1. Một số chiến lược cho hoạt động kinh doanh của Techcombank:
1.1 Chiến lược chung để phát triển hoạt động kinh doanh toàn diện:
Việc quay trở lại của COVID trong năm 2021 mỗi ngân hàng đều phải có những phương hướng và chiến lược vững chắc để duy trì hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ở hiện tại và trong tương lai sắp tới. Tầm nhìn của Techcombank là “Chuyển đổi ngành tài chính – Nâng tầm giá trí sống”, và giúp đỡ người dân, doanh nghiệp vượt qua những thử thách. Ngoài những định hướng trước đó đã đưa ra, một số những chiến lược phù hợp với hoàn cảnh dịch bệnh:
Thứ nhất, tập trung vào các nguồn có thể tạo lợi nhuận lớn nhất như tiền gửi không kỳ
hạn cho vay mua nhà, chuỗi giá trị bất động sản và quản lý gia sản đồng thời vẫn tiếp tục đa dạng hóa vào các lĩnh vực khác để tối ưu hóa lợi nhuận, rủi ro và cho phép Ngân hàng có thể tham gia vào những cơ hội mới.
Thứ hai, Lấy khách hàng làm trọng tâm. Để thực sự hiểu khách hàng là một điều vô
cùng khó chính vì vậy Ngân hàng phải luôn chia theo các phân khúc phục vụ với các giải pháp riêng biệt được may đo phù hợp, phục vụ theo cả hành trình để tạo nên chuỗi giá trị tốt nhất cho khách hàng.
Thứ ba, tiếp tục đẩy mạnh đầu tư vào giải pháp số hóa giao dịch ngân hàng để cung cấp
công cụ giao dịch điện tử Tiện lợi - Nhanh chóng - Bảo mật và an toàn sức khỏe, giúp khách hàng có thể giao dịch từ xa, hạn chế tiếp xúc tiền mặt và giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm COVID-19.
Cuối cùng, mang phương châm “Vượt trội hơn mỗi ngày” và cùng đồng hành với cộng đồng Techcombank cũng hỗ trợ khẩn cấp cuộc chiến chống chống Covid-19 với mục tiêu “Không một ai bị bỏ lại phía sau vì dịch bệnh”. Dưới sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, Techcombank ủng hộ 60 tỉ đồng tại chương trình “Lễ ra mắt Quỹ vaccine phòng Covid-19 và phát động ủng hộ quỹ”. Bên cạnh đó, ngân hàng còn hỗ trợ máy thở và các thiết bị y tế khác để chung sức cùng cả nước chống dịch với con số lên tới hàng chục tỉ đồng.
1.2. Chiến lược riêng cho các hoạt động kinh doanh của Techcombank:
Để có thể vừa giữ được chỗ đứng vững vàng mà vẫn có thể phát triển cải thiện các hoạt động ta cần phải có một chiến lược phương pháp đi cụ thể cho từng hoạt động. Vì vậy, nhóm đã đưa ra một số kiến nghị như sau:
Chiến lược trong hoạt động huy động vốn: (i)Thực hiện tốt công tác phân tích thị
trường huy động vốn. Việc phân tích thị trường vốn giúp ngân hàng kịp thời đưa ra các chiến lược phù hợp với từng thời kì, từng giai đoạn phát triển của các sản phẩm mới; (ii) Đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ huy động vốn. đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ ngân hàng thông qua áp dụng các tiến bộ công nghệ hiện đại sẽ thu hút được nhiều khách hàng, tăng được nguồn vốn huy động, giúp ngân hàng có khả năng phân tán, hạn chế rủi ro, nâng cao cạnh tranh trên thị trường; (iii) Áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt đáp ứng với sự biến động của thị trường. Sử dụng chính sách lãi suất hợp lý sẽ thu hút các nguồn vốn trong xã hội, là công cụ để ngân hàng thu hút tiền gửi và là yếu tố cấu thành phần lớp thu nhập và chi phí của ngân hàng; (iv)Gắn liền việc huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả. Trong hoạt động ngân hàng, nguồn vốn và sử dụng vốn có mối quan hệ tác động hỗ trợ lẫn nhau. Việc sử dụng vốn hiệu quả trong thời gian này sẽ thúc đẩy mối quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng của mình. (v) Xây dựng chính sách tiếp cận và chăm sóc khách hàng hiệu quả tại thời điểm này là rất quan trọng văn hóa ngân hàng sẽ có ý nghĩa quyết định thành công của các chiến lược huy động vốn ở hiện tại và tương lai. (vi) Tiếp tục mở rộng hình thức sử dụng tài khoản cá nhân.
Chiến lược trong hoạt động vay vốn: Tiếp tục hoàn thiện chính sách tín dụng. Mở rộng
quan hệ với các đơn vụ hỗ trợ hoạt động ngân hàng: cho vay mua nhà, mua ô tô, triển khai cho vay gián tiếp. Việc nâng cao hiệu quả hoạt động của marketing ngân hàng là vô cùng quan trọng. Các nguồn nhân lực phải luôn được nâng cao, bồi dưỡng.
Chiến lược trong hoạt động đầu tư tài chính: Để kiểm soát được rủi ro mà vẫn đảm
bảo khả năng sinh lời khi đầu tư tài chính, trong bối cảnh hiện nay, ngân hàng cần áp dụng nguyên tắc số một là “không bỏ trứng chung một giỏ”, tức là đa dạng hoá các kênh đầu tư. Việc lựa chọn kênh đầu tư an toàn và kiểm soát tốt rủi ro là hai trong nhiều giải pháp để người đầu tư cá nhân có thể vượt qua được những khó khăn về nguồn vốn, bù đắp được một phần thiếu hụt trong thanh khoản mà vẫn sinh lời cho ngân hàng. Một số kênh nên quan tâm đầu tư trong thời gian này như: Kênh đầu tư vàng; Đầu tư vào các chứng khoán nợ (như trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi, cổ phiếu ưu đãi,...); Đầu tư vào chứng khoán kinh doanh.
Chiến lược trong hoạt động ngoại hối: Với hoạt động ngoại hối, nhóm kiến nghị Ngân
hàng kỹ thương Việt Nam Techcombank nên: Sử dụng linh hoạt hơn các công cụ kinh doanh ngoại hối giúp cho khách hàng có nhiều lựa chọn hơn như giao dịch quyền chọn, giao dịch tương lai, Sáng tạo và dám mạo hiểm trong việc áp dụng các nghiệp vụ kinh doanh mới nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường bên cạnh đó khai thác triệt để các nghiệp vụ truyền thống; Mở rộng đối tượng kinh doanh trên thị trường ngoại hối, hướng tới nhiều đối tượng khách hàng hơn; Mở rộng quy mô kinh doanh, mạng lưới hoạt động ra nước ngoài, muốn được như vậy, trước hết ngân hàng phải đi tắt, đón đầu trong việc ứng dụng được các công nghệ hiện đại; Kết nối mạng với các NHTM khác và với các thị trường ngoại hối lớn, giúp luân chuyển ngoại hối thông suốt, linh hoạt và hiệu quả.
2. Nếu bản thân là một nhà lãnh đạo ngân hàng sẽ có một số chiến lược hoạt động trong thời kì dịch bệnh.
Thứ nhất, Thiết lập văn hóa rủi ro trên toàn hệ thống. Thách thức lớn nhất của các ngân
hàng tại thời điểm này là làm sao để kết nối giữa văn hóa rủi ro và văn hóa kinh doanh của ngân hàng. Cùng với đó là làm sao để thúc đẩy các nhân viên thực hiện văn hóa rủi ro trong khi họ có rất nhiều áp lực và động lực để chạy theo các mục tiêu kinh doanh. Các giải pháp về đào tạo và tăng cường trao đổi trong nội bộ ngân hàng được xem là các biện pháp quan trọng và đã được đẩy mạnh thực thi.
Thứ hai, Cơ cấu lại các lĩnh vực hoạt động, tập trung vào các lĩnh vực chính, ít rủi ro
và có lợi nhuận biên cao. Cơ cấu lại các nguồn thu nhập, cắt bỏ các lĩnh vực hoạt động tiềm ẩn quá nhiều rủi ro và tập trung trở lại vào các lĩnh vực kinh doanh truyền thống, đặc biệt là các hoạt động có thể mang lại mức lợi nhuận biên cao như cho vay bán lẻ, Các hoạt động thu phí dịch vụ như kinh doanh bảo hiểm, phát triển các hoạt động thanh toán, quản lý tài sản…
Thứ ba, Tích cực phát triển các Mô hình ngân hàng số (hoàn toàn) và ngân hàng
chuyển đổi số phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của người dân trong mùa dịch căng thẳng hiện nay.
Thứ tư, Phát triển mô hình đa kênh kết nối. Cung cấp một mạng lưới cung cấp dịch vụ:
chi nhánh, phòng giao dịch hữu hình; ATM, POS; hệ thống internet banking,...tiếp tục hướng tới mô hình đa kênh kết nối, không chỉ cung cấp dịch vụ đa dạng trên tất cả các
kênh mà còn thực hiện kết nối các kênh trên cơ sở một hệ thống xử lý dữ liệu tập trung, thông qua đó mang lại cho khách hàng trải nghiệm đồng nhất ngay cả khi họ sử dụng dịch vụ trên nhiều kênh khác nhau.
Thứ năm, Tái thiết lập vai trò là tổ chức cung cấp và tư vấn dịch vụ tài chính đáng tin
cậy, định hướng lấy khách hàng làm trung tâm. Hướng tới cung cấp cho khách hàng gói giải pháp tốt nhất; đồng thời, các sản phẩm được cá nhân hóa, tập trung vào trải nghiệm của từng khách hàng.
Cuối cùng, Thiết lập hệ sinh thái chung, trong đó ngân hàng đóng vai trò trung tâm
cung cấp dịch vụ tài chính, điều phối để đáp ứng các nhu cầu của cuộc sống. Trong xu hướng phát triển của các chủ thể mới trong hệ thống cung cấp dịch vụ tài chính, đặc biệt là các công ty Fintech là xu hướng không thể đảo ngược. Thay vì đặt mình vào vị trí cạnh tranh, ta có thể biến các tổ chức mới xuất hiện trở thành hệ thống đối tác đóng vai trò vệ tinh trong một hệ sinh thái dịch vụ tài chính mà ngân hàng làm trung tâm.
KPT BÀI
Trải qua khoảng thời gian dịch bệnh kéo dài, suy thoái kinh tế là điều không thể tránh khỏi và phải chấp nhận đánh đổi để bảo vệ sức khỏe của người dân Việt Nam. Dưới tác
động của đại dịch Nhà nước cũng đã ban hành những chính sách giúp các doanh nghiệp, tư nhân có thể vững vàng vượt quá cơn bão này, với NHTM nói chung và Techcombank nói riêng đã áp dụng đúng đắn chỉ thị Chính phủ, Ngân hàng nhà nước đưa ra. Tuy vậy, trên thực tế không các Ngân hàng thương mại cũng chịu ảnh hưởng và tổn thất không nhỏ trước thách thức của Covid-19. Vì vậy, các NHTM phải nhận thức được tầm quan trọng của mình từ đó đánh giá được những khó khăn và cơ hội để có giải pháp ứng phó kịp thời nhằm giảm thiểu những rủi ro trong thời điểm hiện tại và sau dịch bệnh.
Lần bùng dịch thứ tư này, chúng ra đã dần quen với viếc “sống chung với dịch bệnh” ở thời điểm hiện tại, các vấn đề dần được giải quyết ổn thỏa. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất của Việt Nam là sau khi hết dịch phải ổn định lại nền kinh tế và tăng trưởng trở lại bình thường. Tác động của COVID đã làm gia tăng bất bình đẳng trong xã hội, nguồn thu cá nhân giảm mạnh từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến tỉ lệ cung-cầu trên toàn thị trường. Ngoài ra, sau dịch chúng ta cũng chưa thể mở lại cửa khẩu giao lưu ngày với thị trường bên ngoài. Việc quay trở lại phát triển với nhịp kinh tế như những lần bùng dịch trước và trước dịch là rất khó khăn.
Chính vì vậy, Việt Nam cần phải tìm ra hướng đi mới thay thế cho những động lực tăng trưởng truyền thống đang yếu đi, đồng thời quản lý được tình trạng bất bình đẳng gia tăng trong xã hội. Để tìm ra phương pháp, chiến lược mới một trong những người đồng hành với Nhà nước không ai khác chính là các Ngân hàng thương mại, chỉ khi Ngân hàng thương mại tiếp tục tạo điều kiện cho Doanh nghiệp và người dân khó khăn phát triển kinh doanh sau dịch thì khoảng cách giai cấp trong xã hội mới bước đầu được cải thiện.
Ngoài ra, phải tiếp tục xu hướng phát triển toàn cầu, gây dựng liên minh chiến lược giữa với các quốc gia, đẩy mạnh công nghệ số, giáo dục trực tuyến, khám chữa bệnh từ xa, chia sẻ dữ liệu số hóa và qua đó giúp đáng ứng nhu cầu đang tăng nhanh về dịch vụ có chất lượng của tầng lớp trung lưu trong nước.
DANH MNC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]: Vietnam's GDP shrinks 6.17% in Q3, hurt by pandemic lockdowns, https://asia.nikkei.com/Economy/Vietnam-s-GDP-shrinks-6.17-in-Q3-hurt-by-pandemic-
[2]: Một số nét chính ngân hàng tmcp kỹ thương Việt Nam. Báo cafef.vn. Cập nhật: 22/05/2018
[3][4]: Theo Đồng Tiến. GDP Quý 3/2021 tăng trưởng âm 6,17%. Báo Vietbao.vn. Cập nhật: 19:50 ngày 29/09/2021. https://vietbao.vn/gdp-quy-3-2021-tang-truong-am-6-17- 272562.html
[5]: Theo An An. Lợi nhuận trước thuế năm 2020 của Techcombank đạt 15,8 nghìn tỷ. Báo Công an nhân dân online. Cập nhật: 22:31 ngày 27/01/2021.
[6]: Theo Ánh Dương. Tỷ lệ Casa cao kỷ lục, Techcombank dẫn dắt thị trường số. Báo cafef.vn/ . Cập nhật: 13:30 PM ngày 17/03/2021.
[7]: Thời báo Ngân hàng. Ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam có tỉ lệ CASA vượt
45%.https://bitly.com.vn/2eh1nf. Trang chủ Techcombank.
[8]: Theo Lê Huy. Việc giảm lãi suất cho vay ảnh hưởng ra sao tới Techcombank?. Báo vietnambiz.vn/. Cập nhất: 21:10 ngày 22/07/2021.
[9]: Lãi suất cơ sở đã ban hành dành cho Khách hàng cá nhân/ Hộ kinh doanh. https://www.Techcombank.com.vn/cong-cu-tien-ich/lai-suat/lai-suat-co-so/lai-suat-co-so- da-ban-hanh-danh-cho-khach-hang-ca-nhan-ho-kinh-
[10]: Tiếp nối đà tăng trưởng mạnh mẽ của 2020 với kết quả tài chính ấn tượng trong
Quý 1/2021.https://www.Techcombank.com.vn/gioi-thieu/goc-bao-chi/thong-cao-bao- chi/ket-qua-tai-chinh-trong-quy-1-2021
[11]: Khẳng định vị thế dẫn đầu nhóm ngân hàng tư nhân. Báo Cafef.vn
[12]: 37 ngân hàng tiếp tục miễn, giảm phí chuyển tiền lần 2. Báo Ngân hàng Nhà nước. Cập nhật: 25/03/2020.
[13]: http://data.masvn.com/vi/Com_Document/TCB/
[14]: Theo Hikari Vu. Phân tích Báo cáo tài chính Ngân hàng Techcombank Quý 2 2021. https://baocaotaichinh.org/phan-tich-bao-cao-tai-chinh-ngan-hang-Techcombank-q2-21/ . Báo baocaotaichinh.org. Cập nhật: 25/07/2021