ThựC ThI và gIẢI QUyếT

Một phần của tài liệu AnnualReport_2014 (Trang 48 - 49)

gIẢI QUyếT khIếU NạI về

Sở hữUCôNg NghIệp CôNg NghIệp

Năm 2014, công tác giải quyết khiếu nại về xác lập quyền SHCN được thực hiện nghiêm túc, thường xuyên hướng đến đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội. Trong xu thế gia tăng không nhỏ các đơn xác lập quyền SHCN, Cục SHTT đã tiếp nhận 1.362 đơn khiếu nại các loại liên quan đến các đối tượng SHCN khác nhau, trong đó khiếu nại về nhãn hiệu là 1.292 đơn, kiểu dáng công nghiệp - 23 đơn, và sáng chế/giải pháp hữu ích - 43/4 đơn. Trong năm 2014, 706 đơn khiếu nại hợp lệ đã được giải quyết. Chất lượng giải quyết đơn khiếu nại ngày càng được cải thiện. Cụ thể, trong tổng số các đơn khiếu nại đã được giải quyết của năm 2014 chỉ có 74 trường hợp người khiếu nại không chấp nhận Quyết định giải quyết khiếu nại của Cục (chiếm 0,86%) và tiếp tục khiếu nại lên Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc khởi kiện ra Tòa Hành chính.

Bên cạnh đó, Cục SHTT nhận được 178 đơn đề nghị chấm dứt hiệu lực và 164 đơn đề nghị hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, trong đó có 86 đơn đề nghị hủy bỏ hiệu lực và 102 đơn đề nghị chấm dứt hiệu lực hợp lệ đã được giải quyết, tăng hơn hai lần so với năm 2013.

Cục SHTT tham gia bằng nhiều hình thức vào các hoạt động thực thi quyền SHTT, cụ thể: - Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ trong khuôn

khổ Ban chỉ đạo 389/TW và hỗ trợ cung cấp ý kiến chuyên môn đối với những vụ bắt giữ và xử lý hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.

- Tham gia các cuộc họp của Hội Chống hàng giả, bảo vệ người tiêu dùng.

- Phối hợp với Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện 8 cuộc thanh tra đối với 8 cơ sở tại tỉnh Bắc Ninh, thành phố Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai về việc thực hiện quy định pháp luật về chỉ dẫn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Để chuẩn

ký nhãn hiệu của các cơ sở dự kiến thanh tra và sao chụp Đăng bạ quốc gia của 500 nhãn hiệu, các hình ảnh được bảo hộ. Qua thanh tra cho thấy, hầu hết các cơ sở đã nhận thức được sự cần thiết phải bảo hộ quyền SHCN (như đối với nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp...). Tuy nhiên, một số cơ sở chưa nhận thức đầy đủ về việc sử dụng chỉ dẫn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp như: không sử dụng chỉ dẫn ® cho nhãn hiệu đã được cấp văn bằng bảo hộ và/hoặc sử dụng nhãn hiệu gắn lên sản phẩm mà không trùng với nhãn hiệu đã được cấp văn bằng bảo hộ nhưng lại gắn chữ ® cho nhãn hiệu được sử dụng. Trong số 8 cơ sở được thanh tra, có 1 cơ sở vi phạm các quy định về chỉ dẫn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và đã bị xử phạt cảnh cáo.

- Phối hợp với các cơ quan thực thi quyền SHTT trong công tác đào tạo cán bộ: Cục SHTT thường xuyên tham gia tập huấn cho các cán bộ thực thi. Chỉ tính riêng năm 2014, Cục SHTT đã phối hợp và tập huấn 19 khóa cho cán bộ của hải quan, quản lý thị trường, thanh tra, Sở Khoa học và Công nghệ, Hội Bảo vệ người tiêu dùng. Bên cạnh đó, Cục SHTT tích cực tham gia các hội nghị về thực thi quyền SHTT, điển hình như Hội nghị quốc tế Interpol về Chống buôn lậu và hàng giả tổ chức tại Hà Nội tháng 11/2014 do Bộ Công an tổ chức. - Cung cấp ý kiến chuyên môn trong lĩnh vực

SHTT để hỗ trợ các cơ quan thực thi quyền SHTT. Cục SHTT cung cấp 123 ý kiến chuyên môn theo đề nghị của các cơ quan thực thi như công an, quản lý thị trường, Sở Khoa học và Công nghệ, hải quan, trong đó 6 ý kiến liên

Giải quyết đơn khiếu nại, hủy bỏ hiệu lực và chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ

1

Công tác phối hợp trong thực thi quyền sở hữu công nghiệp

2

Một phần của tài liệu AnnualReport_2014 (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)