Cấu trúc khung kim loại của stent

Một phần của tài liệu Luận_án_Bình (Trang 31 - 33)

*Nguồn: theo Gaspard P. (2017) [43]

Khung kim loại của stent khi được nở ra có dạng hình ống lưới kim loại (Hình 1.5). DES đầu tiên được thiết kế từ khung kim loại không gỉ với kích thước mắt stent khá lớn (140μm). Các thế hệ DES mới được chế tạo từ các hợp kim nhưcobalt chrome hoặc platinium chrome với kích thước mảnh hơn (có

thể đến 60 μm) mà vẫn có sức chống đỡ tốt, độ cản quang rõ, cũng nhưsự tương thích sinh học và chống ăn mòn tốt. Mắt stent mảnh giúp quá trình nội mạc hoá nhanh hơn do đó giảm được tỷ lệ huyết khối bán cấp và huyết khối muộn trong stent. Đồng thời các stent có mắt mảnh thường có độ mềm dẻo tốt, giúp chúng ta đưa stent đến được tổn thương dễ dàng hơn.

Bên cạnh đó thiết kế “đóng” (close cells) và “mở” (open cells) giữa các liên kết trong cấu trúc khung kim loại cũng là một cải tiến quan trọng của các DES thế hệ mới, giúp bảo tồn nhánh bên tốt hơn trong can thiệp chỗ chia nhánh ĐMV (Hình 1.5) [47], [54], [55].

Thuốc phủ trên stent: bao gồm các thuốc ức chế phân bào chính: Everolimus, Zotarolimus, Sirolimus (Rapamycin), Biolimus, Ridaforolimus, Apholimus… [47], [54], [55], [56].

Polymer: để phủ thuốc trên stent, các thuốc thường được trộn với polymer. Có 2 nhóm polymer: polymer lâu dài và polymer tự tiêu (phân huỷ theo thời gian) [54], [55], [57]. Hiệu quả của stent phụ thuộc nhiều vào cấu tạo khung stent, loại thuốc phủ trên stent và công nghệ phủ thuốc (mật độ phủ thuốc, độ bao phủ toàn mắt stent hay chỉ phía bên áp vào thành mạch máu) hơn là loại polymer được sử dụng trong stent.

Một số công nghệ mới có thể phủ thuốc trực tiếp lên khung kim loại mà không cần sử dụng polymer [56].

1.2.4.3. Các kỹ thuật can thiệp chỗ chia nhánh động mạch vành với stent phủ

thuốc thường quy

a) Kỹ thuật can thiệp chỗ chia nhánh theo chiến lược đặt stent vượt qua nhánh bên [33], [39] (Hình 1.6)

Chỉ định:

- Tổn thương liên quan chỗ chia nhánh ĐMV (nontrue bifurcation) bao gồm phân loại Medina: típ 1.1.0; típ 1.0.0; típ 0.1.0 và típ 0.0.1.

+ SB không phù hợp cho việc đặt stent, hoặc

+ Tổn thương ở SB ngắn (trong vòng 5 mm từ lỗ vào), hoặc

+ Tình trạng BN nặng, cần nhanh chóng khai thông dòng chảy MV.  Kỹ thuật:

B1: Đưa 2 dây dẫn can thiệp mềm vào MV và SB.

B2: Nong tổn thương bằng bóng ở MV hoặc cả hai (nếu cần). B3: Đặt stent ở MV (vượt qua SB).

B4: Tối ưu hóa đoạn gần stent ở MV bằng kỹ thuật POT (proximal optimization technique): dùng một bóng áp lực cao ngắn nong từ đầu gần stent đến vùng cựa carina.

B5: Đưa lại dây dẫn từ MV qua mắt xa của stent vào SB. B6: Nong lỗ vào SB bằng bóng.

B7: Nong bóng đồng thời MV và SB (kissing balloon) với áp lực trung bình (8 atm) ở SB cho đến khi bóng được nở hoàn toàn.

B8: Thực hiện lại POT ở đoạn gần stent MV (nếu SB tốt sau kissing balloon).

B9: Đặt thêm stent thứ hai ở SB khi SB không tốt (hẹp > 75%, lóc tách, dòng chảy TIMI < 3 ở SB  2,5 mm hoặc FFR < 0,8).

Một phần của tài liệu Luận_án_Bình (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)