Cử tri huyện Quế Sơn đề nghị:

Một phần của tài liệu BC_57_tra_loi_YKCT_sau_ky_14 (Trang 26 - 29)

+ Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn kiểm tra, đánh giá lại hiệu quả việc cai nghiện tại cơ sở cai nghiện tập trung.

Căn cứ quy định tại Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 30/12/2013 của Chính phủ quy định về chế độ áp dụng biện pháp xử lý đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thì cơ sở Cai nghiện ma tuý Quảng Nam là đơn vị trực thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các ngành Y tế, Công an trên địa bàn tỉnh tổ chức kiểm tra, đánh giá công tác cai nghiện tại Cơ sở cai nghiện ma tuý và báo cáo tình hình, kết quả thực hiện với UBND tỉnh. Theo đó, học viên khi được tiếp nhận vào Cơ sở đều được hỗ trợ cắt cơn giải độc, điều trị, chăm sóc, phục hồi sức khoẻ, hỗ trợ học nghề khi có nhu cầu theo đúng quy trình quy định. Công tác an ninh trật tự được đảm bảo, không có tình trạng gây rối, bạo loạn, thẩm lậu ma tuý vào đơn vị. Học viên sau khi hoàn thành thời gian và quy trình điều trị đối với người cai nghiện

bắt buộc, sức khoẻ, tinh thần đều được cải thiện tốt và được đơn vị kết nối, hỗ trợ trở về với địa phương, gia đình.

Tuy nhiên, nghiện ma tuý là bệnh mãn tính của não bộ nên cần phải được hỗ trợ, can thiệp, ngăn ngừa hành vi tái sử dụng trong thời gian dài, thậm chí là suốt đời. Trong khi đó, các học viên sau khi trở về địa phương, phần lớn đều không được quản lý tốt, không có công ăn, việc làm, bị kỳ thị, xa lánh dẫn đến tình trạng nhiều học viên sớm sử dụng lại ma tuý và tái nghiện.

Để nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện trên địa bàn tỉnh, ngoài việc thực hiện tốt các quy trình hỗ trợ điều trị cho học viên ở Cơ sở cai nghiện ma tuý, còn phải có sự phối hợp, hỗ trợ của chính quyền địa phương nơi cư trú và gia đình của học viên trong việc quản lý sau cai, tiếp tục hỗ trợ tâm lý, tạo điều kiện để có việc làm, có nguồn thu nhập ổn định, sớm hoà nhập với cộng đồng.

Tiếp thu ý kiến cử tri, giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan và địa phương tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác quản lý cai nghiện tại cơ sở cai nghiện tập trung trên địa bàn tỉnh; kịp thời chỉ đạo xử lý những vấn đề phát sinh; định kỳ tổng hợp báo cáo UBND tỉnh theo dõi, chỉ đạo.

+ Giải quyết chế độ chính sách cho các đối tượng thuộc Sư đoàn 33, đã tham gia chiến tranh Bảo vệ Tổ quốc tuy nhiên không được giải quyết chế độ theo quy định tại Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh Bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Camphuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc. Rà soát, cấp lại các loại Huy chương, Huân chương…bị phai màu, hư hỏng.

Về giải quyết chế độ chính sách cho các đối tượng thuộc Sư đoàn 33: Nội

dung cử tri phản ánh chưa cung cấp rõ thông tin như: cá nhân cụ thể, thuộc đơn vị nào của Sư đoàn 33 (Cấp Đại đội, Tiểu đoàn, Trung đoàn) và tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở địa phương nào, thời gian cụ thể nên cơ quan tham mưu (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh) chưa có cơ sở để xem xét, trả lời kiến nghị.

Đề nghị UBND huyện Quế Sơn chỉ đạo hướng dẫn cử tri cung cấp thông tin cụ thể, các vướng mắc trong giải quyết chế độ chính sách cho các đối tượng nêu trên và trực tiếp liên hệ với Hội đồng chính sách xã nơi cư trú hoặc Ban Chỉ huy Quân sự huyện Quế Sơn để xem xét, giải đáp cụ thể theo thẩm quyền. Trường hợp vượt thẩm quyền Ban Chỉ huy Quân sự huyện Quế Sơn tổng hợp, báo cáo Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh để xem xét, giải quyết.

Về đề nghị cấp lại các loại Huân chương, Huy chương… bị phai màu.

Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam đã ban hành Hướng dẫn số 1971/HD-CT ngày 17/11/2013 về cấp phát, cấp đổi, thu hồi hiện vật khen thưởng và cấp bằng Huân, Huy chương Giải phóng trong Quân đội.

Đối tượng, hiện vật khen thưởng cấp đổi:

+ Đối tượng được cấp đổi: Đối với tập thể là những đơn vị trong quân đội. Đối với cá nhân là quân nhân, công nhân viên quốc phòng đã và đang công tác

trong quân đội được Nhà nước khen thưởng.

+ Hiện vật khen thưởng được cấp đổi: Bằng Huân, Huy chương chiến thắng (kháng chiến chống Pháp); Bằng Huân, Huy chương kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; Bằng Huân, Huy chương Chiến sĩ Giải phóng; Bằng Huân chương chiến công thành tích làm nhiệm vụ quốc tế vẻ vang giúp cách mạng Campuchia từ ngày 07/01/1979 đến 30/9/1989 và giúp Lào từ ngày 29/7/1977 đến ngày 31/12/1987 (Theo Quyết định số 998/QĐ-BQP, ngày 01/7/1982 của Bộ Quốc phòng); Huân chương chiến công thành tích làm nhiệm vụ tại tuyến biên giới phía Bắc và Đảo xa từ ngày 07/01/1979 đến 30/8/1991 (Theo Quyết định số 844/QĐ-BQP, ngày 09/6/1984 của Bộ Quốc phòng).

Lộ trình, yêu cầu cấp đổi (chia làm 02 giai đoạn):

+ Từ tháng 6/2014 đến tháng 6/2016: tập trung cấp đổi những trường hợp có bằng gốc đã bị hư hỏng nặng (cũ, rách, nát) không còn sử dụng được hoặc bằng sai nhưng còn thể hiện rõ yếu tố, như: Hình thức khen thưởng; tên đơn vị; đối với cá nhân phải còn thể hiện rõ cấp bậc, học tên, chức vụ, đơn vị; quê quán; nội dung thành tích lập được; số quyết định khen thưởng, ngày tháng năm và người ký quyết định khen thưởng. Riêng bằng sai tên, sai đơn vị phải kèm theo hồ sơ gốc (lý lịch cán bộ, lý lịch quân nhân, lý lịch đảng viên) hoặc các giấy tờ khác có liên quan để làm căn cứ xem xét, cấp đổi.

+ Từ năm 2017 đến năm 2020 cấp đổi đối với các loại bằng gốc đã bị hư hỏng không còn đầy đủ các yếu tố như quy định trên, nhưng phải kèm theo hồ sơ gốc (lý lịch cán bộ, lý lịch quân nhân, lý lịch đảng viên) hoặc các giấy tờ khác có liên quan để làm căn cứ xem xét, cấp đổi.

Như vậy, theo hướng dẫn Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chỉ tiếp nhận cấp đổi các loại bằng Huân, Huy chương của đối tượng được Nhà nước khen thưởng là quân nhân, công nhân viên quốc phòng đã và đang công tác trong Quân đội đến hết năm 2020 nếu đủ điều kiện để cấp đổi.

Đối với những tập thể, cá nhân có bằng Huân, Huy chương bị hư hỏng trước đây chưa biết thông tin nên chưa cấp đổi, UBND tỉnh đề nghị Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tiếp thu ý kiến của các cử tri và đề xuất để Bộ Tư lệnh Quân khu 5 kiến nghị Bộ Quốc phòng, Nhà nước quan tâm, nghiên cứu giải quyết.

- Cử tri thành phố Hội An đề nghị đưa các đối tượng trẻ em Mầm non, học sinh, sinh viên người Hoa ra khỏi diện thụ hưởng theo Nghị quyết số 50/2018/NQ-HĐND ngày 06/12/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam vì hiện nay đời sống kinh tế của bà con người Hoa đã được cải thiện đáng kể.

Theo quy định tại Điều 2 Nghị quyết 50/2018/NQ-HĐND ngày 06/12/2018 của HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ chế độ đối với trẻ Mầm non, học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số, học sinh khuyết tật đang học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2019- 2021 (gọi tắt là Nghị quyết số 50/2018/NQ-HĐND):

1. Trẻ em Mầm non

giáo dục thuộc đối tượng không hưởng chế độ hỗ trợ tiền ăn trưa theo Nghị định số 06/2018/NĐ-CP ngày 05/01/2018 của Chính phủ về quy định chính sách hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ em Mẫu giáo và chính sách đối với giáo viên mầm non.

b) Trẻ em Mầm non là người khuyết tật học hòa nhập tại các cơ sở giáo dục mầm non là con của gia đình không thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo.

2. Học sinh phổ thông (không áp dụng đối với học sinh đang theo học tại các trường Phổ thông Dân tộc nội trú)

a) Học sinh Phổ thông là người dân tộc thiểu số đang theo học tại các cơ sở giáo dục không thuộc đối tượng được hưởng chế độ hỗ trợ tiền ăn theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường Phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn.

b) Học sinh Phổ thông là người khuyết tật con của gia đình không thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo.

3. Học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số đang học Cao đẳng, Trung cấp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh nằm trong diện đăng ký và đã thoát khỏi hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Như vậy, trẻ em Mầm non, học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số đảm bảo điều kiện tại Điều 2 sẽ được hỗ trợ chính sách theo Nghị quyết số 50, mà không phụ thuộc vào thành phần người dân tộc thiểu số, đời sống kinh tế (Theo số liệu thống kê thành phần dân tộc trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, Người Hoa trên địa bàn tỉnh Quảng Nam: 2.201/946.480, chiếm tỷ lệ 0.2%), Người Hoa trên địa bàn thành phố Hội An chiếm 1.614/98.957, chiếm tỷ lệ 1.6% tổng dân số thành phố Hội An) .

Hiện nay, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ được giao rà soát, đánh giá lại tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết HĐND tỉnh trong thời gian qua và đề xuất giải pháp thực hiện trong thời gian đến. Giao Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp thu ý kiến cử tri để tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh về kết quả thực hiện Nghị quyết 50/2018/NQ-HĐND ngày 06/12/2018 của HĐND tỉnh và đề xuất giải pháp thực hiện trong giai đoạn đến đảm bảo phù hợp, hiệu quả.

Một phần của tài liệu BC_57_tra_loi_YKCT_sau_ky_14 (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)