Dẫn dắt đến đoạn trích cần phân tích

Một phần của tài liệu Van GVA RÈN KĨ NĂNG LÀM VĂN DẠNG đề PHÂN TÍCH NHÂN VẬT QUA MỘT ĐOẠN TRÍCH TRONG TÁC PHẨM VĂN XUÔI (CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 12) THEO CẤU TRÚC đề THAM KHẢO (Trang 28 - 30)

- Tác giả: LQV được biết đến trước hết với tư cách một nhà thơ sau đó mới là nhà viết

b.Dẫn dắt đến đoạn trích cần phân tích

- Giới thiệu nhân vật: Trương Ba là một ông lão gần 60 tuổi, thích làm vườn, yêu cái đẹp, tâm hồn thanh nhã, giỏi đánh cờ, sống nhân hậu yêu thương vợ con.

- Sự việc

+ Chính vì sự tắc trách của Nam tào Bắc đẩu gạch nhầm tên mà Trương Ba phải chết oan.

+ Tiên cờ Đế thích tiếc một người đánh cờ giỏi nên đã hóa phép cho hồn Trương Ba nhập vào xác anh hàng thịt vừa chét. Trương Ba được sống lại trong thân xác anh hàng thịt.

+ Cứ ngỡ đó là điều may mắn của Trương Ba khi được sống lại. Nhưng trớ trêu thay sự tái sinh trong thân xác người khác lại là điều bất hạnh của trương ba. Ông nhận thấy mình bị tha hóa, nhiễm những thói xấu của thể xác, bị nó điều khiển chi phối.

+ Trong chính gia đình mình, ông bị người thân chê trách, xa lánh, chán ghét. Hồn Trương Ba đau khổ, quyết không khuất phục thể xác. Trương Ba quyết định gặp Đế Thích để trả lại thân xác cho anh hàng thịt, chấm dứt sự tồn tại quái gở mang tên “hồn Trương Ba da hàng thịt”, chấm dứt kiếp sống tạm bợ chắp vá, lệ thuộc, không được là chính mình.

c. Cảm nhận nhân vật hồn Trương Ba trong đoạn trích:

- Đế Thích đưa ra lời đề nghị hấp dẫn đối với Trương Ba là nhập vào xác cu Tỵ với những lý do:

+ Trương Ba với xác hàng thịt vốn xa lạ, còn với cu Tỵ đã rất quen thân “từng quấn quýt quý mến nhau”, chắc chắn sẽ hòa hợp

+ Trương Ba sẽ có cả một cuộc đời tương lai trước mặt, được sống thêm một cuộc đời, cải tử hoàn đồng

- Thái độ của Trương Ba trước lời đề nghị nhập vào xác cu Tỵ

+ Trương Ba đã do dự “Ông để tôi suy nghĩ đã”, sự do dự chứng tỏ TB cũng ham sống, cũng vô cùng tha thiết với cuộc sống bởi sự sống là muôn phần đáng quý.

+ Nhưng bằng chính những trải nghiệm đau đớn của mình về sự sống khi phải sống nhờ sống mượn, Trương Ba đã có chỉ ra những vênh lệch, những tình huống oái oăm rắc rối dở khóc dở cười khi tâm hồn ông lão sống trong hình hài của đứa trẻ.

++ phải sang nhà chị Lụa, lý trưởng trương tuần đến sách nhiễu, mối quan hệ với gia đình sẽ rất trớ trêu khi “bà vợ tôi, các con tôi sẽ nghĩ ngợi, xử sự như thế nào, khi

chồng mình, bố mình mang thân một thằng bé lên 10”

++ đặc biệt là cái Gái, nó sẽ thất vọng hụt hẫng biết “khi bạn thân giờ trở thành ông nội”

++ tiếp tục một cuộc sống giả tạo không phải là của chính mình, để rồi khi bạn bè và người thân nằm xuống, Trương Ba sẽ phải sống bơ vơ giữa đám người hậu sinh như một ông khách ngồi dai ở nhà người ta, những gì tôi thích thì chúng k ưa, những gì chúng thích tôi lại chẳng ưa nổi. “mình tôi vẫn phải sống suốt bao năm tháng dằng

dặc. Mình tôi giữa đám người hậu sinh. Những gì chúng thích thì tôi ghét, những gì tôi thích chúng chẳng ưa. Tôi sẽ như ông khách ngồi dai ở nhà người ta, mọi khách khứa đã về cả rồi, mình vẫn dầm dề nán lại. Tôi sẽ bơ vơ lạc lõng, hoặc sẽ trở nên thảm hại đáng ghét như kẻ tham lam”

+ Những hình dung ấy cùng tình thương với mẹ con cu Tị đã giúp Trương Ba có đủ dũng cảm để kiên quyết chối từ cuộc sống không phải của mình, dù trong bất cứ giải pháp nào. Cơ hội cuối cùng của mình ông nhường lại cho cu Tỵ, còn mình thì xin chết hẳn, không sống nhờ sống mượn bất cứ ai.

- Đế Thích đã nói về sự hư vô đáng sợ của cái chết

+ Nếu lựa chọn trả lại thân xác cho anh hàng thịt, không nhập vào xác cu Tỵ thì Trương Ba sẽ vĩnh viễn biến mất, tan biến không còn hiện diện trên cõi đời này “ra khỏi thân xác, hồn chẳng là gì nữa…không được tham dự vào bất cứ nỗi vui buồn gì…” “Rồi đây, ngay cả sự ân hận về quyết định này, ông cũng k có được nữa”.

- Trương Ba vẫn kiên cường đối diện với cái chết.

+ Khi đã trải qua bi kịch trong cuộc sống không phải là chính mình Trương Ba càng chua xót và thấm thía sống vay mượn giả tạo “còn khổ hơn cái chết”. Thậm chí sự tồn tại ích kỷ ấy khiến Trương Ba mang đến bao đau khổ cho những người thân mà ông yêu thương., khiến gia đình ông như sắp tan hoang ra cả. Ông đã không còn đủ tư cách

để khuyên con trai mình đi vào con đường ngay thẳng. Đó là cái giá quá đắt cho Trương Ba và gia đình ông, cái giá mà ông k thể trả dù cho đó là sự sống quý giá của mình.

+ Vấn đề không phải là “sống bằng mọi giá”, mà là “sống như thế nào”. Quyết định dũng cảm trung thực đã giúp ông có thể tự tin dạy con lời tha thiết cuối cùng “Không thể sống bằng mọi giá đâu con ơi. Sống đảo điên hèn hạ , không được là chính mình còn tệ hơn cả cái chết”. Chấp nhận cái chết vĩnh viễn, mãi mãi biến mất khỏi sự sống

dù cuộc sống là muôn phần đáng quý, Trương Ba đã tìm lại được phần tâm hồn của mình, trở lại là con người nhân hậu sáng suốt, thanh thản trong sáng như xưa.

- Đoạn kết của vở kịch như một khúc vĩ thanh đầy chất thơ, thanh thoát và sâu lắng đã đem đến âm hưởng lạc quan cho tác phẩm, thể hiện niềm tin của LQV vào sự chiến thắng của cái Đẹp cái Thiện, của sự sống đích thực. Đoạn kết mở ra khung cảnh vườn cây rung rinh đầy ánh sáng, nơi lưu giữ những hồi ức tốt đẹp về ông Trương Ba làm vườn nhân hậu, giàu lòng yêu thương. cảnh mẹ con cu Tỵ quấn quýt nhờ sự hy sinh của Trương Ba. Hồn Trương Ba xuất hiện chập chờn và hóa thân vào các sự vật thân thương, tồn tại vĩnh viễn bên cạnh những người thân yêu “tôi đây bà ạ!...không phải

mượn thân ai cả, tôi vẫn ở đây, trong vườn cây nhà ta, trong những điều tốt lành của cuộc đời, trong mỗi trái cây cái Gái nâng niu”.

* Về nghệ thuật:

+Sáng tạo lại cốt truyện dân gian.

+Nghệ thuật dựng cảnh, dựng đối thoại, độc thoại nội tâm. Hành động của nhân vật phù hợp với hoàn cảnh, tính cách, góp phần phát triển tình huống kịch. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Ngôn ngữ đối thoại kịch giản dị nhưng đạt tới chiều sâu triết lý, đưa đến những suy tư thấm thía về sự tồn tại.

Một phần của tài liệu Van GVA RÈN KĨ NĂNG LÀM VĂN DẠNG đề PHÂN TÍCH NHÂN VẬT QUA MỘT ĐOẠN TRÍCH TRONG TÁC PHẨM VĂN XUÔI (CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 12) THEO CẤU TRÚC đề THAM KHẢO (Trang 28 - 30)