2. 1.Qui trình truyền dữ liệu
2.1.1. Truyền và nhận dữ liệu đường xuống (Downlink Tramsmission and
Reception)
Hình 2.1 cho thấy quy trình sử dụng truyền và nhận dữ liệu đường xuống. Trạm gốc bắt đầu quy trình bằng cách gửi đến thiết bị di động một lệnh lập lịch (scheduling command)
(Bước 1) được viết bằng cách sử dụng thông tin điều khiển đường xuống (DCI) và được truyền trên kênh vật lý điều khiển hướng xuống (PDCCH). Lệnh lập lịch cảnh báo thiết bị di động về lần truyền dữ liệu sắp tới và cho biết nó sẽ được gửi như thế nào, bằng cách chỉ định các tham số như lượng dữ liệu, phân bổ khối tài nguyên và sơ đồ điều chế.
Trong bước 2, trạm gốc truyền dữ liệu trên kênh chia sẻ đường xuống (DL-SCH) và kênh vật lý dành cho việc chia sẻ theo đường xuống (PDSCH). Dữ liệu trên mỗi kênh truyền tải được sắp xếp vào trong các khối truyển tải, và có các khoảng thời gian truyền tải cho mỗi khối được gọi là TTI (Transmission Time Interval) là 1 ms trong LTE. Để phản hồi (Bước 3), thiết bị di động gửi đi bản tin ARQ đã được xác nhận để xác định dữ liệu có đến có chính xác hay không. Gửi bản tin xác nhận trên kênh vật lý dành cho việc chia sẻ (PUSCH) nếu truyền dữ liệu đường lên với cùng khoảng thời gian truyền tải. Nếu không thì sẽ truyền trên kênh vật lý điều khiển hướng lên (PUCCH).
Hình 2.1 Quy trình truyền và nhận dữ liệu đường xuống.
Thông thường, trạm gốc di chuyển đến một khối truyền tải mới sau một đáp ứng chấp nhận tích cực và truyền lại khối ban đầu sau một đáp ứng chấp nhận tiêu cực. Tuy nhiên nếu trạm gốc đạt đến số lần truyền lại tối đa nhất định mà không nhận được phản hồi tích cực, thì nó vẫn chuyển sang một đường truyền mới, với lý do bộ đệm nhận của thiết bị
di động có thể bị hỏng do bị nhiễu. Sau đó, giao thức điều khiển liên kết vô tuyến (RLC) sẽ giải quyết vấn đề bằng cách gửi lại khối truyền tải từ đầu.
Thời gian truyền sử dụng đường xuống như sau: Lệnh lập lịch nằm trong vùng điều khiển ở đầu khung cấp thấp (sub-frame) đường xuống, trong khi đó khối truyền tải nằm ở vùng dữ liệu với cùng với cùng khung cấp thấp (sub-frame). Trong mode FDD, có khoảng thời gian trễ cố định là 4 khung cấp thấp giữa khối truyền tải và đáp ứng chấp nhận tương ứng, giúp trạm gốc khớp 2 phần thông tin với nhau. Ở mode TDD, độ chễ là từ 4 đến 13 khung cấp thấp.