thấy việc áp dụng hình phạt tù có thời hạn còn bộc lộ những hạn chế, vướng mắc gây ảnh hưởng không nhỏ tới quyền, lợi ích hợp pháp của người phạm tội, cũng như uy tín của cơ quan thực thi pháp luật. Các sai sót vướng mắc này thường tập trung chủ yếu ở những dạng sau đây:
Thứ nhất, vẫn còn tình trạng ưu tiên áp dụng hình phạt tù có thời hạn trong hoạt động xét xử
Qua số liệu thống kê về các hình phạt chính được áp dụng tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai như phân tích ở trên thấy: Áp dụng hình phạt cảnh cáo chiếm tỷ lệ 9.8%; Áp dụng hình phạt tiền đối chiếm tỷ lệ 12.0%; áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ chiếm 18.9%; Áp dụng hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo chiếm 16.3%; Áp dụng hình phạt tù có thời hạn chiếm 43.1%. Tỷ lệ hình phạt tù có thời hạn được áp dụng cao rất nhiều lần so với các hình phạt khác. Trong số người phạm tội bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn thì có 36.7% người phạm tội có mức hình phạt từ 3 năm trở xuống [29]. Trên thực tiễn tại thành phố Biên Hòa việc áp dụng hình phạt tù có thời hạn với tỷ lệ cao như trên cho thấy những người áp dụng áp dụng pháp luật có phần ưu tiên việc áp dụng hình phạt tù có thời hạn. Nghị quyết số 49-NQ- TW ngày 02/06/2005 của Bộ chính trị về chiến lược cải cách ngành Tư pháp đến năm 2020 đưa ra yêu cầu giảm hình phạt tù, mở rộng áp dụng hình phạt tiền, hình phạt cải tạo không giam giữ đối với một số loại tội phạm. Những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội mới xuất hiện trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, khoa học, công nghệ, an ninh mạng và điều kiện kinh tế hội nhập quốc tế... Xác định rõ căn cứ tạm giam; hạn chế việc áp dụng biện pháp tạm giam đối với một số loại tội phạm; thu hẹp đối tượng người có thẩm quyền quyết định trong việc áp dụng các biện pháp tạm giam. Việc tòa án ưutiên lựa chọn hình phạt tù có thời hạn để áp dụng xuất phát từ nhiều lý do như: Nhận thức của người áp dụng, dư luận xã hội và nhận thức của người dân rằng hành vi phạm tội phải bị trừng trị nghiêm khắc. Theo đó, mục đích giáo dục, phòng ngừa chung đứng sau mục đích trừng trị. Người áp dụng
hình phạt còn chưa thấy được hết lợi ích của việc giảm áp dụng hình phạt tù có thời hạn và tăng cường áp dụng các hình phạt khác không tước quyền tự do.
Ví dụ: Khoảng 09 giờ sáng ngày 23/05/2016 Đinh Thế Hoàng có giấy phép lái xe, điều khiển xe chở 02 người ở đằng sau là anh Thành và chị Tiền đi từ chợ Đồn về hướng Biên Hoà. Khi đến đường Võ Thị Sáu thuộc phường Quyết Thắng, lúc này Hoàng lái xe chạy sát mép đường và ngủ gật nên khi thấy Anh Hậu và Anh quang dắt xe đạp đi bộ phía trước ngược chiều đã không xử lý kịp thời hậu quả đâm vào đầu xe đạp của anh Quang và anh Hậu, đẩy anh Quang và anh Hậu ngã về phía sau. Anh Quang được đưa đi cấp Cứu nhưng đã tử vong sau đó, còn anh Hâu chỉ bị say sát nhẹ.Sau khi gây tai nạn, phía anh Hoàng có bồi thường cho gia đình anh Quang 90 triệu đồng và anh hậu 05 triệu đồng, đồng thời cũng làm đơn xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Bị cáo có nhân thân tốt, thành khẩn khai báo.
Bản án sơ thẩm số 53/2016/HSST ngày 09/11/2016 của toà án nhân dân thành phố Biên Hoà tuyên bố bị cáo Đinh Thế Hoàng tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”. Xử phạt Đinh Thế Hoàng theo Khoản 1 Điều 202 BLHS với thời gian tù có thời hạn là 12 tháng.
Trong vụ án này, ta có thể thấy mọi hành vi của Bị cáo là sự vô ý để xảy ra lỗi vi phạm an toàn giao thông gây tai nạn với Anh Quang và Anh Hậu. Sau đó người bị nạn đã được đưa đi cấp cứu, bị cáo cũng chủ động bồi thường 90 triệu đồng cho gia đình người bị hại. Bị cáo có ăn năn hối cải, thành khẩn khai báo và có nhân thân tốt. Theo khoản 1 điều 202 thì có thế phạt Tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng tới 3 năm. Điều này cho thấy luật quy định linh hoạt chứ khôngnhất thiết phải áp dụng hình phạt tù.
Thứ hai, còn tình trạng đánh giá chưa đúng các tình tiết, chứng cứ của vụ án khi định khung hình phạt trong một số vụ án.
Đánh giá các tình tiết tài liệu chứng cứ chứng minh trong vụ án hình sự chưa đúng, dẫn đến quyết định mức hình phạt không chính xác.
Việc nghiên cứu chứng cứ còn có vụ chưa đảm bảo tính khách quan, toàn diện, chứng cứ còn mang tính chủ quan do phụ thuộc nhiều vào các lời khai của
đối tượng phạm tội, người làm chứng, bị hại, người biết việc mà chưa chú trọng nhiều đến chứng cứ khách quan như: Kết luận giám định, biên bản đối chất, nhận dạng hoặc khám nghiệm hiện trường.
Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ còn được áp dụng tùy tiện ở nhiều vụ án, nhất là đối với các vụ phạm tội ít nghiêm trọng, như tội phạm đánh bạc nên có nhiều vụ cho hưởng án treo hoặc phạt tiền, phạt cảnh cáo. Nhiều vụ xử dưới khung hình phạt tối đa do áp dụng nhiều tình tiết giảm nhẹ. Qua đó làm giảm đi tính nghiêm minh của hình phạt dành cho đối tượng phạm tội.
Thứ ba, một số vụ án đã quyết định hình phạt không đúng (quá nặng; quá nhẹ; cho hưởng án treo không tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm…)
Ví dụ: Bản án số 62/2017/HSST ngày 06/06/2017 của toà án nhân dân Thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai.
Vào lúc 20 giờ ngày 18/02.2017, Nguyễn Thanh Trí cùng bạn Lê Thanh Sang , Nguyễn Bá Đạt và Nguyễn Đức Phú đến hát karaoke tại quan Gia Bảo ở phường Tân Hạnh, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai. Khoảng 22 giờ Sang ra lấy bóp trong xe và quay vào quầy lễ tân thanh toán tiền. Trí lấy xe đón Sang. Còn những người khác ra trước quán karaoke Gia Bảo chuẩn bị bắt taxi đi về. Lúc này Thái và Nam cũng đứng trước cửa đợi xe. Thấy trí lái xe tới, Thái bước ra chặn ra Trí, Nam đứng phía trước bên trái xe. Sau khi Sang lên xe, Thái nói với Trí xin đi nhờ, Nam nói xe Trí đè lênchân Nam. Sau khi lùi xe lại thì bất ngờ Thái xông lên giật mở cửa xe và đấm nhiều phát vào mặt Trí. Trí luống cuống bỏ chạy ra ngoài thì Nam và Đạt xong vào dùng tay và chân đấm đá Trí. Bạn của Đạt là Khánh chạy tới cầm ghế gỗ đập liên tiếp vào người Trí. Vì bị đánh hội đồng và bị đau nên Thanh thò vào túi áo rút dao đa năng và đâm một nhát vào bụng Nam và một nhát vào ngực Thái, Nam và Thái vùng ra và tiếp tục lao vào đánh Trí. Trí bỏ chạy, Thái và Nam đuổi theo nhưng chạy được một đoạn thì ngã xuống, trên đường đưa đi cấp cứu thì tử vong. Xem xét các căn cứ tình tiết của vụ án, Hội đồng kết luận: Nguyễn Thanh Trí phạm tội “ Giết người” do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng được quy định tại khoản 1 điều 96 BLHS. Bị hại cũng có lỗi vì “Tấn công Nguyễn Thanh Trí” dẫn tới việc
bị cáo Nguyễn Thanh Trí làm bị cáo Nam và Thái tử vong. Theo khoản 1 điều 245 thì bị cáo Thái và Nam phạm tội gây rối trật tự nơi công cộng, bị hại cũng có lỗi. Xét thấy bị cáo Trí có sự ăn năn hối cải, thành khẩn khai báo, tiền án tiền sự chưa có, phạm tội ít nghiêm trọng nên cho bị cáo tự cải tạo. Sau khi xem xét hội đồng quyết định áp dụng khoản 1 điều 245; điểm p, h khoả 1, khoản 2 điều 46; điều 20; điều 53; khoản 1, khoản 2 điều 60 BLHS xử phạt bị cáo 12 tháng tù cho hưởng án treo.
Lật lại lý lịch của bị cáo về nhân thân: Năm 2008 bị cáo bị Toà Án nhân dân thành phố Biên Hoà xử phạt 12 tháng về tội “ Cố ý gây thương tích”. Sau đó thì bị cáo bị toà án tỉnh Đồng Nai phúc thẩm xử phạt 3 tháng tù về tội “Không tố giác tội phạm”. Xem xét các yếu tố thấy bị cáo có nhân thân xấu và không đạt mục đích phạm tội lần đầu của toà tuyên. Tuy lần này bị cáo phạm tội là do hành vi của Thái và Nam gây ra nhưng tuyên bị cáo phạm tội lần đầu là chưa thoả đáng đối với Nghị quyết số 01/2013/HĐTP-TANDTC ngày 06/11/2013 hướng dẫn về án treo của hội đồng thẩm phán toà án nhân dân tối cao. Bản án này được viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Nai kháng nghị cho bị cáo Trí hưởng án treo là khôngđúng. Nên Toà án nhân dân tỉnh Đồng Nai đã huỷ bản án sơ thẩm về phần quyết định hình phạt của bị cáo Trí và yêu cầu xét xử lại.
2.1.4. Một số nguyên nhân của hạn chế, vướng mắc trong áp dụng hình phạt tù có thời hạn tại địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
Những hạn chế, vướng mắc nêu trên khi áp dụng hình phạt tù có thời hạn trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu tập trungở những nguyên nhân sau:
Một là, nhận thức của một số chủ thể áp dụng pháp luật về hình phạt tù có thời hạn còn chưa sâu sắc, thiếu thống nhất
Nguyên nhân đầu tiên dẫn tới những hạn chế, vướng mắc trong việc áp dụng hình phạt nói chung và hình phạt tù có thời hạn nói riêng xuất phát từ nhận thức của những người áp dụng hay nói cách khác là của các thành viên trong HĐXX. Quan trọng từ nhận thức của các người dân trong xã hội. Hình phạt được áp dụng không chỉ để trừng trị người phạm tội mà mục đích tốt đẹp hơn hình phạt hướng tới đó là giáo dục người phạm tội ý thức tuân theo pháp luật, quy tắc của cuộc sống
và ngăn ngừa họ phạm tội mới. Nhưng để trừng trị người phạm tội thì có nhất thiết phải áp dụng hình phạt mang tính cách ly người phạm tội khỏi đời sống xã hội hay không. Hiện nay, không chỉ người dân mà cả những người trực tiếp áp dụng hình phạt đều có suy nghĩ đã phạm tội là phải trừng trị bằng biện pháp cách ly khỏi đời sống xã hội thì mới cải tạo tốt để thành công dân có ích cho xã hội.
Việc áp dụng hình phạt có thời hành như trên đã và đang gây quá tải cho hệ thống cơ sở giam giữ người bị kết án vì số lượng người bị áp dụng hình phạt này quá nhiều. Qua các phân tích của chúng ta thấy số lượng người phạm tội bị áp dụng hình phạt tù lớn nhưng trong đó phần lớn lại thuộc mức hình phạt từ 3 năm trở xuống, có rất nhiều người bị kết án chỉ mấy tháng tù. Với thời gian chấp hành án ngắn như thế thì việc giáo dục, cải tạo có đạt được kết quả tốt là rất khó khăn trên thực tế. Cụ thể việc giam giữ họ trong thời gian ngắn là không cần thiết,để trừng trị người phạm tội còn rất nhiều hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù có thể áp dụng, mà vẫn đảm bảo được mục đích trừng trị và giáo dục cảitạo.
Hai là, quy định của pháp luật về hình phạt tù có thời hạn còn thiếu rõ ràng, đầy đủ, gây khó khăn, bất cập cho việc áp dụng
Một số quy định trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện nay còn chưa đầy đủ, hoặc có những quy định không đầy đủ rõ ràng, chưa kịp thời sửa đổi, nên dẫn đến có nhiều cách hiểu không giống nhau những cách áp dụng khác nhau. Như việc quy định khung hình phạt tù có thời hạn với khoảng cách quá rộng giữa mức tối thiểu và mức tối đa dẫn đến áp dụng hình phạt tù có thời hạn của hội đồng xét xử chưa phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội mà người bị kết án đã thực hiện. Qua thực tế áp dụng hình phạt tù đã phân tích ở trên, Hội đồng xét xử áp dụng biện pháp chấp hành hình phạt tù khác nhau dù trong cùng một khoản, cùng một hành vi và hậu quả xảy ra như nhau, nhưng có trường hợp cách ly người phạm tội ra khỏi xã hội, trường hợp áp dụng hình phạt tù có thời hạn nhưng cho hưởng án treo. Điều 54 BLHS năm 2015 cũng chưa quy định rõ để thực sự có cách hiểu thống nhất về vấn đề này. Ngoài ra, Quy định về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại điểm x khoản 1 Điều 51 BLHS: Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ chồng, con của liệt sĩ chưa phù hợp với thực tế. Theo Pháp lệnh Số: 04/2012/UBTVQH13 ngày 16 tháng 07 năm 2012
của Ủy ban thương vụ quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng thì người có công với cách mạng quy định cụ thể như sau:
“Người có công với cách mạng:
Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;
Liệt sĩ;
Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;
Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;
Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; Bệnh binh;
Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;
Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốctế;
Người có công giúp đỡ cáchmạng.”[33]
Thực tiễn xét xử cho thấy tuổi người phạm tội còn trẻ nên dựa trên quy định về Người có công nêu trên rất nhiều bị cáo không thể đáp ứng được điều kiện để được hưởng tình tiết giảm nhẹ này. Như vậy, vô hình chung đi trái với yêu cầu thực hiện chính sách hình sự hướng thiện, khoan hồng của nhà nước giảm hình phạt tù, tăng cường các tình tiết không phải hình phạt tù...trong công cuộc cải cách tư pháp. Chính từ những bất cập trong các quy định của Bộ luật hình sự, dẫn tới việc áp dụng hình phạt tù có thời hạn vẫn còn những thiếu sót, ảnh hưởng đến mục đích hình phạt tù có thời hạn, gây bức xúc trong dư luận.
Ba là, việc áp dụng pháp luật về hình phạt tù có thời hạn còn thiếu văn bản hướng dẫn cụ thể
Ủy ban Thường vụ Quốc hội là cơ quan có Nhà nước thẩm quyền có quyền giải thích luật và pháp lệnh trên thực tế cơ quan này chưa thực hiện bởi sự "quá tải" trong công tác xây dựng pháp luật. Vướng mắc trong việc ADPL nói chung áp dụng hình phạt tù có thời hạn nói riêng đều dựa vào văn bản hướng dẫn ADPL của
các cơ quan tư pháp ở trung ương mà chủ yếu là TANDTC. Hình thức văn bản chủ yếu là các thông tư liên tịch, nghị quyết của Hội đồng thẩm phán TANDTC. Thực tế văn bản hướng dẫn áp dụng hình phạt còn chưa kịp thời sâu sát với thực tế, dẫn đến nhiều khó khăn, lúng túng cho hoạt động áp dụng hình phạt tù có thời hạn của Tòa án địa phương. Nguyên nhân chủ yếu doTANDTC vẫn còn chậm trong công tác nghiên cứu, tổng kết thực tiễn xét xử, hướng dẫn kịp thời các vướng mắc trong quá trình áp dụng hình phạt nói chung và hình phạt tù có thời hạn của Tòa án các cấp.
Bốn là, phẩm chất, năng lực áp dụng pháp luật hình phạt tù có thời hạn của một số Thẩm phán, Hội thẩm chưa cao
Một trong những khó khăn trên thực tế là trình độ, năng lực và phẩm chất của Thẩm phán, Hội thẩm. Sau khi Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 có hiệu lực thi hành đồng thời với việc tăng thẩm quyền là sự gia tăng số lượng án hình sự, các vụ án ngày càng phức tạp, thủ đoạn của tội phạm ngày môt tinh
vi. Bên cạnh đó là việc thiếu biên chế do chủ trương của của Đảng và nhà nước về