Kết quả đat đƣợc

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng nông nghiệp nông thôn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện hòn đất (Trang 37 - 41)

2010 2012 – ĐVT: Triệu đồng

3.4.1Kết quả đat đƣợc

- Về nguồn vốn: Trong 3 năm vừa qua tổng nguồn vốn ngân hàng có sự tăng trưởng khá mạnh. Mức tăng trưởng tăng trên 12% mỗi năm, đây cũng là mức tăng trưởng tương đối khá.

- Về tình hình doanh số cho vay nông nghiệp: Doanh số cho vay hàng năm đều tăng với một tỷ lệ khá cao. Trong đó cho vay sản xuất nông nghiệp chiếm một tỷ trọng lớn và ổn định hơn so với các ngành khác.

- Tình hình thu nợ: Doanh số thu nợ qua các năm cũng tăng nhanh do sự tăng trưởng của doanh số. Điều này cho thấy hiệu quả tín dụng cũng được nâng cao.

- Về kết quả kinh doanh: Tốc độ tăng của doanh thu tăng nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí điều này đã làm cho lợi nhuận hàng năm tăng mạnh. Chứng tỏ NHNo&PTNT chi nhánh huyện Hòn Đất hoạt động có hiệu quả trong kinh doanh của ngân hàng.

- Về kinh tế ở địa phương: nền kinh tế cũng có sự phát triển mạnh do được sự hỗ trợ của chính sách Nhà nước. Như “chương trình Tam Nông” đã tạo điều kiện cho người nông dân mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất. NHNo&PTNT luôn là nguồn vốn chủ yếu để người nông dân tiếp cận dễ dàng. Làm cho đời sống ở nông thôn cũng được nâng cao .

3.4.2 Những hạn chế

- Nợ quá hạn hàng năm cũng tăng theo doanh số cho vay của ngân hàng. - Nợ xấu hàng năm cũng tăng theo mức thu nợ.

- Công tác thu nợ vẫn còn chậm. - Quy trình cho vay còn nhiều hạn chế. 3.4.3 Nguyên nhân của hạn chế - Nợ quá hạn tăng là do:

+ Ở địa phương những năm gần đây người dân gặp thiên tai, dịch bệnh xảy ra làm ảnh hưởng đến thu nhập.

+ Do cán bộ tín dụng chưa kiểm tra tốt việc sử dụng vốn sau khi cho vay dẫn đến khách hàng sử dụng vốn sai mục đích.

+ Do vay tín dụng nông nghiệp mà chủ yếu là sản xuất nông nghiệp nên mang tính mùa vụ. Việc trả nợ phụ thuộc vào thu nhập nông nghiệp và chịu sự ảnh hưởng của thời vụ.

-Nợ xấu tăng:

+ Do ảnh hưởng của thời tiết làm thiệt hại lớn cho người sản xuất.

+ Ảnh hưởng của giá cả thị trường làm cho chi phí tăng cao. Sản xuất bị thua lỗ gây mất khả năng trả nợ nên nợ xấu vẫn tăng theo khoản vay và nợ quá hạn.

-Thu hồi nợ chậm trễ:

+ Do lượng khách hàng quá đông nên công tác thu nợ có phần chậm. + Khách hàng chưa quan tâm đến hạn trả khi vay, nên thường trả nợ chậm hơn thời gian quy định trong hợp đồng.

-Công tác cho vay còn chậm:

+ Do một số thủ tục trong hợp đồng còn chịu ảnh hưởng bởi quy định của pháp luật.

+ Chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa ngân hàng và khách hàng với chính quyền địa phương.

CHƢƠNG 4

NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG

NGIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN HÕN ĐẤT

4.1 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƢƠNG HƢỚNG HOẠT ĐỘNG

CỦA CHI NHÁNH

4.1.1 Thuận lợi

- Tình hình kinh tế chính trị của huyện Hòn Đất ổn định, kinh tế luôn luôn - có mức tăng trưởng trên 10%/năm và ổn định.

- Được sự quan tâm của chính quyền địa phương cũng như các ngành, các ban ngành, các đoàn thể xã hội…nên NHNo&PTNT Hòn Đất luôn thuận lợi trong việc chuyển tải vốn tín dụng phục vụ trong các lĩnh vực kinh tế nhất là nông dân ở nông thôn để có hướng đầu tư đúng và đạt hiệu quả cao.

- Thương hiệu NHNo&PTNT chính là một trong những điểm mạnh giúp chi nhánh luôn chiếm thị phần khá cao so với các tổ chức tín dụng khác.

- Là Ngân hàng Thương mại doanh nghiệp Nhà nước luôn tiên phong trong đổi mới công nghệ hiện đại, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, mạng lưới rộng.

- Đội ngũ cán bộ nhiệt tình đoàn kết và có nhiều kinh nghiệm bổ ích từ hoạt động kinh doanh thực tiễn, nắm vững điều lệ tín dụng trong quá trình cho vay và quy trình nghiệp vụ được vận hành khá chặt chẽ.

4.1.2 Khó khăn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Sản xuất nông nghiệp luôn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, mặt khác khách hàng của khách hàng đa số là những hộ sản xuất nông nghiệp nên việc đầu tư tín dụng còn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên việc thu hồi vốn gặp nhiều khó khăn.

- Cùng với sự phát triển ngày càng cao về kinh tế xã hội của tỉnh nhà, các - tổ chức tín dụng ngày càng phát triển về số lượng lẫn chất lượng. Dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt của các tổ chức tín dụng, gây nhiều khó khăn cho ngân hàng trong việc kinh doanh.

- Tình trạng quá tải tín dụng do nhân viên của ngân hàng còn quá ít so với số khách hàng trên địa bàn huyện, Đặc biệt, là vào các mùa vụ sản xuất đông xuân và hè thu số hộ nông dân đến vay rất nhiều trong khi nguồn vốn huy động cùa ngân hàng lại không đáp ứng đủ nhu cầu khách hàng nên cần phải xin vốn điều chuyển của ngân hàng cấp trên.

4.1.3 Phƣơng hƣớng hoạt động của ngân hàng trong thời gian tới

- Tiếp tục phát triển, giữ vững và phát huy là Ngân hàng Thương mại Nhà nước có vai trò chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính nông thôn.

- Thực hiện định hướng của ngành, gắn liền kế hoạch phát triển kinh tế địa phương thực hiện tốt chính sách cho vay ưu đãi hỗ trợ nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

- Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, công nghệ ngân hàng theo hướng hiện đại hóa, cung cấp các tiện ích đáp ứng yêu cầu của khách hàng, đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh và hội nhập.

- Tập trung đẩy mạnh huy động vốn đảm bảo mức tăng trưởng bình quân trên 20 – 25%/năm, tăng trưởng dư nợ trên 15%/năm, đảm bảo ổn định đời sống cán bộ nhân viên.

- Chú trọng công tác đào tạo cán bộ về nghề nghiệp và chuyên môn nghiệp vụ, phong cách giao tiếp khách hàng.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng nông nghiệp nông thôn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện hòn đất (Trang 37 - 41)