NGÀY BÁC RA Đ

Một phần của tài liệu Chủ tịch Hồ Chí Minh với hoạt động văn hóa nghệ thuật: Phần 2 (Trang 40 - 42)

Khắc tuế

Sáng ngày 2-9-1969, tôi rong ruổi đạp xe từ Khu Văn công Mai Dịch về phố Lý Nam Đế - nơi gia đình tôi sinh sống, bỗng một chiếc xe Commăngca trườn lên đỗ xuỵch trước mặt tôi, người mở cửa xe bước xuống là đồng chí Hồng Cư, Cục phó Cục Tuyên huấn Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam. Mặt ông nghiêm trang, buồn thiu, ông víu vai tôi: “Tuế về đơn vị lấy đồ nghề hóa trang lên Cục có việc gấp!”. Tôi ngơ ngác không hiểu ông muốn nói gì. Đọc được sự băn khoăn của tôi, ông ôm vai tôi đầy tin cậy: “Bác mất rồi!”. Ôi! Tôi khuỵu hai chân xuống, bàng hoàng... Ông lại động viên tôi: “Thôi đi nhanh kẻo lỡ việc”.

Trên đường quay lại Khu Văn công Mai Dịch, tôi cố trấn tĩnh nhưng nước mắt cứ nhoè đi, phải hết sức bình tĩnh kẻo anh chị em biết thì lôi thôi đấy!

Về đến nơi, với tư cách Trưởng đoàn, tôi giao nhiệm vụ cho Nguyễn Minh Đạo và Ngô Huy Chính - họa sĩ mang đồ nghề hóa trang đi theo tôi làm nhiệm

vụ đặc biệt. Quân lệnh như sơn! Ngô Huy Chính sửa soạn rất nhanh rồi ra xe cùng tôi đi đến địa điểm đã định. Đến nơi, tôi thấy các đồng chí trong Bộ Chính trị và nhiều đồng chí Trung ương đã có mặt, các đồng chí đang khóc. Tôi và Huy Chính lại oà lên không cầm được nước mắt. Bác Phạm Văn Đồng vừa khóc vừa nói: “Các con ơi, hãy bình tĩnh mà làm nhiệm vụ, hãy lau nước mắt đi, không được để nước mắt rơi vào thi hài, kiêng đấy!”. Nghe theo lời bác Phạm Văn Đồng, chúng tôi trở lại bình tĩnh, tôi phụ giúp Huy Chính cầm các đồ nghề và cũng là để anh bình tĩnh thao tác cho nhanh, gọn. Một lúc sau thì má Bác Hồ trở nên đầy đặn, đôi môi đã bình thường không tái nhợt nữa, diện mạo của Bác lúc này như một ông tiên đang ngủ vậy. Xong việc chúng tôi được phép ra về. Trước khi ra về, Ban tổ chức tang lễ phát cho chúng tôi mỗi người một chiếc phù hiệu để được tự do đi lại trong những ngày lễ quốc tang Bác Hồ.

Vốn là một biên đạo múa, được sống những ngày đầy xúc cảm về lễ tang của Bác Hồ, tôi đã sáng tác màn ca, múa: “Dưới ngọn cờ vẻ vang của Bác”. Tác phẩm này nằm trong chương trình biểu diễn phục vụ kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22-12-1944 – 22-12-1969. Nơi biểu diễn lại chính là nơi đã quàn thi hài của Bác, do vậy các nghệ sĩ với cảm xúc dâng trào đã biểu diễn rất thành công.

NGÀY BÁC RA ĐI

Khắc tuế

Sáng ngày 2-9-1969, tôi rong ruổi đạp xe từ Khu Văn công Mai Dịch về phố Lý Nam Đế - nơi gia đình tôi sinh sống, bỗng một chiếc xe Commăngca trườn lên đỗ xuỵch trước mặt tôi, người mở cửa xe bước xuống là đồng chí Hồng Cư, Cục phó Cục Tuyên huấn Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam. Mặt ông nghiêm trang, buồn thiu, ông víu vai tôi: “Tuế về đơn vị lấy đồ nghề hóa trang lên Cục có việc gấp!”. Tôi ngơ ngác không hiểu ông muốn nói gì. Đọc được sự băn khoăn của tôi, ông ôm vai tôi đầy tin cậy: “Bác mất rồi!”. Ôi! Tôi khuỵu hai chân xuống, bàng hoàng... Ông lại động viên tôi: “Thôi đi nhanh kẻo lỡ việc”.

Trên đường quay lại Khu Văn công Mai Dịch, tôi cố trấn tĩnh nhưng nước mắt cứ nhoè đi, phải hết sức bình tĩnh kẻo anh chị em biết thì lôi thôi đấy!

Về đến nơi, với tư cách Trưởng đoàn, tôi giao nhiệm vụ cho Nguyễn Minh Đạo và Ngô Huy Chính - họa sĩ mang đồ nghề hóa trang đi theo tôi làm nhiệm

vụ đặc biệt. Quân lệnh như sơn! Ngô Huy Chính sửa soạn rất nhanh rồi ra xe cùng tôi đi đến địa điểm đã định. Đến nơi, tôi thấy các đồng chí trong Bộ Chính trị và nhiều đồng chí Trung ương đã có mặt, các đồng chí đang khóc. Tôi và Huy Chính lại oà lên không cầm được nước mắt. Bác Phạm Văn Đồng vừa khóc vừa nói: “Các con ơi, hãy bình tĩnh mà làm nhiệm vụ, hãy lau nước mắt đi, không được để nước mắt rơi vào thi hài, kiêng đấy!”. Nghe theo lời bác Phạm Văn Đồng, chúng tôi trở lại bình tĩnh, tôi phụ giúp Huy Chính cầm các đồ nghề và cũng là để anh bình tĩnh thao tác cho nhanh, gọn. Một lúc sau thì má Bác Hồ trở nên đầy đặn, đôi môi đã bình thường không tái nhợt nữa, diện mạo của Bác lúc này như một ông tiên đang ngủ vậy. Xong việc chúng tôi được phép ra về. Trước khi ra về, Ban tổ chức tang lễ phát cho chúng tôi mỗi người một chiếc phù hiệu để được tự do đi lại trong những ngày lễ quốc tang Bác Hồ.

Vốn là một biên đạo múa, được sống những ngày đầy xúc cảm về lễ tang của Bác Hồ, tôi đã sáng tác màn ca, múa: “Dưới ngọn cờ vẻ vang của Bác”. Tác phẩm này nằm trong chương trình biểu diễn phục vụ kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22-12-1944 – 22-12-1969. Nơi biểu diễn lại chính là nơi đã quàn thi hài của Bác, do vậy các nghệ sĩ với cảm xúc dâng trào đã biểu diễn rất thành công.

Hôm biểu diễn ở Hội trường Ba Đình ngày 22-12- 1969, tác phẩm này được anh Văn (Đại tướng Võ Nguyên Giáp) rất quan tâm. Khi nghỉ giữa buổi chừng 15 phút, anh Văn cho người gọi tôi xuống khu khán giả góp mấy ý kiến:

- Tiết mục của cậu tốt đấy, nhưng hơi nặng nề và thật quá! Cậu làm tôi khóc đấy! Liệu mà bớt đi.

- Thưa anh, nếu em bớt đi mà anh không khóc nữa, khán giả không khóc nữa thì em thất bại.

Anh Văn cười độ lượng: - Thế thì mình rút lui ý kiến.

- Làm thế này, em cũng tính kỹ rồi anh ạ. - Làm cái này mất bao lâu?

- Dạ từ hôm Bác mất cho đến nay là gần bốn tháng ạ.

- Nên rút gọn để diễn ở Nghệ Tĩnh. - Dạ, vâng.

- Thôi lên điều khiển anh em!

Sau đó nửa tháng, vào đầu tháng 1-1970, đoàn chúng tôi đã thực hiện ý kiến của anh Văn, vào quê hương Bác biểu diễn và đã được đồng bào, đồng chí và đồng đội ở Nghệ Tĩnh nhiệt liệt hoan nghênh.

Một phần của tài liệu Chủ tịch Hồ Chí Minh với hoạt động văn hóa nghệ thuật: Phần 2 (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)