Về phát triển văn hoá xã hộ

Một phần của tài liệu Dự thảo BCCT Tỉnh khóa 12 (Trang 35 - 38)

V. MỘT SỐ NHIỆM VỤ, NHÓM GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

2. Về phát triển văn hoá xã hộ

2.1. Quán triệt, vận dụng sáng tạo các nghị quyết của Trung ương về giáo dục - đào tạo; thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục; chú dục - đào tạo; thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục; chú trọng đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao

Nâng cao chất lƣợng giáo dục và đào tạo các ngành học, bậc học theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (Khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Thực hiện tốt quy hoạch mạng lƣới trƣờng, lớp gắn với quy hoạch tổng thể của tỉnh và đề án sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo tinh gọn, hiệu quả, phù hợp với điều kiện từng địa phƣơng. Bố trí đủ nguồn ngân sách để đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất trƣờng, lớp, nhà công vụ cho giáo viên theo hƣớng kiên cố hóa và xây dựng trƣờng chuẩn quốc gia theo lộ trình. Trang bị đồ dùng, thiết bị dạy học cho các cơ sở giáo dục; xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu triển khai đổi mới chƣơng trình, sách giáo khoa theo quy định; xây dựng và thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập. Huy động tối đa trẻ em trong độ tuổi ra lớp, thực hiện tốt việc duy trì sĩ số học sinh ở các cấp học. Duy trì và nâng cao chất lƣợng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

Đẩy mạnh thực hiện đổi mới cơ chế tài chính, công tác xã hội hóa giáo dục và đào tạo. Tăng cƣờng tự chủ cho cơ sở giáo dục, ƣu tiên ngân sách đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị theo hƣớng chuẩn hóa và nâng cao chất lƣợng giáo dục và đào tạo.

2.2. Tập trung nguồn lực phát triển lĩnh vực y tế, đảm bảo thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống y tế theo hƣớng công bằng, hiệu quả, phát triển và phù hợp với điều kiện của tỉnh. Phát triển hệ thống cảnh báo sớm, đáp ứng nhanh, chủ động giám sát dịch tễ không để dịch lớn xảy ra. Tăng cƣờng sự phối hợp liên ngành trong phòng chống dịch bệnh. Triển khai tốt và có hiệu quả các dự án của chƣơng trình mục tiêu Y tế - Dân số, tăng cƣờng công tác tuyên truyền về bảo hiểm y tế.

Từng bƣớc xây dựng đội ngũ cán bộ y tế các tuyến đủ về số lƣợng, chất lƣợng đáp ứng yêu cầu cả về y đức và chuyên môn. Tăng cƣờng đào tạo, luân phiên cán bộ y tế, chuyển giao kỹ thuật. Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ, nâng cao y đức; xây dựng bệnh viện xanh - sạch - đẹp, an toàn, văn minh, hƣớng tới thực hiện chăm sóc toàn diện ngƣời bệnh.

Tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong khám chữa bệnh. Tiếp tục phát triển có hiệu quả mạng lƣới bệnh viện vệ tinh. Từng bƣớc phát triển hệ thống khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng hoàn chỉnh từ tỉnh đến huyện. Phát triển y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại trong phòng bệnh, khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng, nâng cao sức khoẻ. Đẩy mạnh thực hiện cơ chế tự chủ đối với các cơ sở y tế công lập. Huy động các nguồn vốn đầu tƣ hoàn thành dự án Bệnh viện y dƣợc cổ truyền của tỉnh.

2.3. Nâng cao chất lượng, đa dạng hoá loại hình hoạt động của lĩnh vực báo chí, phát thanh truyền hình, thông tin truyền thông báo chí, phát thanh truyền hình, thông tin truyền thông

Tăng cƣờng sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp đối với hoạt động truyền thanh cơ sở. Tiếp tục quan tâm đầu tƣ cho hệ thống đài truyền thanh các xã, phƣờng, thị trấn hoạt động đạt hiệu quả. Thực hiện tốt quy hoạch phát triển báo chí trên địa bàn tỉnh.

Hoàn thành xây dựng nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp tỉnh (LGSP). Cải thiện, nâng cấp hệ thống một cửa điện tử, một cửa điện tử liên thông và dịch vụ công trực tuyến mức độ cao theo hƣớng lấy ngƣời dùng làm trung tâm, kết nối đƣợc với các hệ thống khác. Xây dựng, hoàn thiện các cơ sở dữ liệu (CSDL) chuyên ngành. Thực hiện chuẩn hóa quy trình xử lý dịch vụ công trực tuyến theo nguyên tắc lấy ngƣời dùng làm trung tâm, không yêu cầu ngƣời dân, doanh nghiệp cung cấp các văn bản, tài liệu nhiều lần khi đã có trong CSDL.

Đẩy mạnh tuyên truyền và thực hiện các giải pháp xây dựng chính quyền điện tử, đảm bảo an toàn thông tin, an ninh mạng. Chủ động sử dụng và tuyên truyền, hỗ trợ ngƣời dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến.

2.4. Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc; bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh; thực hiện các chỉ tiêu phát triển văn trị di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh; thực hiện các chỉ tiêu phát triển văn hóa nông thôn; phát triển các môn thể thao có thế mạnh, giữ gìn và phát triển các môn thể thao dân tộc truyền thống; đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa - thể thao

Thực hiện tốt các nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc Bắc Kạn. Hỗ trợ đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc gắn với phát triển du lịch bền vững tại địa phƣơng.

Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án lập hồ sơ khoa học xếp hạng di tích trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2019 - 2025; thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị của di tích. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ, khai thác và phát huy giá trị di tích danh thắng, di tích lịch sử văn hóa.

Phát triển thể dục, thể thao quần chúng. Thực hiện quy hoạch, xây dựng sân vận động của tỉnh và bảo đảm cơ sở vật chất phục vụ thể dục thể thao cho nhân dân tập luyện TDTT thƣờng xuyên. Thực hiện tốt công tác xã hội hoá các hoạt động thể dục thể thao.

2.5. Thực hiện có hiệu quả các chính sách giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, an sinh xã hội và chế độ, chính sách đối với đối tượng người có quyết việc làm, an sinh xã hội và chế độ, chính sách đối với đối tượng người có công với cách mạng

Tiếp tục triển khai có hiệu quả các chƣơng trình, dự án, chính sách hỗ trợ giảm nghèo. Trong đó, tập trung ƣu tiên nguồn lực đầu tƣ cho các địa bàn khó khăn, còn nhiều hộ nghèo đƣợc tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản về y tế, giáo dục, nhà ở, nƣớc sạch, thông tin và hạ tầng thiết yếu khác.

Đẩy mạnh giải quyết việc làm thông qua các chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội; ƣu tiên hỗ trợ tạo việc làm cho nhóm lao động yếu thế; quan tâm việc xuất khẩu lao động.

Đổi mới phƣơng thức và nâng cao hiệu quả giáo dục nghề nghiệp theo cơ chế thị trƣờng, gắn với nhu cầu xã hội. Đẩy mạnh công tác phân luồng sau trung học cơ sở và trung học phổ thông; xây dựng hệ thống dự báo nhu cầu đào tạo nghề chính xác, kịp thời, xác định rõ cơ cấu nghề đào tạo, cơ cấu trình độ nghề. Tăng cƣờng gắn kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp, huy động các doanh nghiệp tham gia dạy nghề; đồng thời có chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho doanh nghiệp.

Tổ chức thực hiện tốt các chế độ chính sách về trợ giúp xã hội. Chủ động ứng phó với tình hình diễn biến phức tạp của thiên tai, thời tiết cực đoan nhằm bảo đảm an sinh xã hội cho ngƣời dân trong mọi điều kiện; hỗ trợ đột xuất, bảo đảm ngƣời dân bị thiệt hại khi gặp rủi ro, thiên tai đƣợc hỗ trợ kịp thời để ổn định cuộc sống.

Thƣờng xuyên chăm lo kịp thời các chế độ chính sách của Đảng, Nhà nƣớc đối với ngƣời có công với cách mạng. Tập trung xử lý dứt điểm các trƣờng hợp vƣớng mắc đối với ngƣời có công.

2.6. Thực hiện tốt các chính sách về dân tộc, tôn giáo

Thực hiện tốt các chƣơng trình, dự án, các chính sách dân tộc. Chủ động huy động, lồng ghép các nguồn lực đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nâng cao mức sống, mức hƣởng thụ của đồng bào dân tộc. Tập trung giải quyết dứt điểm các vấn đề bức xúc nhƣ thiếu đất ở, nƣớc sinh hoạt, xoá nhà ở tạm; đƣa tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất. Thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng, sử dụng, luân chuyển, đãi ngộ cán bộ là ngƣời dân tộc thiểu số.

Tạo điều kiện, hƣớng dẫn cho các tổ chức tôn giáo hoạt động theo pháp luật. Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về tôn giáo, cảnh giác trƣớc các âm mƣu và xử lý nghiêm các phần tử lợi dụng tôn giáo để chống phá chính quyền, kích động, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm mất ổn định chính trị; phát huy vai trò, uy tín của các chức sắc, chức việc, già làng, ngƣời có uy tín trong cộng đồng; xây dựng lực lƣợng cốt cán trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào có đạo.

Một phần của tài liệu Dự thảo BCCT Tỉnh khóa 12 (Trang 35 - 38)