III. TỔNG QUAN VÀ PHÂN TÍCH, SO SÁNH VỀ NHÓM CÁC SẢN PHẨM
4. Định hướng phát triển của VPBank đối với sản phẩm
a. Trình độ chuyên môn:
- Nâng cao trình độ chuyên môn của chuyên viên tư vấn khách hàng.
- Năng lực để giải quyết các vấn đề chuyên môn, năng lực dự đoán sự biến động của nền kinh tế nói chung và sự phát triển của mảng tín dụng tiêu dùng nói riêng.
- Uy tín trong các mối quan hệ xã hội.
- Năng lực tự trau dồi bản thân, nâng cao kiến thức chuyên môn, hiểu biết xã hội. - Tận tâm với công việc, nhiệt tình trong công cuộc xây dựng sự nghiệp của mình
và của ngân hàng. b. Chính sách cho vay.
- Đơn giản hoá chính sách cho vay tín dụng.
- Đưa ra các chính sách mới của ngân hàng mềm dẻo và linh hoạt.
c. Lãi suất: Sử dụng công cụ lãi suất linh hoạt và dựa trên lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước để tăng khả năng cạnh tranh.
d. Chất lượng thu thập thông tin: Ngân hàng cần nâng cao chất lượng thông tin hơn.
- Đối với khách hàng: bằng cách tìm các nguồn thông tin khác nhau như: bạn
hàng, người thân, họ hàng, anh em, những người xung quanh khách hàng, cơ quan chủ quản của khách hàng đã có quan hệ tín dụng trước đây…
- Đối với thị trường: thông tin về các mặt hàng sản phẩm trong nền kinh tế, về
giá cả và chất lượng.
- Đối với nguồn thông tin về đối thủ cạnh tranh: nắm được thông tin về đối thủ
cạnh tranh để thiết lập cho mình một kế hoạch phát triển hoàn chỉnh, chiến lược cạnh tranh phù hợp.
e. Áp dụng công nghệ hiện đại: Ngân hàng cần thực hiện hiện đại hoá các dịch vụ ngân hàng nhằm mục tiêu mở rộng và phát triển các dịch vụ thanh toán, cho vay, kiểm duyệt, giải ngân hiện đại, nhanh chóng, thuận tiện cho khách hàng. Muốn thực hiện được mục tiêu này thì ngân hàng cần phải:
- Xây dựng cơ sở hạ tầng và công nghệ tin học hiện đại.
- Đồng nhất, gắn kết với nhau nhằm đem lại những dịch vụ tốt nhất để phục vụ cho các đối tượng khách hàng đến với ngân hàng.
f. Hoạt động marketing: Ngân hàng cần mở rộng hoạt động marketing và triển khai mạnh hơn chiến lược marketing như:
- Khách hàng mục tiêu: Đối với sản phẩm cho vay tín chấp cá nhân khách hàng mà VP cần tập trung là các bạn trẻ có nhu cầu tiêu dùng cao .
- Thị trường mục tiêu: Phân khúc thị trường của sản phẩm này của VPbank nên tập trung vào các đô thị, thành phố lớn nơi có mức sống và nhu cầu chi tiêu lớn. - Định vị sản phẩm:
Hướng tới thu hút những người: Trẻ tuổi, năng động, người độc thân, tự lập, trong độ tuổi 25-32. Đối tượng là những người có dòng thu nhập ổn định đảm bảo được việc trả nợ theo kế hoạch.
Phục vụ nhanh chóng, thuận tiện với tiêu chuẩn đồng nhất. Thấu hiểu nhu cầu khách hàng.
- Marketing mix: Ngoài quảng cáo rầm rộ thì ngân hàng cần sử dụng tối đa nguồn lực marketing linh hoạt: mỗi cán bộ, nhân viên của ngân hàng là một chuyên gia Marketing. Tạo được những chiến lược MKT hợp lí để phát triển sản phẩm một cách tốt nhất.