Ảnh hưởng của chế phẩm ALGIMUN đến khả năng sinh sản và chất

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả của chế phẩm sinh học algimun trên lợn nái đẻ và lợn con tại trại lợn phú minh 1, thôn bu chằm, xã thịnh minh, tỉnh hòa bình (Trang 40 - 43)

lượng sữa của lợn nái

Bảng 4.2. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học ALGIMUN đến khả năng sinh sản của lợn nái

Chỉ tiêu ĐVT Lô TN

(n=27)

Lô ĐC (n=27)

Số con sơ sinh/ổ Con 11,92 11,92

Khối lượng sơ sinh/con Kg/con 1,42 1,38

Số con còn sống đến cai sữa Con 11,85 11,78

Tỷ lệ nuôi sống đến khi cai sữa % 99,38 98,76 Qua bảng 4.2. Cho thấy:

-Số con sơ sinh/ổ: Ở lô thí nghiệm và ở lô đối chứng là bằng nhau.

-Khối lượng sơ sinh/con: Ở lô thí nghiệm là 1,42 kg/con cao hơn ở lô đối chứng là 1,38 kg/con. Như vậy, khối lượng lợn con cai sữa/con của lô thí nghiệm cao hơn lô đối chứng là 3%.

-Số con còn sống đến cai sữa: Ở lô thí nghiệm là 11,85 con, ở lô đối chứng là 11,78 con. Như vậy, tỷ lệ nuôi sống đến khi cai sữa: Ở lô thí nghiệm là 99,38% cao hơn ở lô đối chứng 98,76%.

Chất lượng sữa của lợn nái là một chỉ tiêu quan trọng khi đánh giá sức sản xuất của lợn nái, vì nó ảnh hưởng đến tỷ lệ nuôi sống cũng như khối lượng cai sữa của lợn con. Được thể hiện qua bảng 4.3 và đồ thị hình 4.1.

Bảng 4.3. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học ALGIMUN đến chất lượng sữa của lợn nái

Chất lượng sữa Lô TN Lô DC

Brix % 30,2 27,3

Bảng 4.4. Hàm lượng IgG dựa trên 2 phương thức đánh giá (Tham khảo) Hàm lượng Brix % Elisa IgG (0-3h, mg/ml) IgG ước lượng

<20 14,5 ± 1,8 Nghèo

20-24 43,8 ± 2,3 Chuẩn

25-29 50,7 ± 2,1 Khá

≥30 78,6 ± 8,4 Tốt

(Ghi chú: Nguồn tài liệu tham khảo trên Wed [37])

Qua bảng 4.3 và hình 4.1, cho ta thấy:

Hàm lượng sữa (Brix%) của lô thí nghiệm là 30,2 (Brix%) cao hơn lô đối chứng là 27,3 (Brix%) Điều này chứng tỏ rằng việc bổ sung chế phẩm sinh học Algimun có ảnh hưởng đến chất lượng sữa của lợn mẹ. Chế phẩm có tác dụng làm tăng chất lượng sữa của lợn nái ở lô thí nghiệm cao hơn lô đối chứng 2,9%. Phân tích lại đoạn này trên cơ sở số liệu của bảng 4.4, tỷ lệ Brix% của lô thí nghiệm là 30,2 (Brix%) tương ứng Elisa IgG (0-3h, mg/ml) là 78,6 ± 8,4 và đạt mức IgG ước lượng loại tốt, còn tỷ lệ Brix% của lô đối

chứng là 27,3 (Brix%) tương Elisa IgG (0-3h, mg/ml) là 50,7 ± 2,1 và đạt mức IgG ước lượng loại khá.

Hình 4.1. Đồ thị tỷ lệ Brix theo cá thể phản ánh chất lượng sữa của lợn nái (Số liệu tại phụ lục 2)

Tỷ lệ mắc bệnh của lợn nái được thể hiện qua bảng 4.5.

Bảng 4.5. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học ALGIMUN đến bệnh viêm tử cung lợn nái

STT Diễn giải ĐVT Lô TN Lô ĐC

1 Số lợn nái theo dõi Con 27 27

2 Số lợn nái mắc bệnh Con 13 16

3 Tỷ lệ mắc % 48,15 59,26

Qua bảng 4.5, cho ta thấy:

Tỷ lệ lợn nái mắc bệnh đường sinh dục ở lô đối chứng là 59,26% cao hơn so với ở lô thí nghiệm là 48,15% chứng tỏ sản phẩm được bổ sung vào cơ thể làm tăng sức đề kháng cho lợn nái.

Như vậy, việc bổ sung chế phẩm sinh học Algimun có tác dụng nâng cao khả năng sinh trưởng của lợn con, tăng khối lượng sơ sinh trên ổ, nâng cao sản lượng sữa của lợn nái, tăng khối lượng lợn con cai sữa trên ổ, tăng sức đề kháng của lợn nái đối với bệnh tật.

25,5 26 26,5 27 27,5 28 28,5 29 29,5 30 30,5 Lô TN Lô DC

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả của chế phẩm sinh học algimun trên lợn nái đẻ và lợn con tại trại lợn phú minh 1, thôn bu chằm, xã thịnh minh, tỉnh hòa bình (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)