Đánh giá triển vọng, dự báo và đề xuất hàng nông thủy sản tới Bỉ

Một phần của tài liệu Bantinnongsan số 2-2017 (3).pdfb ( Gửi a Triều) (Trang 25 - 26)

Quý I/2017, xuất khẩu hàng nông thủy sản của Việt Nam tới Bỉ ước đạt 115 triệu USD, tăng 77,1% so với quý I/2016.

Việt Nam xuất khẩu ngày càng nhiều qua các cảng biển và cảng hàng không của Bỉ để tới khu vực Châu Âu. Nếu mặt hàng nào đã thành công tại thị trường Bỉ thì sẽ thành công trong thâm nhập thị trường EU nói chung. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc tất cả các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm, kỹ thuật, yêu cầu cao về chất lượng hàng hóa... đều được đặt ra một cách nghiêm khắc.

Để đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông thủy sản tới Bỉ, ngoài việc tăng cường sự hiện diện của sản phẩm thông qua các hội chợ một cách thường xuyên, doanh nghiệp Việt Nam cần chuyển mình một cách mạnh mẽ, từ cạnh tranh về giá sang cạnh tranh về năng suất, chất lượng để giữ được chữ tín trên thị trường Bỉ nói riêng và thị trường Liên minh Châu Âu (EU) nói chung.

Và điều quan trọng là nâng cao chất lượng, Bỉ cũng như các nước EU mặc dù chấp nhận giá rất cao, nhưng cũng có những yêu cầu hết sức khắt khe về chất lượng sản phẩm, kèm theo đó là chế độ hậu mãi và cam kết rõ ràng.

Triển vọng xuất khẩu cà phê - mặt hàng lớn nhất của Việt Nam tới Bỉ: Nằm trong số 10 đối tác nhập khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam, Bỉ sẽ là thị trường đầy tiềm năng để các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam hướng tới. Quan hệ thương mại đang tiến triển rất tốt giữa hai quốc gia cũng là lý do để các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam tăng cường xuất khẩu hơn nữa tới thị trường này. Cà phê Trung Nguyên là một điển hình, được Hiệp hội doanh nghiệp Bỉ giúp đỡ giới thiệu, tìm kiếm một số nhà phân phối thực phẩm hàng đầu ở Bỉ để thiết lập kênh phân phối sản phẩm cà phê Trung Nguyên vào các thị trường Bỉ, Hà Lan, Séc, Hungary... Đồng thời đã ký kết hỗ trợ đào tạo về nhân sự dành cho nhân viên của công ty Trung Nguyên bằng các khóa học đào tạo ngắn hạn tại Bỉ và Việt Nam.

Cà Phê Việt Nam đã có mặt ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Các nước nhập khẩu chính Cà phê của Việt Nam: Đức, Mỹ, Tây Ban Nha, Ý, Nhật Bản, Bỉ, Hàn Quốc, Pháp, Vương quốc Anh và Liên bang Nga. Thứ vàng đen này của Việt Nam đã nhận được sự đón nhận của người tiêu dùng khắp năm châu.

Các thị trường nhập khẩu Cà phê của Việt Nam có xu hướng ngày càng phát triển về sản lượng. Điều này mở ra cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp Cà phê Việt Nam.

Th tr ng sn phm nông nghip

Nhìn chung, Cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới đã có một vị thế quan trọng, tuy nhiên muốn giữ vững và phát triển vị thế của thương hiệu “Made in Vietnam” này đòi hỏi phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa nông dân – doanh nghiệp – nhà nước, trong việc nâng cao sản lượng cũng như chất lượng sản phẩm từ khâu trồng trọt, thu hoạch đến chế chế biến.

Một phần của tài liệu Bantinnongsan số 2-2017 (3).pdfb ( Gửi a Triều) (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)