GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

Một phần của tài liệu document-1_101 (Trang 35 - 38)

1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, Chính quyền, sự phối hợp của MTTQ và các tổ chức chính trị xã hội và sự tham gia của sự phối hợp của MTTQ và các tổ chức chính trị xã hội và sự tham gia của các tầng lớp Nhân dân trong việc bảo tồn và phát huybản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc

Tiếp tục quán triệt, tuyên truyền thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; nâng cao nhận thức, phát huy vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, Chính quyền, các ngành, đoàn thể và Nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp các dân tộc gắn với phát triển du lịch.

Nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước về bảo tồn di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch; tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư, khai thác, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống. Thực hiện có hiệu quả phân cấp quản lý di tích, danh lam, thắng cảnh, xây dựng mô hình tổ chức, hoạt động của các ban quản lý di tích, điểm du lịch phù hợp với quy mô, tính chất loại hình, tình hình và điều kiện thực tế ở địa phương. Đưa mục tiêu, nhiệm vụ bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp các dân tộc gắn với phát triển du lịch vào chương trình hành động, kế hoạch thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội hằng năm của các địa phương, đơn vị.

Tăng cường sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, nghề nghiệp và các cơ quan thông tấn báo chí trong tuyên truyền, quảng bá về bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc gắn với phát triển du lịch của tỉnh.

2. Tăng cường nghiên cứu, sưu tầm, phục dựng, lưu giữ, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống huy các giá trị văn hóa truyền thống

Ưu tiên triển khai các đề tài khoa học nghiên cứu, bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp các dân tộc. Thực hiện tốt công tác kiểm kê, lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa vật thể, phi vật thể tại địa phương thông qua việc tư liệu hóa, vật thể hóa di sản văn hóa nhằm nhận diện và xác định giá trị của từng loại di sản văn hóa trong cộng đồng trên cơ sở đó đề xuất phương án bảo tồn, phát huy một cách hiệu quả.

Quan tâm ứng dụng khoa học, công nghệ để nghiên cứu, sưu tầm, tư liệu hóa các loại hình di sản văn hóa phi vật thể, đặc biệt là các loại hình có nguy cơ mai một; nghiên cứu, biên soạn, giới thiệu các loại hình di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của tỉnh. Thực hành bảo tồn các di sản văn hóa phi vật thể ngay chính trong đời sống cộng đồng; phát huy vai trò của các quy ước, hương ước trong bảo tồn các giá trị văn hóa.

Tổ chức phục dựng, trình diễn, truyền dạy, sáng tạo, phổ biến văn hóa truyền thống trong cộng đồng, gia đình, trường học. Phục hồi và nâng cao một số lễ hội tiêu biểu để có thể tổ chức định kỳ hằng năm... Xây dựng các đội văn nghệ truyền thống thôn bản, câu lạc bộ văn nghệ dân gian cấp xã.

Lựa chọn phục dựng không gian văn hóa dân tộc tiêu biểu ở các bản, các chợ phiên nhằm bảo lưu, trao truyền các loại hình văn hóa truyền thống như: Nhà ở, nghề thủ công, ẩm thực, các loại hình dân ca, dân vũ, lễ hội… tạo ra các sản phẩm văn hóa đáp ứng nhu cầu du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa,…

Khuyến khích đội ngũ nghệ nhân trao truyền bí quyết, kiến thức di sản văn hoá phi vật thể cho thế hệ trẻ; quan tâm việc truyền dạy các giá trị văn hóa đặc sắc trong các nhà trường. Khuyến khích các tầng lớp Nhân dân sáng tạo và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp; đấu tranh phòng, chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa phẩm độc hại, mê tín dị đoan, bài trừ các hủ tục lạc hậu.

3. Sử dụng các giá trị văn hóa đặc sắc để phát triển du lịch

Lựa chọn, có định hướng cụ thể đối với việc sử dụng giá trị văn hóa đặc sắc, tốt đẹp các dân tộc trong phát triển du lịch, đảm bảo phù hợp với thực tiễn địa phương. Tiếp tục tổ chức các hoạt động lớn như ngày hội văn hóa thể thao các dân tộc, liên hoan ca múa nhạc dân gian, triển lãm văn hóa dân tộc gắn với thực hiện tốt công tác giới thiệu, quảng bá các bản sắc văn hóa đặc trưng, tiêu biểu của từng dân tộc, địa phương đến với du khách, bạn bè trong và ngoài nước.

Có cơ chế, nguồn lực để sử dụng, phát huy giá trị văn hóa tốt đẹp của các dân tộc vào du lịch cộng đồng, tạo thành các sản phẩm du lịch văn hóa đặc sắc; ưu tiên thực hiện đối với một số điểm du lịch cộng đồng có điều kiện, lợi thế, tiêu biểu của tỉnh.

Thực hiện xây dựng quy hoạch chi tiết các điểm du lịch cộng đồng. Lựa chọn các bản, các điểm cộng đồng dân cư có các sản phẩm văn hóa truyền thống đặc sắc để phát triển du lịch.

Xây dựng cơ chế, nội dung hợp tác và phối hợp để triển khai hoạt động ngoại giao với các nước trong khu vực và các tỉnh, thành trong cả nước trên các lĩnh vực;

trao đổi và phổ biến sâu rộng giá trị văn hóa của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn, cũng như các hoạt động văn hoá, nghệ thuật gắn với quảng bá du lịch và xúc tiến thương mại, hợp tác đầu tư,…Tạo mọi điều kiện để các nghệ nhân, chủ thể văn hóa, các cơ quan, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp có nhiều cơ hội giao lưu, quảng bá văn hóa truyền thống.

4. Hoàn thiện cơ chế, chính sách; tập trung các nguồn lực cho bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc

Nghiên cứu ban hành các chính sách đầu tư, nâng cấp các thiết chế văn hóa ở cơ sở, thiết chế du lịch; chính sách hỗ trợ, đãi ngộ các nghệ nhân, người nắm giữ và thực hành di sản trong nghiên cứu, sưu tầm, thực hành truyền dạy; hỗ trợ hoạt động đội văn nghệ quần chúng; chính sách khuyến khích các hoạt động hợp tác, liên kết trong bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc tốt đẹp các dân tộc... Đẩy mạnh các chương trình xúc tiến, kêu gọi đầu tư, tăng cường liên kết với các tỉnh trong khu vực, các tỉnh, thành có thị trường khách du lịch lớn.

Huy động mọi nguồn lực cho bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp các dân tộc gắn với phát triển du lịch. Bố trí nguồn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước tương xứng với tiềm năng, lợi thế của từng địa phương; đồng thời, lồng ghép phù hợp với các nguồn vốn thực hiện các chương trình, dự án, các cuộc vận động khác. Đẩy mạnh xã hội hóa nhằm huy động các nguồn lực hỗ trợ cho sưu tầm, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc.

5. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực

Củng cố, kiện toàn tổ chức đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về văn hóa, du lịch phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh; quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác nghiên cứu, sưu tầm,... về giá trị văn hóa các dân tộc tại địa phương có chuyên môn, nghiệp vụ.

Xây dựng đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ trong các dân tộc thiểu số. Ưu tiên đào tạo, tập huấn, nâng cao kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ văn hóa cấp cơ sở; nâng cao chất lượng đội ngũ lao động trong lĩnh vực du lịch văn hóa, cộng đồng;tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn cách làm du lịch văn hóa cho người dân bản địa ở các điểm du lịch.

Chú trọng phát hiện, xét duyệt, đề nghị Nhà nước công nhận danh hiệu nghệ nhân ưu tú, nghệ nhân Nhân dân về văn hóa dân gian trong cộng đồng các dân tộc; phát huy vai trò các nghệ nhân, người có uy tín trong cộng đồng.

6. Tăng cường liên kết, hợp tác trong bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc và phát triển du lịch. truyền thống tốt đẹp của các dân tộc và phát triển du lịch.

Phối hợp với Đài Phát thanh, Truyền hình Trung ương và các địa phương để quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào các dân tộc, những tiềm năng du lịch của Lai Châu.

Tiếp tục tổ chức các sự kiện văn hóa, du lịch, các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu các giá trị văn hóa đặc sắc của các dân tộc Lai Châu, các sản phẩm du lịch văn hóa tại các trung tâm kinh tế, văn hóa, du lịch lớn trong nước.

Một phần của tài liệu document-1_101 (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)