Cập nhật, hoàn thiện những thông tin cần thiết về đầu tư

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư (Trang 25 - 27)

- Phát triển đồng bộ các loại thị trường, tạo lập môi trường đầu tư bình đẳng giữa các nhà đầu tư

+ Nhận dạng đúng những khu vực kinh tế tiềm năng và tạo mọi điều kiện để các khu vực này phát triển. Thực tế cho thấy, khu vực đầu tư và khu vực dân doanh luôn là hai khu vực kinh tế năng động nhất Việt Nam, có thể giúp nước ta duy trì được tốc độ tăng trưởng một cách bền vững. Do vậy cần phải tiếp tục tạo dựng những điều kiện thuận lợi để phát triển khu vực kinh tế này đồng thời nhanh chóng xóa bỏ và tạo sân chơi bình đẳng cho tất cả các nhà đầu tư.

+ Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, tạo lập đồng bộ và vận hành thông suốt các loại thị trường đặc biệt là thị trường bất động sản, thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường dịch vụ, thị trường sản phẩm khoa học công nghệ.

Với việc phát triển thị trường bất động sản, phải giải quyết dứt điểm vấn đề đền bù, giải phóng mặt bằng đang gây ách tắc đối với việc triển khai dự án. Nhằm tránh đẩy giá thuê đất thực tế lên cao, giá cả đền bù, giải phóng mặt bằng phải hợp lý, không phân biệt giữa dự án đầu tư của các nhà đầu tư và các nhà đầu tư trong nước. Quản lý chặt chẽ việc mua bán đất đai trên thị trường “chợ đen” cũng như những hoạt động đầu cơ về đất đai mà không phải vì mục đích sản xuất kinh doanh và xây dựng cơ sở hạ tầng.

Với việc tạo lập và phát triển thị trường lao động cho các doanh nghiệp đầu tư, trước tiên cần phải đẩy mạnh chất lượng của hệ thống giáo dục quốc dân; nghiên cứu điều chỉnh chuyển dịch cơ cấu lao động theo tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Thực hiện các giải pháp nhằm đưa Luật Lao động sửa đổi, bổ sung vào thực tế cuộc sống xây dựng chế độ bảo hộ và trợ cấp cho người lao động làm việc trong khu vực kinh tế đầu tư để ngăn ngừa tình trạng đình công bất hợp pháp, lành mạnh hóa quan hệ lao động.

Với thị trường hàng hóa, dịch vụ, mở rộng hơn nữa quy mô của thị trường bằng cách đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu sang các nước có tiềm năng thị trường tiêu thụ rộng rãi như Mỹ, Trung Quốc, các nước ASEAN, Liên minh châu Âu… Đồng thời, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa bằng việc quan tâm hơn nữa vấn đề bảo đảm chất lượng an toàn thực phẩm và đăng ký bản quyền sở hữu trí tuệ cũng như uy tín thương hiệu đã tạo dựng được trên thường trường quốc tế.

- Củng cố, phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội:

+ Tiến hành tổng rà soát, điều chỉnh, phê duyệt và công bố các quy hoạch về kết cấu hạ tầng đến năm 2020 làm cơ sở thu hút đầu tư phát triển về cơ sở hạ tầng. Trong việc thực hiện quy hoạch, tập trung đa dạng hóa nguồn vốn và tăng tính minh bạch trong việc huy động vốn đặc biệt là ở cấp cơ sở để tránh sự thất thoát của nguồn vốn đầu tư hay những biểu hiện tham nhũng trong quá trình thực hiện dự án của các cán bộ, công chức.

Ngoài hệ thống giao thông, cũng cần phải nhanh chóng hiện đại hóa mạnh lưới bưu chính - viễn thông; khẩn trương hoàn thành các dự án về cấp nước sạch và thoát nước thải, xử lý rác thải tại các khu đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh; cải tạo và phát triển lưới điện, phấn đấu đưa lưới điện tới tất cả các vùng đặc biệt là vùng sâu, vùng xa.

+ Về kết cấu hạ tầng xã hội, cần xây dựng nhiều hơn nữa các trung tâm thương mại hiện đại, các khu vui chơi giải trí đặc biệt tại các địa phương có thế mạnh về dịch vụ và du lịch. Ngoài ra, Nhà nước cần có kế hoạch đầu tư và thu hút đầu tư xây dựng nhà ở giá rẻ, giảm giá đất đô thị. Giải quyết thỏa đáng và nhanh chóng khắc phục tình trạng tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường và gia tăng mật độ dân số ở các thành phố lớn.

KẾT LUẬN

Thời gian qua, vốn đầu tư của Nhà nước đã tập trung cho đầu tư phát triển các hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, kinh tế và xã hội. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng (CSHT) đã ở mức cao trong GDP, giá trị đầu tư CSHT đã đạt mức bình quân khoảng 5,7% GDP trong những năm gần đây, chỉ đứng sau Trung Quốc (6,8%) trong khi các quốc gia như Indonesia, Philippines chỉ là dưới 3% GDP, cao nhất khu vực Đông Nam Á. Trong đó, đầu tư bằng vốn NSNN chiếm ¾ tổng đầu tư CSHT. Điều này đã góp phần quan trọng trong việc tạo ra sự tăng trưởng cao và ổn định về kinh tế trong nhiều năm qua; tạo ra những yếu tố và năng lực sản xuất, dịch vụ to lớn của một số ngành quan trọng (hệ thống giao thông đường bộ; cảng biển, cảng hàng không quốc gia; hệ thống giao thông và viễn thông nông thôn); duy trì và phát triển hệ thống các cơ sở y tế từ Trung ương đến địa phương, bước đầu đáp ứng được một phần nhu cầu cơ bản của xã hội. Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước đối với đầu tư sử dụng vốn nhà nước còn nhiều tồn tại, chưa đạt yêu cầu như mong muốn. Để nâng cao chất lượng công tác này cần sử dụng tổng hòa các giải pháp ở mục 2.3 sự chung tay của các cấp quản lý lãnh đạo và cả người dân./.

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư (Trang 25 - 27)