Phát triển các yếu tố trong tam giác ASK: thái độ kỹ năng kiếnthức

Một phần của tài liệu Chứng minh sức lao động là một hàng hóa đặc biệt từ đó liên hệ đến việc học tập của bản thân (Trang 28 - 33)

3. Những yếu tố giúp sinh viên có thể dễ dàng gia nhập thị trường lao động sau kh

3.2. Phát triển các yếu tố trong tam giác ASK: thái độ kỹ năng kiếnthức

ASK (viết tắt của Attitude - Skill - Knowledge) là mô hình tiêu chuẩn nghề nghiệp được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới. Từ những ý tưởng nền tảng của Benjamin Bloom (1956), hiện nay ASK này đã được chuẩn hoá thành một mô hình đánh giá năng lực nhân sự đầy đủ, gồm 3 nhóm chính:

Knowledge — Kiến thức: là những năng lực về thu thập tin dữ liệu, năng lực hiểu các vấn đề (comprehension), năng lực ứng dụng (application), năng lực phân tích (analysis), năng lực tổng hợp (synthethis), năng lực đánh giá (evaluation). Kiến thức là nền tảng cho năng lực và thành tích của một người. Nó bao gồm các sự kiện, khái niệm cũng như sự hiểu biết thông tin.

Sự khởi đầu của kiến thức chính là sự khám phá ra điều gì đó mà chúng ta không hiểu Kiến thức của một người là tổng số năng lực học tập của người đó trong một khoảng thời gian nhất định. Bằng cách thức của mình, họ có được kiến thức, mức độ thông minh và khả năng hiểu các khái niệm khác nhau từ đó cải thiện năng lực. Nói một cách khác, học càng nhiều họ càng có thể áp dụng việc học vào tương lai của chính mình.

Skill - Kỹ năng: là năng lực thực hiện các công việc, biến kiến thức thành hành động. Thông thường kỹ năng được chia thành các cấp độ chính như: bắt chước (quan sát và hành vi khuôn mẫu), ứng dụng (thực hiện một số hành động bằng cách làm theo hướng dẫn), vận dụng (chính xác hơn với mỗi hoàn cảnh), vận dụng sáng tạo (trở thành phản xạ tự nhiên) (Dave, 1975).

Kỹ năng của một cá nhân được thiết lập từ một phần khả năng tự nhiên của người đó. Tuy nhiên, năng lực và sự thành thạo trong công việc đòi hỏi họ phải thực hành, kinh nghiệm và được đào tạo. Người ta càng thực hành nhiều kỹ năng thì họ càng giỏi hơn.

Kỹ năng là những năng lực được học thông qua chuyển giao kiến thức, thành thạo thực hành,... Thông thường, một người có được kiến thức về cách thực hiện một công

20việc hay nhiệm vụ nào đó thì họ sẽ bắt đầu thực hiện trong thực tế. Kỹ năng khác kiến thức vì kiến thức sẽ là điều kiện tiên quyết cho kỹ năng. Bạn phải có kiến thức về nhiệm vụ đó trước thì bạn mới có kỹ năng để thực hiện nhiệm vụ.

Attitude — Thái độ: được hiểu là một cách để suy nghĩ hay cảm nhận về một ai đó, một điều gì đó, Nó bao gồm cách mà con người ta đối phó với cảm xúc của mình như thế nào. Đồng thời, nó cũng phản ứng bằng hành vi của người đó.

Thái độ của một người ảnh hưởng đến cảm xúc, giá trị, sự đánh giá cao và động lực đối với một cái gì đó. Do đó, thái độ của một người đối với một nhiệm vụ nhất định sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của họ. Suy nghĩ của một người thúc đẩy hành động của họ và hành động của họ ảnh hưởng đến hiệu suất của toàn bộ một quá trình nào đó. Một thái độ tích cực sẽ giúp thúc đẩy một người cố gắng hết sức và tối đa hóa hiệu suất của bản thân.

Để có một thái độ tốt luôn tích cực, thân thiện, hòa nhã và cầu tiến... Mỗi người, mỗi cá nhân phải luôn tự nhìn nhận lại bản thân, phải sai lầm, phải trả giá, phải nỗ lực để rút kết cho mình kinh nghiệm trở nên tốt hơn. Còn chỉ để giỏi, bạn chỉ cần cố gắng học theo những người đã đi trước.

Thái độ là một trong những yếu tố quan trọng nhất vì trong khi kiến thức và kỹ năng mang lại tiềm năng cho một người thì thái độ quyết định tới mức độ thể hiện của họ. Điều này do thái độ kiểm soát mức độ động lực của một người. Nếu một người có thái độ tích cực đối với một điều gì đó thì họ sẽ nỗ lực nhiều hơn từ đó phát triển những kỹ năng của mình. Ngược lại, nếu một người không có động lực thì cho dù học được bao nhiêu kiến thức hay kỹ năng đi chăng nữa thì họ cũng không thể hiện tốt.

Sự khác biệt giữa một người thành công và một người khác không phải là thiếu sức mạnh, thiếu kiến thức mà là thiếu ý chí.

Theo UNESCO ba thành tố hợp thành năng lực của con người là: Kiến thức, kỹ năng và thái độ. Hai yếu tố sau thuộc về kỹ năng sống, có vai trò quyết định trong việc

hình thành nhân cách, bản lĩnh, tính chuyên nghiệp. Trong đó kiến thức chiếm 4%, kỹ năng chiếm 26 %, thái độ chiếm 70%

Câu chuyện về thái độ sống tích cực: Căn nhà cuối cùng

Chuyện kể về một người thợ mộc già sắp về hưu, ông nói với nhà thầu của mình về kế hoạch nghỉ hưu non của mình để tận hưởng một cuộc sống an nhàn với vợ. Có thể ông sẽ bỏ lỡ một phần lương hưu, nhưng ông thực sự muốn nghỉ sớm.

Nhà thầu cảm thấy rất tiếc khi nhìn một nhân viên ưu tú như vậy ra đi, nên nhà thầu nói với người thợ mộc chỉ cần xây một căn nhà cuối cùng nữa thôi, như một lời nhờ vả trên danh nghĩa cá nhân.

Người thợ mộc gật đầu, nhưng sau đó ông không toàn tâm toàn ý lắm. Không chỉ không dùng hết tay nghề của mình, mà ông còn sử dụng các vật liệu thấp kém. Thật không thể ngờ một sự nghiệp tận tâm, lại kết thúc thảm hại như vậy.

Khi người thợ mộc làm xong, nhà thầu tới nhận nhà. Bất chợt, nhà thầu đưa cho người thợ mộc chìa khóa cửa và nói, “Đây là căn nhà của ông. Hãy coi đó là một món quà chia tay.”

Người thợ mộc bị sốc. Thật là đáng xấu hổ! Ông thầm trách nếu như biết trước rằng đó là nhà của mình, ông ta đã làm khác đi rất nhiều, thật sự rất nhiều.

Có nhiều thứ bạn dành hết tâm sức, cũng có nhiều thứ bạn làm với thái độ hời hợt.

Để rồi vào thời khắc cuối cùng, bạn chợt nhận ra tất cả mọi thứ đều tích lũy lại, và trở thành một căn nhà lớn, chính là kết quả cuộc đời bạn. Lúc ấy, bạn ước rằng nếu biết trước mỗi phút giây đều quan trọng, thì mình đã làm điều gì đó có ích hơn, mình đã đối xử với ai đó tốt hơn, mình đã sống trọn vẹn với thái độ tích cực hơn.

Hay như câu chuyện ngụ ngôn “rùa và thỏ” cũng cho chúng ta biết tầm quan trọng của thái độ

Thỏ trong câu chuyện là một ví dụ. Thỏ tượng trưng cho sự nhanh nhẹn tháo vát, cho tài năng thiên bẩm không cần luyện tập cũng có thể hơn hẳn rất nhiều người. Song nó cũng tượng trưng cho tính tự phụ của con người. Vì quá tự tin coi thường đối thủ mà dẫn tới thua cuộc một cách đau đớn.

Rùa trong câu chuyện tượng trưng cho tính ổn định của mỗi người. Rùa không có những lợi thế tự nhiên, không có tài năng đặc biệt nhưng Rùa hơn những con vật khác ở đức tính kiên trì, không bao giờ bỏ cuộc và luôn tin vào bản thân mình. Rùa biết rất rõ mình chạy chậm hơn thỏ nên đã nỗ lực hơn thỏ rất nhiều, cuối cùng đã chiến thắng cuộc đua.

Như vậy dù trong cuộc sống hay công việc thái độ luôn chiếm một phần rất quan

trọng. Đó là chìa khóa dẫn tới thành công. Một thái độ sống tích cực sẽ khiến chúng ta

không bao giờ phải hối tiếc vì những gì đã làm.

KẾT LUẬN

Như vậy sức lao động là một loại hàng hoá đặc biệt. Trong thời gian tới cần phải có những giải pháp hoàn thiện cơ chế chính sách đi đôi với nâng cao chất lượng nguồn lao động tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người lao động được tự do bán sức lao động, tự do di chuyển sức lao động giữa các vùng, các miền khác nhau ... nhằm phát huy hết tiềm năng nguồn lực lao động của nước ta với mục đích xây dựng một thị trường lao động sôi động, ổn định và có hiệu quả tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế.

Một phần của tài liệu Chứng minh sức lao động là một hàng hóa đặc biệt từ đó liên hệ đến việc học tập của bản thân (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w