Từ những bảng chính trên, bảng nào gần với số lượng vận động viên nhất thì

Một phần của tài liệu LÝ THUYẾT BÓNG BÀN CÔNG TÁC TỔ CHỨC THI ĐẤU VÀ TRỌNG TÀI BÓNG BÀN (Trang 43 - 53)

gần với số lượng vận động viên nhất thì ta sẽ sử dụng bảng đó và thêm vào hoặc bớt ra theo quyền ưu tiên cho hạt giống. Nếu số long vận động viên ( đội ) lớn hơn số trong bảng sơ đồ thì thêm vào các trận đấu vòng đầu, còn nếu như số vận động viên nhỏ hơn bảng sơ đồ thì bỏ trống vị trí ( hình ) . Vị trí đó cũng chính là vị trí ưu tiên cho hạt giống.

CÔNG TÁC TRỌNG TÀI TRONG MỘT TRẬN ĐẤU:

 Trong thi đấu bóng bàn, tuỳ theo tính chất của từng giải đấu, trận đấu mà ban tổ chức

phân bố số lượng trọng tài và trợ lý trọng tài cho phù hợp với giải đấu đó. Thông thường gồm:

- 1 trọng tài chính.

- 2 trọng tài biên.

- 1 trọng tài báo bảng điểm.

Nhiệm vụ của trọng tài.

Trọng tài chính:

 - Trọng tài chính có trách nhiệm kiểm tra và chấp

thuận dụng cụ thi đấu cũng như các điều kiện thi đấu và báo cáo bất kỳ thiếu sót gì với tổng trọng tài.

 - Tiến hành rút thăm để chọn giao bóng, đở giao bóng và bên đứng.

 - Cho hai đấu thủ chọn bóng để dùng cho cuộc thi đấu.

 - Quyết định xem có thể nới lỏng những yêu cầu của điều luật giao bóng đối với đấu thủ có khuyết tật.

 Giám sát việc giao bóng, đở giao bóng (có đúng thứ tự trong đánh đôi).

 - Quyết định mỗi loạt đánh bóng là một điểm hay là lần đánh lại.

 - Xướng điểm sau khi một điểm được thực hiện.

 - Áp dụng phương pháp đánh khẩn trương khi hết thời gian trận đấu.

 - Bảo đảm tính liên tục của trận đấu.

 - Có biện phápgiải quyết đối với những vi phạm quy định về chỉ đạo và thái độ, tác phong trong thi đấu.

Trợ lý trọng tài:

- Trợ lý trọng tài sẽ quyết định bóng đang

trong cuộc có chạm váo cạnh trên của bàn hay không, phía bàn gần mình nhất.

- Quyết định quả giao bóng phạm luật.

- Quyết định đấu thủ cản bóng.

- Quyết định rằng các điều kiện thi đấu bị xáo trộn ở một chừng mực nào đó có thể ảnh

hưởng tới kết quả của loạt đường bóng đánh qua lại.

Tính các khoảng thời gian khởi động, thi đấu và các lần tạm nghỉ.

- Đếm số lần đở bóng của đấu thủ (cặp đối thủ) khi tiến hành phương pháp đánh khẩn trương.

Khẩu lệnh của trọng tài:

 Trong trận đấu, các trọng tài thường dùng khẩu lệnh và ký hiệu để thông báo cho các đấu thủ và khán giả nắm được diễn biến và tình hình diễn biến của cuộc đấu, trọng tài có thể vừa dùng khẩu lệnh, vừa dùng ký hiệu

Thông thường trong một trận đấu nếu không có vấn đề gì cần làm sáng tỏ thì không nên sử dụng nhiều ký hiệu. Các vấn đề cần làm sáng tỏ cũng nên ngắn gọn để không làm ảnh hưởng đến tính liên tục của trận đấu.

Sau đây là một số ký hiệu trọng tài thường dùng:

- “Được điểm”: Trọng tài giơ bàn tay nắm lại hướng ra ngoài, bàn tay co tự nhiên và cao hơn vai một chút về phía đấu thủ được điểm.

- Bóng chạm lưới hay dừng trận đấu trọng tài đưa cánh tay về phía trước, bàn tay úp, song song với lưới ra ký hiệu “tạm dừng”.

Khi bắt đầu trận đấu, trọng tài đưa bàn tay úp về phía trước người đỡ giao bóng và hô “chuẩn bị”. Khi quan sát thấy người đỡ đã chuẩn bị

xong thì đưa bàn tay ngửa về phía người giao bóng và hô “Giao bóng” (bàn tay duỗi thẳng, lòng bàn ngửa).

- Nếu đấu thủ giao bóng không hợp lệ thì đưa tay về phía đấu thủ đó và hô “giao bóng phạm lỗi” đồng thời ra ký hiệu được điểm cho đấu thủ kia.

 Bóng ra ngoài bên nào thì tay bên đó hất ra sau ra ký hiệu “ra ngoài”, sau đó tay kia ra ký hiệu được điểm.

 - “Đẩy bàn”: Trọng tài đưa hai bàn tay xoè rộng trước ngực, lòng bàn tay hướng về phía bàn di động, làm

động tác đẩy về trước và co lại vài lần.

 - “Đổi bên đứng”: hai tay bắt chéo trước ngực, lòng bàn tay hướng vào trong người.

 - “Trúng cạnh bàn”: ngón tay trỏ chỉ vào bóng chạm bàn (H).

 - “Bóng nảy hai lần”: giơ hai ngón tay (trỏ và giữa) về hướng bóng nẩy hai lần.

Một phần của tài liệu LÝ THUYẾT BÓNG BÀN CÔNG TÁC TỔ CHỨC THI ĐẤU VÀ TRỌNG TÀI BÓNG BÀN (Trang 43 - 53)