Trong bối cảnh hội nhập quốc tế đòi hỏi chúng ta cần có những thay đổi để đáp ứng các nhu cầu trên thị trường quốc tế. Chúng ta đã thấy được sức mạnh của yếu tố nước ngoài đến thị trường chúng ta như thế nào. Trước yêu cầu cấp bách trên chúng ta cần có biện pháp phát triển các công ty chứng khoán. Một kế hoạch phát triển các công ty chứng khoán đã được Chính Phủ phê duyệt và thuộc kế hoạch phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam. Ngày 6 tháng 10 năm 2006 được Bộ Tài Chính ban hành và kế hoạch phát triển các công ty chứng khoán đã được Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước xây dựng với những mục tiêu, kế hoạch, lộ trình thực hiện cụ thể. Kế hoạch thực hiện nhằm đạt được ba mục tiêu : thứ nhất, làm tăng quy mô và nguồn lực của các công ty chứng khoán để đáp ứng nhu cầu hội nhập phát triển. Thứ hai, là áp dụng thông lệ tốt nhất về quản trị công ty đối với công ty chứng khoán. Mục tiêu thứ ba là mở cửa thị trường dịch vụ tài chính theo lộ trình hội nhập đã cam kết. Để có thể đạt được các mục tiêu này chúng ta cần triển khai các hoạt động cần thiết. Các hoạt động cần thực hiện gồm bốn nội dung chính.
* Nội dung đầu tiên, là phải xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Chứng Khoán mới. Trong nội dung này cần thực hiện các nhiệm vụ nhỏ khác. Đó là xây dựng văn bản hướng dẫn về mức vốn pháp định đối với công ty chứng khoán và lộ trình thực hiện tăng vốn của các công ty chứng khoán. Đồng thời phải đạt được về mặt số lượng và mặt chất lượng trong việc thực hiện Luật Chứng Khoán, bằng các công cụ như sửa đổi văn bản hướng dẫn về thuế, phí và lệ phí đối với công ty chứng khoán theo hướng đưa lĩnh vực kinh doanh chứng khoán ra khỏi nghành nghề có ưu đãi đầu tư. Hoặc thông qua tăng mức lệ phí cấp giấy phép kinh doanh chứng
khoán. Áp dụng cơ chế cho phép trích lập và sử dụng nguồn thu từ lệ phí cấp phép kinh doanh theo hướng gắn với thu nhập và quyền lợi của người chịu trách nhiệm thẩm định cấp giấy phép và giám sát hoạt động của các công ty chứng khoán.
* Nội dung thứ hai, Nâng cao quy mô năng lực và chất lượng dịch vụ của các công ty chứng khoán cung cấp, và áp dụng thông lệ tốt nhất về công ty chứng khoán. Bằng cách ban hành và áp dụng điều lệ mẫu đối với công ty chứng khoán, xây dựng và ban hành bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp cho người hành nghề kinh doanh chứng khoán. Xây dựng và áp dụng chương trình đào tạo chuyên sâu cho lãnh đạo và người hành nghề kinh doanh chứng khoán của công ty. Từ đó nâng cao trình độ năng lực của lãnh đạo và toàn bộ nhân viên thực hiện nhiệm vụ kinh doanh, tiếp xúc trực tiếp và quản lý tiền, chứng khoán của khách hàng thì đều phải có chứng chỉ. Đồng thời khuyến khích các công ty chứng khoán mở rộng mạng lưới hoạt động, trên cơ sở liên kết với các ngân hàng được cấp phép cung cấp các dịch vụ lưu ký chứng khoán dưới hình thức đại lý nhận lệnh hoặc phòng giao dịch.
* Nội dung tiếp theo, phát triển công tác quản lý giám sát của các cơ quan quản lý công ty chứng khoán. Công tác giám sát dựa trên cơ sở giám sát đối với từng vấn đề. Giám sát hồ sơ về điều kiện cấp phép kinh doanh của các cá nhân, tổ chức. Thực hiện giám sát trước cấp phép đối với tổng giám đốc theo pháp luật. Từ đó đảm bảo được năng lực của công ty chứng khoán sau khi được thành lập. Nghiên cứu áp dụng việc giám sát công ty chứng khoán trong quá trình hoạt động dựa trên các tiều chí đánh giá rủi ro. Đây là mô hình tiên tiến May_Sin dựa trên cơ sở tự đinh giá của công ty và giám sát công ty của Sở giao dịch và Ủy ban chứng khoán. Thông qua đó cung cấp cho công ty chứng khoán một cái nhìn toàn diện về chính bản thân để từ đó có thể xác định, quản lý, giám sát những rủi ro trong kinh doanh. Ngoài ra, công tác giám sát thanh tra cần tổ chức lại theo hướng có ban chuyên trách thực hiện việc giám sát tuân thủ đối với hoạt động của công ty chứng khoán. Ban cưỡng chế được lập ra để thực thi pháp luật, xác định phạm
vi giám sát giữa các Trung tâm giao dịch chứng khoán và Sở giao dịch với các đơn vị khác trong Ủy ban chứng khoán. Cùng với các hoạt động trên là đào tạo chuyên môn cho cán bộ nhân viên của Uỷ ban chứng khoán nhà nước. Và bổ sung, sửa đổi chế độ kê toán trong công ty chứng khoán nhằm đảm bảo quản lý hoạt động kinh doanh chứng khoán một cách minh bạch, bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.
* Nội dung cuối cùng của kế hoạch là thực hiện lộ trình hội nhập quốc tế và khu vực cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp dịch vụ kinh doanh chứng khoán ở Việt Nam. Đó là việc ban hành văn bản hướng dẫn công ty chứng khoán nước ngoái mở chi nhánh và văn phòng đại diện tại Việt Nam. Và về góp vốn thành lập công ty chứng khoán tại Việt Nam, cùng với thành lập công ty chứng khoán 100% vốn nước ngoài. Đây là điều hoàn toàn phù hợp trong xu hướng phát triển trong tương lai.
Như vậy, trong vài năm tới khi hoàn thành kế hoạch phát triển công ty chứng khoán và thị trường chứng khoán. Lúc đấy thị trường chứng khoán của chúng ta sẽ thay đổi hơn hiện tại bây giờ để đáp ứng nhu cầu hội nhập thế giới. Sau đây tôi xin trình bày những đánh giá của hoạt động TTCK 2005 và những nhiệm vụ phát triển TTCK năm 2006.
Thứ nhất, những hoạt động của TTCK năm 2005:
* Những kết qủa đạt được: Thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2005 đã có bước phát triển khá, hoạt động thị trường tương đối sôi động, tạo niềm tin và sự hứng khởi cho các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài, tạo cơ sở phát triển mạnh TTCK trong giai đoạn tới, thể hiện trên các nội dung chủ yếu sau:
-Hoạt động đấu giá cổ phần hoá và phát hành cổ phiếu ra công chúng làm cho thị trường sơ cấp phát triển; đồng thời cũng tạo thêm hàng hoá mới cho thị trường thứ cấp.
- Thực hiện Nghị định 187/CP về chuyển đổi các DNNN thành công ty cổ phần, các TTGDCK đ• tổ chức đấu giá cổ phần cho 64 doanh nghiệp, thu
về gần 4.574 tỷ đồng, gấp gần 1,5 lần giá trị mệnh giá và tăng hơn 527 tỷ đồng so với giá khởi điểm. Các công ty chứng khoán đã tư vấn niêm yết và tổ chức đấu giá cho trên 500 doanh nghiệp.
-Trong năm 2005, có 5 công ty cổ phần phát hành cổ phiếu ra công chúng huy động 132,6 tỷ đồng; 10 công ty đã niêm yết trên TTGDCK TP Hồ Chí Minh phát hành thêm cổ phiếu huy động 661,58 tỷ đồng.
- Qui mô thị trường giao dịch chứng khoán tăng với tốc độ lớn nhất trong 5 năm qua. So với năm 2004, tổng giá trị chứng khoán niêm yết và đăng ký giao dịch (theo mệnh giá) tăng 64%; giá trị thị trường của chứng khoán niêm yết và đăng ký giao dịch tăng gấp 1,6 lần, tương đương 6,1% GDP năm 2005 (so với mức 3,9% năm 2004) trong đó cổ phiếu là 1,2% GDP; có trên 31.000 tài khoản giao dịch chứng khoán, tăng 45%, trong đó số tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài tăng gấp 2 lần.
- Cùng với sự phát triển của TTGDCK TpHCM, việc ra đời của TTGDCK Hà Nội đã góp phần hoàn chỉnh mô hình TTCK Việt Nam.
- TTGDCK thành phố Hồ Chí Minh đã được nâng cấp hệ thống giao dịch nhằm đáp ứng qui mô giao dịch chứng khoán tăng nhanh đồng thời đã tổ chức giám sát các hoạt động giao dịch trên TTCK dảm bảo an toàn, thông suốt.
- TTGDCK Hà Nội đã khai trương hệ thống đấu giá cổ phần hoá từ tháng 3/2005 và đưa hệ thống giao dịch thứ cấp vào hoạt động từ tháng 8/2005. Đến nay đã có 9 công ty đăng ký giao dịch tại TTGDCK Hà Nội với giá trị vốn điều lệ là 1.500 tỷ đồng, vốn thị trường khoảng 1.800 tỷ đồng. Giá trị giao dịch chứng khoán bình quân 2-3 tỷ đồng/phiên. Đây là kết quả bước đầu quan trọng, trên cơ sở đó tăng thêm hàng hoá cho thị trường và hoàn chỉnh cơ chế giao dịch.
- Các tổ chức kinh doanh, dịch vụ chứng khoán phát triển về qui mô và chiều sâu, góp phần tích cực thúc đẩy cổ phần hoá DNNN
- Trong năm có 5/13 công ty chứng khoán tăng vốn điều lệ và bổ sung nghiệp vụ, mức vốn bình quân của các công ty chứng khoán tăng 30% so với
năm 2004 (từ 46,6 lên 60,5 tỷ đồng/công ty), 11/14 công ty được cấp phép hoạt động đủ 5 nghiệp vụ. Nghiệp vụ tự doanh và quản l?ý danh mục đầu tư được các công ty chứng khoán triển khai mạnh. Các công ty chứng khoán tư vấn cổ phần hoá cho 525 doanh nghiệp chiếm 76% số DNNN cổ phần hoá trong năm 2005 và trực tiếp tổ chức đấu giá thành công cho 229 công ty. Nhìn chung các công ty chứng khoán đã kinh doanh có lơi.
- Trong năm 2005 đã có thêm 4 công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán được cấp phép thành lập và hoạt động, trong đó có 3 công ty quản lý quỹ thuộc công ty bảo hiểm, công ty quản lý quỹ liên doanh; Các công ty đã thực hiện quản lý quỹ công chúng, uỷ thác đầu tư và quỹ thành viên lên tới 8.165 tỷ đồng. Hiện các công ty đã có kế hoạch huy động vốn thành lập các quỹ công chúng, quỹ thành viên.
- Quản lý nhà nước về chứng khoán và TTCK năng động và hiệu quả hơn
Có sự chỉ đạo quyết liệt và sát sao của Chính phủ, của Bộ Tài chính trong việc ban hành và thực thi các chính sách tạo hàng hoá cho thị trường, chính sách thu hút các nhà đầu tư trong nước, nước ngoài vào TTCK Việt Nam, cụ thể là:
- Quyết định 528/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ có ý nghĩa tích cực thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá DNNN theo cơ chế mới, đồng thời tạo thêm hàng hoá cho TTCK. Bên cạnh doanh nghiệp lớn như Vinamilk còn có nhiều doanh nghiệp đã và đang tích cực chuẩn bị niêm yết vào năm 2006.
- Sau khi Quyết định 238/QĐ-TTg về tỷ lệ tham gia của nước ngoài được Thủ tướng ban hành, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư hướng dẫn và vai trò của UBCK là giám sát thực hiện. Qui định mới này đã tạo điều kiện cho các công ty quản lý quỹ liên doanh được thành lập, các nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của công ty chứng khoán; Tăng số lượng nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK.
- UBCK đã tổ chức tuyên truyền, phổ cập kiến thức với quy mô lớn nhất trong 5 năm qua. Đã có 41 lớp tập huấn nghiệp vụ, 28 lớp phổ cập kiến thức ra công chúng cho gần 6 nghìn lượt người, đặc biệt là tuyên truyền về cơ chế kết hợp cổ phần hoá với niêm yết, đăng ký giao dịch. Mặt khác, việc liên hệ với các cơ quan báo chí đ• hỗ trợ UBCK truyền tải thông tin TTCK đến với công chúng.
- Bộ Tài chính đã ban hành tiêu chí tài chính đánh giá hoạt động các CTCK, công ty quản lý quỹ; UBCK đã ban hành các quy trình giám sát, thanh tra; TTGDCK Hồ Chí Minh đ• ban hành tiêu chí cảnh báo giao dịch trên Trung tâm. Các quy định này được áp dụng đã góp phần phòng ngừa những rủi ro, tăng cường giám sát từ xa đối với các hoạt động trên TTCK.
* Những hạn chế:
- Quy mô TTCK vẫn còn nhỏ, chưa có nhiều doanh nghiệp lớn tham gia thị trường; chất lượng công bố thông tin, quản trị công ty đã được tăng cường nhưng vẫn chưa đáp ứng được đòi hỏi của thị trường và yêu cầu của hội nhập. - Cấu trúc TTCK chưa hoàn chỉnh, hoạt động của TTGDCK Hà Nội cần được đánh giá để hoàn chỉnh dần cơ chế vận hành cho thị trường này theo hướng phi tập trung. Chưa thiết lập được một thị trường giao dịch trái phiếu riêng biệt.
- Quy mô và chất lượng của các CTCK cần được mở rộng để đáp ứng yêu cầu phát triển thị trường; trong đó cần chú trọng đạo đức nghề nghiệp.
- Hệ thống giám sát, cưỡng chế thực thi của UBCK chưa thực sự hoàn chỉnh; cần có đổi mới về cơ chế và đảm bảo các điều kiện kỹ thuật cần thiết cũng như năng lực cán bộ cho công tác này.
-Trình độ công nghệ thông tin của các TTGDCK, các CTCK còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển tương lai của thị trường.
Thứ hai, mục tiêu và nhiệm vụ năm 2006: * Mục Tiêu Cơ Bản
- Tiếp tục mở rộng quy mô TTCK; phấn đấu tổng giá trị cổ phiếu niêm yết, đăng ký giao dịch trên các TTGDCK đến cuối năm 2006 đạt 2-3% GDP;
- Hoàn thiện thể chế TTCK, trên cơ sở đó cần cấu trúc lại thị trường giao dịch chứng khoán tập trung, nâng cao vai trò của các tổ chức tự quản;
- Tăng cường tính minh bạch, và chất lượng hoạt động của thị trường gắn liền với công tác kiểm toán, công bố thông tin, quản trị công ty và tăng cường công tác quản lý, giám sát thị trường, cưỡng chế thực thi của cơ quan quản lý Nhà nước.
* Nhiêm Vụ Và Giải Pháp -> Nhiệm vụ cơ bản
- Hoàn chỉnh khung pháp lý: Trình Quốc hội thông qua Luật Chứng khoán trong năm 2006 đồng thời với ban hành văn bản hướng dẫn Luật của Chính phủ và Bộ Tài chính.
- Tiếp tục thực hiện các chính sách góp phần phát triển hàng hoá cho TTCK trên cơ sở kết gắn tiến trình cổ phần hóa các DNNN thông qua các hoạt động đấu giá cổ phần hóa, bán bớt phần sở hữu vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương đưa các doanh nghiệp có quy mô lớn vào niêm yết và đăng ký giao dịch.
- Hoàn thiện các thị trường giao dịch chứng khoán và các tổ chức phụ trợ:
- Đối với TTGDCK TP HCM: Cùng với nâng cấp hệ thống giao dịch hiện tại, xây dựng đề án chuyển TTGDCK Tp.HCM thành Sở Giao dịch chứng khoán trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
- Đối với TTGDCK Hà Nội đánh giá lại hoạt động của TTGDCK Hà Nội hiện tại; phối hợp với chuyên gia nước ngoài xây dựng mô hình giao dịch của TTGDCK Hà Nội theo hướng thị trường phi tập trung.
- Xây dựng thị trường giao dịch trái phiếu chuyên biệt, trước mắt là giao dịch trái phiếu Chính phủ theo hướng thị trường phi tập trung kết nối với thị trường mở.
- Nghiên cứu và ban hành quy định cho phép các CTCK được tổ chức giao dịch các chứng khoán không niêm yết trên TTGDCK.
- Đưa Trung tâm Lưu ký chứng khoán vào hoạt động từ quí 2/2006 trên cơ sở chuyển nghiệp vụ lưu ký, thanh toán từ TTGDCK sang TTLKCK đảm bảo không ảnh hưởng đến hoạt động giao dịch bình thường tại các TTGDCK. - Phát triển hệ thống các tổ chức tài chính trung gian:
- Nghiên cứu trình Chính phủ nâng mức vốn pháp định đối với các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán.
- Phối hợp với Hiệp hội Kinh doanh chứng khoán nghiên cứu và ban hành tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp đối với các công ty chứng khoán.
- Khuyến khích các tổ chức tín dụng, bảo hiểm thành lập công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ tham gia TTCK với vai trò là tổ chức trung gian và là nhà đầu tư chứng khoán có tổ chức.