GIÓ KHÔ NÓNG

Một phần của tài liệu Phổ biến kiến thức (Trang 27 - 29)

3) Bão mạnh: XTNĐ có Vmax cấp 10-11 (89-117km/h), GG

GIÓ KHÔ NÓNG

Trong khí tượng có hiện tượng gió vượt đèo được gọi là "Fơn" (foehn): từ bên kia núi gió thổi lên (anabatic wind), không khí bị lạnh dần đi rồi ngưng kết nên chút bớt ẩm nhưng cũng thu thêm nhiệt do ngưng kết toả ra, sau khi qua đỉnh gió thổi xuống (katabatic wind) bên này núi, nhiệt độ của nó tăng dần lên do quá trình không khí bị nén đoạn nhiệt, vì vậy đến chân núi bên này gió trở nên khô và nóng hơn. Núi càng cao chênh lệch nhiệt độ càng lớn. (thí dụ với dãy núi cao 3km, nhiệt độ không khí bên kia núi là 10oC, sang chân núi bên này nhiệt độ đã lên tới 18oC, theo Nicholas M. Short, NASA).

Hiện tượng trên mỗi địa phương gọi mỗi tên khác nhau, “phơn” là tên gọi địa phương của thứ gió khô và nóng thổi trong các thung lũng của nước Áo và Thụy sĩ, ở phía bắc dãy núi An-pơ, ở tây nam nước Mỹ là "chinook", ở vùng giữa Alma-Ata và Frunze (Liên xô cũ) là "kastek", ở Việt Nam ta gọi là "gió Lào" (vì thổi từ Lào sang) hay gió tây khô nóng (gió có thể lệch tây). Gió khô nóng cũng là loại thời tiết nguy hiểm.

Gió ẩm, sau khi vượt qua một chướng ngại vật cao (dãy núi cao chẳng hạn) bị biến đổi tính chất, trở nên khô nóng hơn, và biến thành gió “phơn”. Quá trình biến đổi tính chất như trên của gió gọi là quá trình “phơn”.

Vật chướng ngại càng cao thì quá trình “phơn” càng mạnh, ở mỗi miền trên thế giới, gió “phơn” có tên gọi khác nhau (gió Lào ở Việt Nam, gió Chi-nuc ở Mỹ và Canada, gió Xanta Ana ở

Califoocnia…)

Ở nước ta những nơi nào có gió “phơn” thổi?

Nước ta có lắm núi, nhiều đồi, gió thổi qua các miền đồi núi dù cao hay thấp đều biến thanh gió “phơn” cả.

Đặc biệt ở một số miền núi, có những loại gió “phơn” nổi tiếng mà chúng ta đều biết, như gió Than uyên thổi xuống cánh đồng Mường Than (huyện Than Uyên tỉnh Nghĩa Lộ, Tây Bắc), gió Ô quy hồ ở vùng Sapa. Nhưng điển hình nhất là gió Lào thổi trong một vùng rộng lớn về mùa hè từ Nghệ An đến cực Nam Trung bộ.

Nguồn gốc của gió Lào là gì?

Nguồn gốc của gió Lào chính là gió mùa mùa hè, mà thực chất là khối khí Ben-gan. Sau khi thổi qua lãnh thổ Campuchia và Lào, gió đã mất đi một phần hơi ẩm. Gặp dãy Trường Sơn, không khí bị đẩy lên cao và bị lạnh nên hầu hết hơi ẩm đều bị ngưng lại thành mưa trút xuống bên sườn phía Tây của dãy núi. Khi gió thổi sang bên sườn núi phía Việt Nam, gió trở nên khô và nóng, tức là “gió Lào”.

Nhưng động lực chủ yếu sinh ra gió Lào là vùng áp thấp thường hình thành ở miền Hoa nam, có khi trung tâm áp thấp nằm ngay ở đồng bằng Bắc bộ. Vùng áp thấp có tác dụng “gọi gió” hay “hút gió” vượt qua dẫy Trường Sơn. Vùng áp thấp này càng sâu thì gió Lào càng thổi mạnh, và có trường hợp

tỏa rộng ra Bắc bộ, lên tới vùng Việt Bắc.

Trước khi gió Lào thổi thường có triệu chứng gì báo trước?

Trước khi gió Lào thổi, bầu trời thường trong xanh, gió yếu hay lặng gió. Trên nền trời chỉ có một vài vệt mây li ti. Chân trời phía Tây thường có mù khô màu vàng da cam, khí quyển rất trong có thể nhìn thấy một thứ nóng làm cho da mặt hầm hập như trong cơn sốt nhẹ. Tiết trời rất khô. Đó là bối cảnh báo trước sau một thời gian ngắn sẽ có gió Lào.

Đồng thời, nếu theo dõi diễn biến của các yếu tố khí tượng sẽ thấy như sau:

- Gió đổi hướng, yếu dần, rồi quay ngược chiều kim đồng hồ, chứng tỏ có vùng áp thấp đang ngự trị.

- Khí áp liên tục giảm xuống, khi nào mức giảm lớn nhất thì gió Lào sẽ thổi mạnh nhất. - Tầm nhìn xa rất tốt.

Mùa gió Lào xảy ra vào thời gian nào?

Theo quy luật, ở miền Trung bộ, mùa gió Lào thường bắt đầu từ hạ tuần tháng 4 đến trung tuần tháng 9, trong đó gió Lào thổi nhiều nhất vào tháng 6 và tháng 7, mỗi tháng trung bình có 7-10 ngày, trong đó 2-4 ngày gió Lào thổi mạnh. Gió Lào thường thổi thành từng đợt, đợt ngắn từ 2 đến 3 ngày, có đợt từ 10 đến 15 ngày, có đợt kéo dài tới 20-21 ngày.

Gió Lào là một dạng thời tiết đặc biệt về mùa hè ở Trung Bộ Việt Nam. Gió Lào thổi theo hướng Tây nam. Trong một ngày, gió Lào thường bắt đầu thổi từ 8-9 giờ sang cho đến chiều tối, thổi mạnh nhất từ khoảng gần giữa trưa đến xế chiều. Có khi gió Lào thổi liên tục suốt cả ngày đêm, có đợt kéo dài trong 10 ngày đêm liền. Khi có gió Lào thổi, nhiệt độ cao nhất trong ngày thường vượt quá 37oC và độ ẩm nhất trong ngày thường giảm xuống dưới 50%. Gió tây thổi từ tây qua đông dãy Trường Sơn gây ra gió khô nóng chủ yếu ở khu vực miền Trung nước ta, thường xảy ra vào tháng 4, 5 và 6 hàng năm, thành từng đợt, kéo dài trong nhiều ngày. Thời tiết trong những ngày này rất khô, độ ẩm có khi xuống 30%, và nóng, nhiệt độ có khi lên tới 43oC, bầu trời không một gợn mây, trời nắng chói chang, gió lại thổi đều đều như quạt lửa, cây cỏ héo khô, ao hồ cạn kiệt, con người và gia súc bị ngột ngạt, rất dễ sinh hoả hoạn. Các nơi khác ở nước ta cũng có gió khô nóng, song mức độ thấp hơn so với Trung bộ, nên để định lượng hoá hiện tượng gió khô nóng các nhà khí tượng nước ta đưa ra chỉ tiêu: ngày có nhiệt độ > 35oC, độ ẩm < = 55% được xem là ngày có gió khô nóng.

HẠN

Hạn là hiện tượng thời tiết khô không bình thường ở một khu vực do trong một thời gian dài không có mưa hay mưa không đáng kể. Song hạn không phải là hiện tượng thuần tuý vật lý, mà có sự tác động qua lại giữa nước tự nhiên với nhu cầu sử dụng nước của con người, vì thế định nghĩa chính xác về hạn là vấn đề phức tạp do phải cân nhắc rất nhiều mặt trong sự tương tác đó.

Nói chung người ta chấp nhận 3 định nghĩa sau đây về hạn:

1) Hạn khí tượng: là một thời kỳ dài mưa ít hơn trung bình nhiều năm.

Điều này xảy ra ngay cả khi mưa ở mức trung bình, nhưng lại do điều kiện đất hay kỹ thuật canh tác đòi hỏi tăng lên.

3) Hạn thuỷ văn: là khi nước dự trữ có thể dùng được trong các nguồn như tầng ngầm, sông ngòi, hồ chứa tụt xuống mức thấp hơn trung bình thống kê. Điều này cũng có thể xảy ra ngay cả khi mưa trung bình, nhưng sử dụng nước tăng lên, làm thu hẹp mức dự trữ nước.

Về thuật ngữ thì nói "hạn" hay "hạn hán"? Tiếng Trung là "can hạn" hay "hạn" (âm Hán-Việt) nghĩa là "khô hạn" hay "hạn". Như vậy thuật ngữ "hạn" tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán, nên nói "hạn" hay "hạn hán" đều như nhau.

Hạn là hiện tượng có hại, có khi dẫn đến thảm hoạ như đã từng xảy ra ở một số nước Châu Phi. Ở nước ta hạn xảy ra ở cả 3 miền, nhưng miền trung hạn nặng nhất, nhiều vùng đang có nguy cơ sa mạc hoá. Hãy bảo vệ rừng và sử dụng tài nguyên nước hợp lý !

Một phần của tài liệu Phổ biến kiến thức (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w