gia đình và những người gây bạo lực tiếp cận với những dịch vụ hỗ trợ tại địa phương.
Hiện tại, một số địa bàn như Cao Phong, Thành phố Hoà Bình… đã có những văn phòng trợ giúp pháp lí nhưng những người bị BLGĐ cũng như những người có nguy cơ bị BLGĐ chưa biết hoặc chưa muốn sử dụng. Tại các địa bàn khảo sát khác, hầu như chưa có dịch vụ hỗ trợ nào tại địa phương. Người bị BLGĐ chưa tự nhận thức được một cách đúng đắn về tình trạng bạo lực của mình và gia đình. Sự cam chịu và im lặng của họ trong việc chấp nhận sống chung với BLGĐ là nguyên nhân khiến BLGĐ chưa được giải quyết hiệu quả. Vì vậy, họ cần có những địa chỉ hỗ trợ toàn diện về mặt tâm lý, tinh thần và chăm sóc sức khỏe. Bên cạnh đó, những người gây bạo lực cũng gặp khó khăn trong cách giải quyết mâu thuẫn gia đình và vượt qua những ức chế tâm lý. Bản thân những người gây bạo lực tại địa phương cũng cần có được sự hỗ trợ về những kiến thức, kỹ năng cần thiết.
• Thành lập và duy trì hoạt động các Câu lạc bộ
dành cho những người bị bạo lực gia đình tại các xã và thị trấn.
Trên cơ sở một số Câu lạc bộ hiện có, cần thành lập thêm các câu lạc bộ dành riêng cho những người bị bạo lực và có nguy cơ bị bạo lực gia đình tại các xã, thị trấn. Loại hình Câu lạc bộ mới này sẽ khắc phục những hạn chế của các Câu lạc bộ trước đây về phương pháp và nội dung sinh hoạt. Câu lạc bộ chính là nơi an toàn, tin cậy để các chị em cùng hoàn cảnh có được sự tự tin, có thêm sức mạnh để nói ra câu chuyện bạo lực và tìm hướng giải quyết. Các câu lạc bộ nên do Hội Phụ nữ phụ trách vì
cán bộ hội là những người gần gũi, sâu sát với đời sống chị em tại thôn bản. Khi các cán bộ hội được nâng cao kiến thức và kỹ năng trong điều hành Câu lạc bộ thì chính họ là người đảm nhiệm tốt nhất vai trò này tại địa phương.
• Cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe y
tế, tư vấn tâm lý, tư vấn pháp luật cho những người bị bạo lực gia đình và những người gây bạo lực.
Như trên đã nói, cả người gây bạo lực và người bị bạo lực đều cần nhận được sự hỗ trợ toàn diện. Các dịch vụ hỗ trợ về chăm sóc y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật đóng vai trò như quy trình phối hợp đồng bộ giúp các đối tượng giải quyết những khó khăn của bản thân. Thông thường khi bị BLGĐ, những nạn nhân bị tổn thương thể chất có xu hướng đến với các cơ sở y tế xã trước tiên. Ngoài việc chữa trị và chăm sóc sức khỏe thể chất, các nhân viên y tế cần nhận diện và sàng lọc bệnh nhân là nạn nhân của BLGĐ để giới thiệu họ tới các phòng tư vấn tâm lý và pháp luật tại địa phương. Từ đó, các tư vấn viên có thể căn cứ vào từng trường họp cụ thể để tư vấn, giới thiệu đến các địa chỉ hỗ trợ phù hợp. Đối với những người gây bạo lực, cách thức tiếp cận và hỗ trợ có một số điểm khác biệt. Các tư vấn viên cần linh hoạt và chủ động hơn
nhằm giúp người gây bạo lực vượt qua những rào cản về tâm lý, quan niệm xã hội truyền thống để họ tích cực hợp tác trong việc giải quyết các vấn đề của họ. Theo kết quả khảo sát, phòng tư vấn nên đặt ở mỗi xã để người dân dễ dàng tiếp cận dịch vụ này. Các tư vấn viên cũng như các nhân viên phục vu tại các cơ sở này cũng cần được đào tạo về kĩ năng, nghiệp vụ.
• Thành lập và duy trì hoạt động các Câu lạc bộ
dành cho nam giới, Câu lạc bộ trẻ, Câu lạc bộ liên gia…trong phòng chống bạo lực gia đình.
Theo một số tài liệu nghiên cứu trên thế giới, tác động vào nam giới là cách tiếp cận mới hết sức hiệu quả trong phòng chống BLGĐ. Hầu hết các đối tượng tham gia khảo sát đều ủng hộ cho việc thu hút nam giới tham gia tích cực vào các hoạt động phòng chống BLGĐ tại địa phương. Điều đó được thể hiện qua mô hình sinh hoạt các Câu lạc bộ dành riêng cho những người gây bạo lực và nam thiếu niên với tên gọi mang tính tích cực như: Câu lạc bộ nam nông dân, Câu lạc bộ Vì hạnh phúc gia đình, Câu lạc bộ liên gia... Cũng như những Câu lạc bộ dành cho nạn nhân của BLGĐ, các câu lạc bộ này cũng cần có phương pháp, nội dung sinh hoạt phù hợp, hấp dẫn và thiết thực với người dân địa phương..