ. Thời gian trung bình cho đến khi có kết quả của việc cạo mẫu da đều âm tính là 8 tuần (khoảng từ 5 đến 20 tuần). Mười con chó có biểu hiện tốt sau khi điều trị đầu tiên, năm con không thành công và bảy con cần được điều trị lần thứ hai của Doramectin hoặc được duy trì để thuyên giảm bằng cách tiêm hàng tháng. Thời gian tới khi kết quả xét nghiệm cạo mẫu da là âm tính cho con mèo là
2 - 3 tuần. Tiêm dưới da Doramectin hàng tuần là hữu ích trong việc điều trị
Demodicosis ở chó và mèo. Không có tác dụng phụ toàn thân của thuốc
đã được chứng minh.
Hiện nay thuốc điều trị Demodex đang thịnh hành ở nước ta là Ivermectin và Doramectin, trong đó Doramectin đã và đang được sử dụng để điều trị ký sinh trùng hiệu quả cao.
2.2.3.2. Nấm da
* Phân loại, đặc điểm hình thái và cấu tạo
Theo Tô Minh Châu và cs. (2001) [1], bệnh nấm da bao gồm 4 giống như trong đó có 2 giống quan trọng trong thú y: Microsporum, Trichophyton. Nấm da có thể xâm nhập mọi lớp của da nhưng thường giới hạn ở hai lớp: sừng và vùng mô lân cận như lông, móng. Những nấm này không xâm nhiễm vào lớp dưới da và lớp mô bên dưới da.
+ Giống Microsporum:
Microsporum canis: là bệnh nấm da thường gặp ở chó và mèo, loài nấm
của cơ thể. Bề mặt bệnh tích không có lông được bao trùm bởi những vẩy xám.Trường hợp nặng vùng da bệnh trở nên đỏ, chảy mủ. Khuẩn lạc mọc rất nhanh, bề mặt khuẩn lạc có màu trắng tới màu vàng sẫm, ở giữa có lông tơ. Mặt dưới khuẩn lạc có màu vàng sáng hay màu vàng cam. Loài nấm này thường sinh bào tử lớn, khi trưởng thành chúng có dạng trứng hay con thoi, có mấu gai, bên trong chia thành 6 - 15 vách ngăn.
Microsporum gyseum: loài nấm này thường ký sinh ở chó, ngựa, mèo.
Thường ký sinh ở vùng đầu, cổ, chân. Vùng da bệnh hình tròn, không có lông bề mặt phủ một lớp vùng màu xám khó di chuyển. Mọc tương đối nhanh, bề mặt khuẩn lạc bằng phẳng, có dạng bột. Mặt trên khuẩn lạc màu vàng sậm, mặt dưới có màu nâu cam đến vàng, sinh nhiều bào tử lớn và thô, có dạng hình elip, bên trong chứa 2 - 6 vách ngăn. Loài nấm này thường ký sinh ở những vùng da mịn và lông tơ, có nhiều loài, một số loài không hoặc sinh bào tử rất ít. Bào tử thường có hình điếu thuốc, thành mảng nhẵn, bên trong chia thành 3 - 8 vách ngăn. Bào tử nhỏ hình thành nhiều, có thể dạng đoạn hay tập trung thành từng chùm như chùm nho dọc theo sợi nấm.
+ Giống Trichophyton
Trichophyton mentagrophyte: thường gây bệnh ở loài gặm nhấm, chó, ngựa, thỉnh thoảng gặp trên những thú khác và người, chúng thường phân lập từ da không lông, da mịn. Bệnh tích trong giai đoạn đầu là những nốt sần, mụn nước hay mụn mủ. Sau đó, phát triển thành vẩy cứng màu vàng, trường hợp nặng vết thương đỏ bừng, sưng tấy. Khuẩn lạc có lông tơ, khuẩn lạc nuôi cấy lâu ngày có dạng kem. Mặt dưới biến đổi từ màu trắng sang đến nâu đỏ. Phương pháp để nhận biết khuẩn lạc có dạng hạt là bào tử hình điếu thuốc, vách ngoài rìa mỏng, bên trong chia ra 3 - 7 vách ngăn, kích thước 4 - 8 μm x 20 - 50 μm.
Trichophyton rubrum: là bệnh nấm thường gây bệnh trên chó, trong
mắt bị rụng lông, chân và tai có những đốm tròn không đều. Khi bệnh kéo dài,