Phương pháp tính toán các chỉ tiêu

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản tại trang trại liên kết của công ty cổ phần dược phẩm thái việt pharma (Trang 39)

- Tỷ lệ mắc bệnh (%) =

Σ Số nái mắc bệnh (con)

x 100 Σ Số nái theo dõi (con)

- Tỷ lệ mắc bệnh theo tháng (%) =

 Số nái mắc bệnh theo từng tháng (con)

x 100 Σ Số nái theo dõi (con)

- Tỷ lệ khỏi (%) =

Σ Số nái khỏi bệnh (con)

x 100 Σ Số nái điều trị (con)

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Tình hình chăn nuôi lợn nái tại trại

Trang trại chuyên sản xuất con giống lai ba máu giữa nái mẹ là giống lợn được nhập ngoại: Landrace (Đan Mạch) lai Yorkshire (Anh) và bố là Duroc. Hiện ở trại có 15 lợn đực giống, được nuôi ở chuồng đực cạnh phòng tinh và chuồng bầu nhằm mục đích tiện cho khai thác tinh và phối giống. Tinh lợn được khai thác phải đảm bảo có chất lượng tốt, đáp ứng được yêu cầu của trại và của khách hàng.

Trung bình, lợn nái của trại sản xuất được 2,40 lứa/năm. Số con sơ sinh là 12,8 con/lứa, số con cai sữa là 10,8 con/lứa. Lợn con theo mẹ được nuôi 17 - 21 ngày tuổi, chậm nhất là 26 ngày thì tiến hành cai sữa. Lợn con nuôi trong chuồng cai sữa từ 07 - 15 ngày thì xuất bán.

Bảng 4.1. Cơ cấu đàn lợn nuôi tại trại trong 2 năm 2019 - 2020

STT Loại lợn Năm 2019 Năm 2020

1 Lợn đực giống 12 15

2 Lợn nái hậu bị 120 160

3 Lợn nái sinh sản 1165 1200

4 Lợn con cai sữa 30250 31650

Tổng đàn 31547 33025

(Nguồn: Phòng kỹ thuật trại

Nhìn vào bảng 4.1 trên ta có thể thấy:

Kết quả làm việc của cán bộ quản lý, kỹ thuật, công nhân viên trang trại luôn luôn hoàn thành và vượt mục tiêu của công ty đề ra.

Số lượng nuôi các loại lợn có sự khác nhau và chênh lệch rõ rệt, tổng đàn trong 2 năm cũng chênh lệch nhau.

Từng lợn nái được theo dõi tỉ mỉ, các số liệu liên quan của từng nái như số tai, ngày phối giống, ngày đẻ dự kiến,… được ghi trên thẻ gắn tại chuồng nuôi.

4.2. Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng tại cơ sở

Trải qua sáu tháng thực tập với sự hỗ trợ của thầy cô, công nhân viên, cán bộ kỹ thuật tại trại lợn liên kết với công ty cổ phần dược phẩm Thái việt Pharma, em đã hoàn thành được mục tiêu đề ra và học hỏi được những kiến thức quý báu về quy trình sản xuất của trại:

Nắm được quy trình chăn nuôi các loại lợn: lợn nái mang thai, nái hậu bị, lợn đực.

Tham gia điều tra sổ sách của trại và sổ sách theo dõi từng cá thể, ghi chép và tiến hành ghép đôi giao phối phù hợp.

Trong thời gian thực tập em được chăm sóc trực tiếp đàn lợn nái mang thai theo đúng quy trình kỹ thuật của trại, đảm bảo các quy định trong chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh đầy đủ đối với lợn nái mang thai.

4.2.1. Công tác chăn nuôi

4.2.1.1. Công tác chọn giống

Chọn giống là một trong những khâu quan trọng nhất, có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả chăn nuôi. Vì vậy, em đã tiến hành tìm hiểu công tác chọn giống hiệu quả nhằm nâng cao tay nghề của chính bản thân mình.

Giống là yếu tố quyết định đến sức sản xuất của lợn nái, giống và đặc tính của nó gắn liền với năng suất sinh sản. Các giống lợn khác nhau cho năng suất sinh sản khác nhau.

Trong thời gian thực tập tại trại, em đã tham gia vào công tác chọn giống như: tham gia chọn lọc lợn giống để giữ lại sản xuất cũng như xuất bán, theo dõi lợn lên giống, phối giống lợn (chủ yếu là thụ tinh nhân tạo), ghi chép sổ sách làm lý lịch lợn giống,… Cách chọn lọc giống như sau:

- Lợn đực: Dựa theo đặc tính của từng giống mà chọn lọc một số tính trạng về sinh trưởng và tỷ lệ nạc.

tính trạng sinh sản. Tính trạng về sinh sản cần chú ý là tuổi động dục, số lượng vú, số con đẻ ra, khả năng tiết sữa.

- Chọn giống, dòng: phù hợp với điều kiện chăn nuôi, dựa theo khả năng thích nghi của từng giống. Kiểm tra kĩ lí lịch của lợn bố mẹ và lứa con này là lứa con thứ mấy của nó. Không nên chọn lợn con làm giống từ lợn mẹ quá non (đẻ lứa đầu) hoặc lợn mẹ quá già (đã đẻ chín mười lứa) mà chọn lợn con từ lứa thứ ba, thứ tư làm giống là tốt nhất vì ở vào giai đoạn này lợn mẹ rất sung sức, mọi cơ quan, bộ phận trong cơ thể nó đã phát triển toàn diện.

- Chọn vóc dáng: Nên chọn những con lợn có vóc dáng cao to, lợn đầu đàn, có những nét đặc trưng của dòng giống.

- Chọn tính nết: Nên chọn những con lợn có tính hiền, không hung dữ với đồng loại, nết ăn phải tốt, ăn không vung vãi, nuôi con khéo, chịu được kham khổ, khả năng chống chịu stress cao.

4.2.1.2. Thức ăn

Thức ăn là yếu tố quyết định đến năng suất chăn nuôi lợn nái. Thức ăn tốt, đảm bảo chất lượng, cân bằng dinh dưỡng sẽ làm lợn phát triển khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng nên lợn nái trong thời gian mang thai có sức khỏe tốt, thai phát triển tốt, giảm tỷ lệ mắc bệnh, hạn chế được sử dụng thuốc kháng sinh làm ảnh hưởng không đáng có với thai, đồng thời giảm chi phí chăn nuôi.

Đối với từng thể trạng, giai đoạn mang thai khác nhau của lợn mà cung cấp một lượng dinh dưỡng khác nhau vì vậy cần phải dựa vào nhu cầu của chúng mà cân đối dinh dưỡng cho phù hợp để lợn và bào thai có thể phát triển tốt nhất.

Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái. Cần lưu ý chế độ dinh dưỡng cho lợn nái trước khi phối giống, các yếu tố thức ăn rất quan trọng ở thời kì này.

Nái hậu bị ngoại trong thời kì từ 66kg đến phối giống và cả giai đoạn chửa kì I thì protein thô trong khẩu phần ăn là 13 - 14%, năng lượng là 2900 kcal/kg hỗn hợp.

Ở giai đoạn khi mới phối xong cần tăng cường dinh dưỡng để thúc đẩy quá trình hình thành thai, protein cần khoảng 13 - 14%, năng lượng trao đổi 2900 kcal/1kg hỗn hợp, giai đoạn 4 tuần sau phối thì dinh dưỡng vẫn như giai đoạn đầu nhưng lượng thức ăn tăng lên khoảng 15 - 20% hơn so với giai đoạn đầu và tăng chất xơ.

Đến giai đoạn cuối là trước khi đẻ 4 tuần đến khi đẻ: Cần tăng cường protein, ở giai đoạn này protein cần là 17%, năng lượng cần khoảng 3100 kcal/kg, giảm xơ để lợn phát triển tốt hơn, dinh dưỡng ở giai đoạn này cần nhiều nhất trong quá trình mang thai. Riêng lợn nái tơ chửa lần đầu, có thể cho ăn tăng hơn từ 10 - 15% vì ngoài cung cấp dinh dưỡng để nuôi thai còn cần cho sự phát triển của cơ thể mẹ.

Đối với lợn đẻ, khi chuẩn bị đẻ thì cần giảm lượng thức ăn nhưng giá trị dinh dưỡng trong thức ăn cao, giàu protein, lipit, khoáng.

4.2.1.3. Chuồng trại

Chuồng trại được xây dựng theo tiêu chuẩn và luôn giữ vệ sinh sạch sẽ để đảm bảo sức khỏe cho chăn nuôi lợn.

Chuồng phân từng khu riêng biệt tiện cho chăm sóc và theo dõi. Trong chuồng luôn thoáng mát, có hệ thống giàn mát, quạt thông gió và tủ thuốc, dụng cụ chăn nuôi.

Thường xuyên rửa, phun sát trùng chuồng trại, xử lí chất thải hợp vệ sinh, đảm bảo an toàn dịch bệnh.

4.2.2. Chăm sóc nuôi dưỡng

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, đáp ứng nhu cầu sinh trưởng, phát triển của đàn lợn mang thai. Cân đối dinh dưỡng cho phù hợp với lợn ở

từng giai đoạn khác nhau. Cho ăn đúng khẩu phần, đảm bảo chất dinh dưỡng, đặc biệt chú ý cho ăn đủ vitamin và khoáng chất. Cần ghi chép ngày phối giống để tính toán ngày đẻ và có kế hoạch trực lợn đẻ. Trong quá trình chăm sóc cần quan sát kỹ những biểu hiện bất thường của lợn sớm phát hiện ra bệnh, có biện pháp xử lý phù hợp, hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe lợn mẹ mà sự phát triển của thai. Vệ sinh xoa bóp bầu vú trước dự kiến đẻ 10 - 15 ngày để kích thích sữa ra nhiều khi lợn sinh con. Nếu vú bị sây xước hoặc nứt nẻ cần bôi vazơlin và kháng sinh chống nhiễm trùng. Sau khi chuyển lợn sang ô chờ đẻ cần cẩn thận, tránh làm cho lợn vận động quá mạnh, không đánh đập.Trước khi đẻ 7 ngày: dọn vệ sinh khử trùng chuồng trại, che chắn chuồng trại.Thức ăn đầy đủ dưỡng chất, không bị ôi thiu, mốc. Cung cấp nước sạch cho lợn uống. Trong những ngày mùa đông lạnh cần tăng thêm lượng thức ăn vào khẩu phần thức ăn để bù vào năng lượng đã mất.

4.3. Kết quả thực hiện quy trình phòng và điều trị bệnh tại cơ sở

4.3.1. Công tác phòng bệnh

Quy trình phòng bệnh tại trại được thực hiện hết sức nghiêm ngặt, tập trung vào vệ sinh phòng bệnh và phòng bệnh bằng vắc xin.

* Vệ sinh phòng bệnh

Thực hiện vệ sinh phòng bệnh tốt sẽ tăng sức đề kháng cho vật nuôi, giảm nguy cơ xảy ra dịch bệnh và hạn chế những bệnh có tính chất lây lan từ đó nâng cao hiệu quả chăn nuôi.

Chuồng trại được xây dựng thông thoáng, che chắn cẩn thận. Vệ sinh chuồng trại hàng ngày, giữ cho lợn sạch sẽ, ấm áp mùa đông, thoáng mát mùa hè.

Phun thuốc tiêu độc khử trùng 2 - 3 lần 1 tuần bằng thuốc sát trùng phun trong chuồng.

Thường xuyên rắc vôi bột ở các khu vực xung quanh chuồng, nơi để phân, đường đi, nơi xuất nhập lợn, chỗ tiêu hủy lợn bị bệnh. Sau mỗi lứa tổng

vệ sinh, khử trùng toàn bộ chuồng trại. Có bể pha dung dịch NaOH 10% để ngâm các dụng cụ như ca múc thức ăn, xe chở thức ăn, các dụng cụ dọn phân rác. Các dụng cụ sau khi khử trùng được phơi nắng rồi mới đưa vào sử dụng.

Thường xuyên diệt chuột bọ, côn trùng gây hại, dễ mang mầm bệnh cho lợn. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh phòng bệnh tại trại được thể hiện ở bảng 4.2:

Bảng 4.2. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh tại cơ sở

Công việc Số lần trên ngày Chỉ tiêu (lần) Số lần thực hiện Tỷ lệ (%) Dọn phân 2 (sáng, chiều) 320 300 93,75 Tra thức ăn 1 (14’00 - 15’30p) 160 140 87,5 Lật máng 1 (6,30 - 7’00) 160 140 87,5 Rửa máng 1 160 140 87,5 Tắm lợn 1 86 70 81,39 Xịt gầm 1 52 44 84,6 Ra phân 1 160 140 87,5

Từ bảng kết quả trên, ta có thể thấy công tác vệ sinh (dọn phân) tại cơ sở là cao nhất với 320 lần và số lần thực hiện là 300 lần đạt tỷ lệ 93,75%, tỷ lệ thấp nhất là tắm lợn 81,39% với 70 lần thực hiện.

Sau quá trình thực hiện công tác vệ sinh tại cơ sở em đã học được cách vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, sẽ hạn chế được dịch bệnh cũng như nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi và việc vệ sinh phòng bệnh là rất quan trọng quyết định đến tỷ lệ mắc bệnh trên đàn lợn.

4.3.2. Kết quả thực hiện vệ sinh, sát trùng chuồng trại tại cơ sở

Trong quá trình chăn nuôi, việc vệ sinh chuồng nuôi là việc rất quan trọng giữ cho chuồng trại luôn sạch sẽ, thông thoáng, mát mẻ vào mùa hè, ấm

áp vào mùa đông. Tại trại, em được thực hiện một số công việc vệ sinh dụng cụ chăn nuôi như khay múc thức ăn, xe đẩy thức ăn, cào, hốt rác,… phun thuốc sát trùng, thuốc diệt côn trùng như: gián, chuột bọ,… rắc vôi quanh khu vực chăn nuôi.

Dụng cụ chăn nuôi được ngâm, rửa bằng NaOH 10% sau khi tách lợn mẹ. Phun thuốc sát trùng xung quanh khu chăn nuôi, và bên trong chuồng nuôi. Diệt ký sinh trùng tại trại phun vào tường, vách, gầm, nền chuồng,… Vôi bột rắc xung quanh chuồng trại, lối đi, trên nền chuồng, hoặc pha loãng với nước quét lên tường, ô chuồng, dụng cụ chăn nuôi, nền chuồng,…

Bảng 4.3. Lịch vệ sinh, sát trùng định kỳ tại trại

Thứ

Trong chuồng

Ngoài chuồng Ngoài khu vực chăn nuôi

Chuồng nái chửa

Thứ 2 Phun sát trùng Phun sát trùng , vôi Phun vôi và sát trùng

toàn bộ khu vực

Thứ 3 Rắc vôi Phun vôi và sát trùng

toàn bộ khu vực

Thứ 4 Phun sát trùng,vôi Phun vôi và sát trùng

toàn bộ khu vực

Thứ 5 Phun sát trùng Phun vôi và sát trùng

toàn bộ khu vực

Thứ 6 Rắc vôi Phun sát trùng,vôi Phun vôi và sát trùng

toàn bộ khu vực

Thứ 7 Vệ sinh tổng khu Phun vôi và sát trùng

toàn bộ khu vực

Chủ nhật Phun sát trùng, vôi Phun vôi và sát trùng

Bảng 4.4. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh, sát trùng chuồng trại

Công việc Số tuần Chỉ tiêu (lần) Số lần thực hiện (lần) Tỷ lệ (%) Phun sát trùng 21 65 54 83.07 Quét vôi, rắc vôi hành lang 21 68 52 76,47 Vệ sinh dụng cụ chăn nuôi 21 58 55 94.82

Kết quả tại bảng 4.4 cho thấy, trong thời gian 6 tháng thực tập em đã thực hiện các công tác phòng bệnh bằng cách vệ sinh, sát trùng thường xuyên. Tại thời điểm có dịch bệnh xuất hiện có thể thực hiện phun thuốc sát trùng 1 lần 1 ngày, rắc vôi xung quanh chuồng trại, lối đi 2 ngày 1 lần để đảm bảo cho việc phòng chống dịch.

4.3.3. Kết quả tiêm vaccine cho đàn lợn nái mang thai và lợn nái hậu bị tại trại

Công tác tiêm vaccine phòng bệnh đối với lợn là rất cần thiết, trong giai đoạn lợn nái mang thai, việc tiêm phòng vaccine giúp cho lợn nái mang thai có sức đề kháng tốt nhất vì trong giai đoạn mang thai sức khỏe của đàn lợn rất nhạy cảm, dễ bị tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể. Lợn mẹ được tiêm phòng vaccine cũng giúp cho đàn con giống có hệ miễn dịch tốt hơn là những con không được tiêm. Trong gần 6 tháng thực tập em đã được tham gia hỗ trợ các anh kĩ thuật tiêm phòng cho đàn lợn nái trong giai đoạn mang thai và nái hậu bị. Kết quả tiêm phòng được thể hiện ở bảng 4.5.

Kết quả từ bảng 4.5 cho thấy tỷ lệ đạt an toàn khi tiêm phòng là 100% ở các loại vaccine. Trong khi tiêm vaccine không có hiện tượng sốc thuốc,

không có con nái nào bị mắc bệnh đã tiêm phòng. Những loại vaccine trên là những loại bệnh có nguy cơ mắc và trong quá trình chăn nuôi đã từng mắc.

Bảng 4.5. Kết quả tiêm vắc xin phòng bệnh cho lợn nái hậu bị và lợn nái mang thai tại trại

Loại lợn Bệnh được phòng Loại vaccine Tuần tuổi Cách dùng Số lợn tiêm (con) Số lợn an toàn (con) Tỷ lệ an toàn (%) Lợn hậu bị Dịch tả lợn Nhược độc 26 tuần tuôi Tiêm bắp, 2ml/con 36 36 100

Khô thai Vô hoạt 25, 29

tuần tuổi

Tiêm bắp,

2ml/con 18 18 100

Lở mồm

long móng Vô hoạt

28 tuần tuổi Tiêm bắp, 2ml/con 25 25 100 Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp Nhược độc 24 tuần tuổi Tiêm bắp, 2ml/con 23 23 100

Giả dại Vô hoạt 27, 30

tuần tuổi Tiêm bắp 2ml/con 25 25 100 Lợn mang thai Dịch tả lợn Nhược độc Tuần 10 sau phối Tiêm bắp, 2ml/con 34 34 100 Lở mồm

long móng Vô hoạt

Tuần 12 sau phối

Tiêm bắp,

2ml/con 33 33 100

4.3.4. Tình hình mắc bệnh của đàn lợn nái mang thai tại trại theo tháng

Nguyên nhân chủ yếu của các bệnh sảy ra trên đàn lợn nái mang thai là từ quá trình vệ sinh chuồng trại, vệ sinh cơ thể, quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng, kỹ thuật và ảnh hưởng của sự thay đổi khí hậu. Trong quá trình thực

tập tại trại em đã tiến hành theo dõi tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái mang thai theo tháng. Kết quả theo dõi được đánh giá tại bảng 4.6:

Bảng 4.6. Tỷ lệ mắc bệnh ở đàn lợn nái mang thai nuôi tại trại

Tháng

Số nái theo

dõi (con)

Sảy thai Viêm tử cung Đau móng,

viêm khớp Bỏ ăn không rõ nguyên nhân

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản tại trang trại liên kết của công ty cổ phần dược phẩm thái việt pharma (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)