VĂN PHÒNG HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ TRONG CÔNG TÁC THAM MƯU, PHỤC VỤ

Một phần của tài liệu ban-tin-TQ-so-45-02 (Trang 26 - 28)

HIỆU QUẢ TRONG CÔNG TÁC THAM MƯU, PHỤC VỤ

Xuân Thủy

Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 và các quy định của Trung ương, ngày 14 tháng 10 năm 2016 Văn phòng HĐND tỉnh Tuyên Quang được thành lập trên cơ sở tách từ Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh với chức năng, nhiệm vụ là cơ quan tham mưu, giúp việc, phục vụ hoạt động của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND và đại biểu HĐND tỉnh.

Với chức năng, nhiệm vụ được giao, thời gian qua, Văn phòng HĐND tỉnh Tuyên Quang đã điều chỉnh, bổ sung các quy chế để ổn định nề nếp, nâng cao chất lượng hoạt động của Văn phòng như: Quy chế làm việc của Văn phòng; Quy chế chi tiêu nội bộ... Trên cơ sở tổ chức bộ máy hoạt động theo các quy chế đã ban hành, Văn phòng đã không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng tham mưu, phục vụ hoạt động của Thường trực HĐND tỉnh, các Ban HĐND tỉnh và đại biểu HĐND tỉnh trên các mặt công tác.

Về tham mưu, phục vụ chuẩn bị, tổ chức các kỳ họp và hội nghị: Văn phòng đã chủ động tham mưu, đề xuất với Thường trực HĐND phối hợp với UBND, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh tổ chức Hội nghị trao đổi thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp, thông báo đến các cơ quan chuyên môn chuẩn bị nội dung trình kỳ họp. Phân công, điều hòa các Ban của HĐND thẩm tra dự thảo nghị quyết, đề án, báo cáo trình tại kỳ họp, đồng thời tổ chức đi khảo sát, giám sát nắm tình hình phục vụ cho báo cáo thẩm tra. Tham mưu cho Thường trực HĐND tỉnh đổi mới hoạt động tiếp xúc cử tri, chủ động xây dựng kế hoạch, tài liệu phục vụ công tác tiếp xúc cử tri, tổng hợp đầy đủ các ý kiến, kiến nghị của cử tri trước kỳ họp gửi UBND tỉnh chuẩn bị nội dung để trả lời. Đôn đốc công tác chuẩn bị các báo cáo, đề án, tờ trình và dự thảo nghị quyết trình kỳ họp và gửi các tài liệu tới HĐND theo luật định. Tích cực nghiên cứu và tham mưu các Ban HĐND tỉnh chuẩn bị tốt các báo cáo giám sát, thẩm tra trình kỳ họp.

Kết thúc kỳ họp, Văn phòng chủ động phối hợp với các Ban của HĐND tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh cùng các cơ quan liên quan hoàn thiện các nghị quyết đúng thể thức, đảm bảo nội dung và thời gian quy định.

Đối với hội nghị giao ban hàng quý giữa Thường

trực HĐND tỉnh với Thường trực HĐND các huyện, thành phố, Văn phòng chủ động tham mưu, đề xuất với Thường trực HĐND tỉnh đổi mới nội dung, ngoài báo cáo thường lệ, Thường trực HĐND tỉnh chọn một chuyên đề liên quan để các đại biểu tham luận, phát biểu, trao đổi kinh nghiệm.

Trong 6 tháng đầu năm 2017, Văn phòng đã tham mưu, phục vụ Thường trực HĐND, các Ban của HĐND tỉnh giám sát các chuyên đề như: Việc thực hiện Luật An toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh từ năm 2012 đến hết năm 2016; việc tổ chức thực hiện Luật Viên chức trên địa bàn tỉnh từ năm 2014 đến năm 2016; việc thực hiện chính sách bảo hiểm y tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số từ năm 2015 đến năm 2017...

Đối với hoạt động giám sát tại kỳ họp, Văn phòng chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh thực hiện quyền giám sát tại kỳ họp như: Các báo cáo, đề án, dự thảo nghị quyết trình kỳ họp; cung cấp thông tin tổng hợp ý kiến chất vấn của đại biểu, chuyển nội dung chất vấn đến các cơ quan có liên quan xem xét trả lời...

Ngoài công tác tham mưu, phục vụ, Văn phòng đã chủ động thực hiện, theo dõi, đôn đốc kết quả giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, đề nghị của công dân đúng quy định của pháp luật không để tồn đọng kéo dài. Công tác tuyên truyền về hoạt động của HĐND tỉnh được coi trọng, Bản tin hoạt động của HĐND tỉnh được duy trì, chất lượng tin bài không ngừng được nâng cao. Tích cực chủ động phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng ở địa phương thực hiện công tác tuyên truyền, phản ánh hoạt động của HĐND tỉnh kịp thời.

Về công tác Hành chính - Tổ chức - Quản trị: Văn phòng đã chủ động lập kế hoạch kinh phí hoạt động của HĐND tỉnh. Quá trình quản lý, sử dụng kinh phí của HĐND tỉnh đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, đúng mục đích, đúng chính sách chế độ theo quy định. Công tác tiếp nhận, xử lý và ban hành văn bản của Văn phòng được thực hiện kịp thời, đầy đủ; hệ thống văn bản được quản lý, sắp xếp khoa học trên phần mềm quản lý mạng nội bộ tạo thuận lợi cho việc xử lý, khai thác khi cần thiết. Công tác tổ chức cán bộ tiếp tục được kiện toàn; việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, công chức được quan tâm.

Trong 6 tháng đầu năm 2017, công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh được các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở quan tâm, chỉ đạo tích cực, có hiệu quả. Nhiều vụ việc phức tạp, tồn đọng về khiếu nại, tố cáo đã được giải quyết theo quy định của pháp luật, nhất là một số vụ việc khiếu kiện phức tạp, tồn đọng, kéo dài đã được UBND tỉnh phối hợp chặt chẽ với Thanh tra Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương xem xét, chỉ đạo để giải quyết dứt điểm theo quy định. Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo đã góp phần tích cực vào việc giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Về công tác tiếp công dân: Trong 6 tháng đầu năm, toàn tỉnh đã tiếp 1.676 lượt công dân với 1.486 người; trong đó, tiếp thường xuyên 1.185 lượt, với 1.025 người; tiếp định kỳ và đột xuất của lãnh đạo 491 lượt, với 461 người. Tại buổi tiếp công dân, các ý kiến của công dân đã được trả lời trực tiếp hoặc hướng dẫn công dân đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết theo quy định. Đơn thư của công dân tiếp nhận thông qua tiếp công dân được tổng hợp, phân loại, chuyển đến cơ quan có thẩm quyền thụ lý, giải quyết theo quy định của pháp luật. Các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân chủ yếu tập trung vào lĩnh vực đất đai (như: Quản lý sử dụng đất, tranh chấp đất đai, bồi thường giải phóng mặt bằng do Nhà nước thu hồi đất, cấp giấy CNQSD đất, chính sách về di dân tái định cư...), chế độ chính sách và một số lĩnh vực khác.

Về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân: Toàn tỉnh tiếp nhận 1.244 đơn thư (khiếu nại: 31; tố cáo: 28; kiến nghị, đề nghị: 1.185). Sau khi phân loại, xử lý theo quy định đã xác định 42 vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan (KN: 15, TC: 27) và 948/1.185 đơn kiến nghị, đề nghị đã được các cấp, các ngành xác minh, xem xét trả lời và hướng dẫn công dân đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.

Tổng số vụ việc thuộc thẩm đã giải quyết xong 29/42 vụ việc (KN: 9/15 vụ việc; TC: 20/27 vụ việc), đạt tỷ lệ 69%. Qua giải quyết khiếu nại, tố cáo đã minh oan cho 05 cá nhân và kiểm điểm trách nhiệm của 03 cá nhân có vi phạm.

Các cấp, các ngành đã triển khai thực hiện 04 cuộc thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo tại 12 đơn vị. Qua thanh tra, kiểm tra hầu hết các đơn vị thực hiện nghiêm túc theo quy

định của pháp luật, đồng thời chấn chỉnh một số đơn vị chưa thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật trong việc tiếp công dân và giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng. Sau thanh tra, các đơn vị có tồn tại đã họp tổ chức rút kinh nghiệm, chỉnh chỉnh theo các kiến nghị trong kết luận thanh tra.

Nhìn chung, cấp ủy, chính quyền và các ngành từ tỉnh đến cơ sở thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; kịp thời quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các văn bản chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Công tác tiếp công dân của các cấp, các ngành được duy trì thực hiện thường xuyên, nghiêm túc, có hiệu quả; nội dung, phương thức tiếp công dân từng bước được đổi mới, đã gắn công tác này với việc chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo của công dân; chú trọng rà soát, chấn chỉnh, khắc phục những sơ hở, thiếu sót, khuyết điểm trong công tác lãnh đạo, quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, nhất là lĩnh vực đất đai, tài nguyên, môi trường, quy hoạch... nhằm hạn chế phát sinh khiếu kiện và không để phát sinh “điểm nóng” phức tạp về khiếu nại, tố cáo.

Với mục tiêu cùng toàn tỉnh giữ vững ổn định tình hình trật tự và an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, nhiệm vụ chủ yếu trong thời gian tới là: Đẩy mạnh, tăng cường công tác thanh tra công vụ và thanh tra trách nhiệm đối với Thủ trưởng các cấp, ngành trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo; tập trung vào những ngành, cấp, cơ quan, đơn vị xảy ra nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo hoặc chất lượng, hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo thấp, không chấp hành chỉ đạo của cấp trên. Xử lý nghiêm minh các đơn vị, tổ chức, cá nhân vi phạm, thiếu trách nhiệm, không hoàn thành nhiệm vụ. Các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố tập trung nắm chắc tình hình khiếu nại, tố cáo, chủ động phát hiện những vụ việc khiếu nại, tố cáo có dấu hiệu ảnh hưởng xấu tới tình hình an ninh, trật tự để giải quyết dứt điểm ngay tại cơ sở, không để phát sinh “điểm nóng”. Xử lý nghiêm các hoạt động lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để kích động nhân dân khiếu kiện, biểu tình đông người, đình công, bạo loạn gây mất trật tự an ninh, chính trị trên địa bàn tỉnh. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn trong công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo./.

1. Xem xét hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho cán bộ không chuyên trách tại cơ sở và hỗ trợ phụ cấp cho trưởng ban thanh tra nhân dân cấp xã.

UBND tỉnh trả lời tại Báo cáo số 64/BC- UBND ngày 11/5/2017

Theo quy định tại điểm b, khoản 7, Điều 1 Nghị quyết số 11/2014/NQ-HĐND ngày 22/7/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh thì người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố được hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế bằng 3% mức lương cơ sở (trừ những trường hợp đang được hưởng chế độ bảo hiểm y tế).

Định mức phân bổ chi cho các hoạt động khối xã, phường, thị trấn hàng năm theo quy định của Hội đồng nhân dân tỉnh đã bao gồm hỗ trợ Ban Thanh tra nhân dân theo quy định tại Thông tư liên tịch số 40/2006/TTLT-BTC-BTTUBTWMTTQVN ngày 20/5/2006. Đối với Trưởng Ban Thanh tra nhân dân cấp xã hiện chưa có quy định của Nhà nước quy định cụ thể về chế độ phụ cấp. Căn cứ quy định hiện hành và điều kiện thực tế của tỉnh, chế độ đối với Trưởng Ban Thanh tra nhân dân cấp xã thực hiện theo quy định tại điểm a, khoản 2, mục II Thông tư liên tịch số 40/2006/TTLT- BTC-BTTUBTWMTTQVN-TLĐLĐVN ngày 12/5/2006 “Chi trả thù lao, chi bồi dưỡng áp dụng theo mức chi do cơ quan có thẩm quyền quyết định thực hiện. Trường hợp chưa có mức chi cụ thể, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã thống nhất với Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã để xem xét, quyết định cho phù hợp và trong phạm vi kinh phí đã được giao cho Ban Thanh tra nhân dân cấp xã”.

2. Nghiên cứu tăng mức phụ cấp cho cán bộ không chuyên trách cấp xã, mức hỗ trợ như hiện nay thấp, cán bộ không yên tâm công tác.

UBND tỉnh trả lời tại Báo cáo số 64/BC- UBND ngày 11/5/2017

Căn cứ Nghị định số 92/2009/NÐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLÐTB&XH ngày 27/5/2010 của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ngày 27/5/2010

hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2009/NÐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lựợng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 10/2012/ NQ-HĐND ngày 19/7/2012 về số lượng, chức danh và chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn; ở thôn, xóm, bản, tổ nhân dân và phụ cấp kiêm nhiệm nhiệm vụ của cán bộ, công chức cấp xã. Theo đó, mức phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố tối đa không quá 1,0 lần mức lương cơ sở. Đối với các chức danh khác ở thôn, tổ dân phố, Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 26/NQ-HĐND ngày 12/12/2013 về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh năm 2014 quy định mức hỗ trợ đối với các chức danh Trưởng Ban Công tác Mặt trận hưởng mức hỗ trợ 120.000 đồng/tháng và chi hội trưởng các chi hội ở thôn, tổ dân phố hưởng mức hỗ trợ 90.000 đồng/tháng.

Thực hiện Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08/4/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NÐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, căn cứ nguồn kinh phí Trung ương khoán và khả năng cân đối ngân sách của tỉnh, Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 11/2014/NQ-HĐND quy định về số lượng, chức danh, chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và ở thôn, tổ dân phố thay thế Nghị quyết số 10/2012/NQ-HĐND ngày 19/7/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh; Nghị quyết số 06/2016/NQ-HĐND ngày 06/12/2016 quy định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2017 và áp dụng cho thời kỳ ổn định ngân sách địa phương giai đoạn 2017-2020. Theo đó, mức phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố và Trưởng Ban công tác Mặt trận, trưởng các chi hội, chi đoàn ở thôn, tổ dân phố đã được điều chỉnh tăng so với quy định tại Nghị quyết số 10/2012/NQ-HĐND ngày 19/7/2012, Nghị quyết số 26/NQ-HĐND ngày 12/12/2013 và phù hợp với điều kiện ngân sách của tỉnh. Cụ thể: Mức phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố được quy định theo loại thôn tối đa bằng 1,05 lần mức lương cơ sở; Trưởng Ban công tác Mặt trận, ở thôn, tổ dân phố hưởng mức hỗ trợ bằng 0,20 lần mức lương cơ sở, trưởng các chi hội, chi đoàn hưởng mức 0,15 lần mức lương cơ sở.

Một phần của tài liệu ban-tin-TQ-so-45-02 (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)