Sau khi được chẩn đoán và lấy mẫu xét nghiệm, em đã sử dụng phác đồ điều trị bệnh ngoài da cho 251 con chó bị bệnh. Kết quả được trình bày ở bảng 4.6.
Bảng 4.6. Kết quả điều trị một số bệnh ngoài da cho chó tại phòng mạch thú y Chỉ tiêu Tên bệnh Phác đồ Liều lượng Cách sử dụng Thời gian dùng thuốc (ngày) Kết quả Số con điều trị Số con khỏi Tỷ lệ (%) Ghẻ Demodex NexGard Uống 1 viên duy nhất theo trọng lượng chó Cho uống 1 lần 55 55 100 Nấm da Cạo lông vùng da bị nấm 187 187 100 Vệ sinh vùng da bị nấm bằng cồn I-ốt Sữa tắm nấm Micona 3 ngày tắm 1 lần Xịt Fungikur Xịt 2 lần/ ngày Ghẻ ngầm Bravecto Uống 1 viên duy nhất theo trọng lượng chó Cho uống 1 lần 9 9 100 Bảng 4.6. cho thấy:
- Trong 55 con chó mắc bệnh ghẻ Demodex có triệu chứng ban đầu là rụng lông, da đóng vảy và tiết dịch, sau khi điều trị theo phác đồ của phòng mạch sử dụng thuốc NexGard cho uống 1 viên duy nhất theo trọng lượng của chó. NexGard 11 mg dùng cho chó rất nhỏ (2 - 4 kg), NexGard 28 mg dùng
cho chó nhỏ (> 4 - 10 kg), NexGard 68 mg dùng cho chó kích cỡ trung bình (> 10 - 25 kg), NexGard 136 mg dùng cho chó lớn (> 25 - 50 kg). Kết quả điều trị cả 55 con chó đều khỏi bệnh (tỷ lệ khỏi đạt 100%) và chó mọc lông trở lại sau khoảng 1 tháng.
- Trong 187 con chó mắc bệnh nấm da khi đem đến có biểu hiện rụng lông theo mảng tròn, nhìn toàn thể bộ lông lốm đốm các đốm tròn trụi lông. Các vùng da tổn thương bị đỏ hoặc loét. Các vùng da nấm khi khô lại tróc vẩy tạo thành vỏ bọc giống như gàu, xuất hiện các vết thâm đen. Đối với những chó bị nấm da, chúng em tiến hành cạo lông cho chó để bôi thuốc vào vùng da bị nấm. Sau đó tiến hành vệ sinh bề mặt da cho chó bằng dung dịch cồn I- ốt lau vào vùng da bị nấm ít nhất 2 lần/ngày. Sử dụng sữa tắm kháng nấm để kết hợp điều trị. Xịt thuốc trị nấm Alkin Fungikur 2 lần/ngày. Kết quả điều trị 187 con chó đều khỏi bệnh (tỷ lệ khỏi đạt 100%).
- Trong 9 con chó mắc bệnh ghẻ ngầm, sau khi điều trị theo phác đồ của phòng mạch sử dụng thuốc Bravecto cho uống 1 viên duy nhất theo trọng lượng của chó. Bravecto 112,5 mg dùng cho chó rất nhỏ (2 - 4,5 kg), Bravecto 250 mg dùng cho chó nhỏ (> 4,5 - 10 kg), Bravecto 500 mg dùng cho chó kích cỡ trung bình (> 10 - 20 kg), Bravecto 1.000 mg dùng cho chó lớn (> 20 - 40 kg), Bravecto 1.400 mg cho chó rất lớn (> 40 - 56 kg). Kết quả điều trị cả 9 con chó đều khỏi bệnh (tỷ lệ khỏi đạt 100%).
Bên cạnh việc điều trị, cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng nhằm tăng cường sức khỏe, giúp bộ lông luôn bóng mượt, phòng tránh lại các tác nhân gây bệnh xảy ra trên chó, đồng thời kết hợp vệ sinh phòng bệnh triệt để.
4.5. Kết quả thực hiện một số công tác khác tại phòng mạch thú y
Trong thời gian thực tập, ngoài thời gian chẩn đoán, điều trị bệnh ngoài da cho những chó mắc bệnh được đưa đến phòng mạch. Em còn tham gia vào
một số các công việc khác của phòng mạch theo sự phân công của cán bộ quản lý. Kết quả được trình bày ở bảng 4.7.
Bảng 4.7. Kết quả thực hiện một số công việc khác tại phòng mạch thú y
Công việc Số lần được giao (lần) Số lần thực hiện (lần) Kết quả so với công việc được giao
(%) Cạo lông chó 110 110 100 Tắm sấy, cắt móng 1129 1129 100 Vệ sinh tai 1136 1136 100 Rửa vết thương 7 7 100 Hỗ trợ mổ đẻ 4 4 100 Đỡ đẻ 6 6 100
Siêu âm thai 4 4 100
Cắt đuôi chó 5 5 100
Hỗ trợ triệt sản 7 7 100
Vệ sinh chuồng chó 190 190 100
Dọn vệ sinh phòng mạch 300 300 100
Tại phòng mạch công tác vệ sinh sát trùng được thực hiện rất tốt cụ thể quét dọn trong và ngoài phòng mạch lau khử trùng khử mùi hằng ngày quét dọn khu chuồng nhốt chó vệ sinh chuồng nuôi chó thường xuyên quét mạng nhện và phun sát trùng định kỳ hàng tuần Các chủ nuôi chó không chỉ mang chó đến phòng mạch để khám và chữa bệnh mà còn mang thú cưng của mình đến để làm đẹp chăm sóc sức khỏe thường xuyên. Để phòng ngừa tránh lây nhiễm bệnh cho chó, phòng mạch đã bố trí các khu riêng rẽ kết hợp với vệ sinh Khử trùng hằng ngày, vì vậy chủ nuôi chó có thể hoàn toàn yên tâm khi đem thú cưng của mình đến đây. Công việc vệ sinh chăm sóc cho chó cũng
được em thực hiện thường xuyên một cách thuần thục. Trong quá trình thực tập và tìm hiểu, em rút ra được rất nhiều kiến thức trong chăm sóc thú cưng. Ngoài các bệnh ngoài da thường gặp trên thú cưng thi thú cưng cũng rất dễ bị mắc các bệnh liên quan đến tai. Đặc biệt là đối với các giống chó tay dài những giống chó có tần suất hoạt động nhiều hoặc Ít được kiểm tra vệ sinh thường xuyên …., nếu trong quá trình chăm sóc chủ nuôi không giữ vệ sinh cho thú cưng của mình công thường xuyên kiểm tra tay thì tay rất dễ bị nhiễm bẩn và có nguy cơ nhiễm trùng cao. Những chó được chủ nuôi đưa đến phòng mạch trước khi tắm sấy sẽ được soi tay, vệ sinh tay sạch sẽ . Ngoài việc vệ sinh tay để loại bỏ những chất bẩn có trong tay ra, em còn kiểm tra trong ống tai của chó có các loại ký sinh trùng hay không, từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời Các bước vệ sinh tay em được thực hành ở phòng mạch Vi Hoàng An
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ: Bông, panh kẹp thẳng nhỏ, tinh dầu nhỏ tai erkon màu xanh, tinh dầu nhỏ tai erkon màu vàng.
Bước 2 : kiểm tra tổng quát tai Đối với những giống chó có lông tai dài trong lỗ tai như poodle, phốc sóc thì cần nhổ lông tai bằng cách đổ bột nhổ lông tai Petis Ear Powder xoa đều khắp tai, sau đó dùng panh nhỏ tiến hành nhổ lông tai. Cách này giúp làm sạch và không gây đau đớn cho các bé. Đối với các giống chó lông tai dài trong ống tai như: Chó ta, Pug, Corgi, Alaska, Golden, bull pháp... Thì ta tiến hành soi và kiểm tra tai Cho chú chó ngồi hoặc đứng bên cạnh để có thể quan sát phía trong tai dễ dàng. Nếu chỉ thấy bụi bẩn hoặc ráy tai thì bạn có thể bắt đầu tiến hành công việc vệ sinh.
● Quan sát xem liệu có nước chảy ra từ rãnh tai (không màu, xám hay nâu), ráy tai có dày, bị phồng, ghẻ lở hoặc phát sinh vết thương nào không.
● Quan sát xem có ký sinh trùng hay vật thể lạ trong tai của chúng hay không. Tai chó thường có một số vật thể không mong muốn vì chúng thường chạy trên bãi cỏ hoặc các khu vực nhiều cây cối nên hay bị vướng những thứ
như hạt mầm, ngọn cây và cỏ vào tai. Mạt, ve và bọ chét đều thích kí sinh ở những vị trí tương đối khuất bên trong và xung quanh tai của chó. Con mạt sẽ làm chó ngứa ngáy và có thể gây chảy mủ sệt, màu nâu ở phía trong lỗ tai.
● Kiểm tra tai chó có bị nhiễm trùng hay không. Nhiễm trùng do nấm men làm cho tai chúng có mùi hôi, ngứa và tiết dịch màu nâu.
Bước 3: Tiến hành vệ sinh tai Sau khi chó đã ngồi yên vị trí, thưởng cho nó một ít đồ ăn, dùng bông cuộn tròn trên đầu panh nhỏ, nhỏ vài giọt tinh dầu Erkon màu xanh vào đầu panh đã cuốn bông sau đó tiến hành lau tai, ống tai cho thú cưng. Nếu phát hiện thấy bên trong tai có mủ viêm màu vàng thì sử dụng nhỏ tai Erkon màu vàng . Vệ sinh tai thường xuyên cách 1 ngày vệ sinh 1 lần đối với chó không bị viêm, nấm hoặc có ký sinh trùng tai và vệ sinh đều đặn ngày 1 lần cho chó bị viêm, nấm hoặc bị ký sinh trùng tai. Trong quá trình thao tác cần massage, xoa bóp nhẹ nhàng xung quanh vùng tai cho chó khoảng 1 phút để chó không bị sợ và cảm thấy thoải mái, khi đó việc kiểm tra và vệ sinh tai sẽ được thực hiện dễ dàng hơn.
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ