- Thực hành trên quả địa cầu cá nhân.
HÌNH THÀNH ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT I Mục tiêu: Sau bài học, Hs cần:
I. Mục tiêu: Sau bài học, Hs cần:
1.Kiến thức:
- Hiểu được nguyên nhân của việc hình thành địa hình trên bề mặt đất do tác động của nội lực và ngoại lực. 2 lực này luôn có tác động đối nghịch nhau.
- Hiểu sơ lược về nguyên nhân, tác hại của núi lửa, động đất. 2.Kĩ năng:
-Phân biệt được núi thường và núi lửa. -Biểu hiện của một trận động đất.
II. Phương tiện dạy học:
- Bản đồ tự nhiên thế giới.
- Tranh ảnh, núi cao, đồi, đồng bằng, hoang mạc cát, núi lửa phun.
III. Hoạt động dạy và học:
-Bài cũ:
+Xác định vị trí, giới hạn các lục địa, đại dương trên bản đồ thế giới. +Có thể gọi Trái đất là “Trái nước” được không? Vì sao? (không đựơc) -Khởi động.
-Bài mới:
Họat động của GV và HS. Nội dung
HĐ1:cá nhân, nhóm.
-Xác định trên bản đồ thế giới những nơi có núi cao, đồng bằng, địa hình thấp hơn mực nước biển?
-Từ đó em có nhận xét gì về địa hình bề mặt Trái đất? -Nguyên nhân gây ra sự khác biệt đó?
-Nội lực là gì?
-Em hãy nêu những tác động của nội lực. -Ngoại lực là gì? lấy VD?
GV cho HS quan sát tranh: Hoang mạc cát, đồng bằng châu thổ, địa hình đôi thạch, địa hình caxtơ, cồn cát … -Ngoại lực gồm những yếu tố nào?
-Như thế nào là “phong hoá” và “xâm thực”?
-Em có nhận xét gì về nội lực và ngoại lực? (Chúng tồn tại song song)
-Nếu nội lực lớn hơn, hoặc nhỏ hơn ngoại lực thì mặt
đất sẽ ntn?
*Chú ý: Nội lực sinh ra thường chậm chạp (VD dãy Xăng đi na vi mỗi năm cao thêm 1 – 2cm, Hà Lan bị hạ thấp 0,1- 12cm) nhưng có khi lại xảy ra hết sức đột ngột (động đất, núi lửa, sóng thần …)
HĐ2:cá nhân.
-Hiện tượng núi lửa, động đất sinh ra từ lớp nào của Trái đất?
HS quan sát tranh về núi lửa. -Nêu cấu tạo của núi lửa?