Kết quả theo dõi và điều trị bện hở đàn lợn nái mang thai tại trại

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái giai đoạn mang thai tại trại lợn minh châu, thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 68 - 72)

Vì các bệnh sảy thai, viêm đường sinh dục… là từ quá trình vệ sinh, chăm sóc nuôi dưỡng, kỹ thuật và khí hậu thay đổi nên em đã tiến hành theo dõi tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái mang thai theo dõi 6 tháng. Kết quả theo dõi được đánh giá tại bảng 4.8:

Bảng 4.7. Tình hình mắc các bệnh sảy thai và đẻ non, viêm đường sinh dục ở đàn lợn nái mang thai tại trại trong thời gian theo dõi

Tháng 7/2020 8/2020 9/2020 10/2020 11/2020 12/2020 Tính

Từ kết quả ở bảng 4.7 cho thấy, tỷ lệ mắc các bệnh ở 2400 nái mang thai trong 6 tháng theo dõi là: Ở từng tháng thì có tỷ lệ mắc các bệnh khác nhau, tỷ lệ chênh lệch tùy thuộc vào điều kiện, kỹ thuật chăm sóc của công nhân, thời tiết, khí hậu của tháng đó. Sảy thai và đẻ non có 40 nái bị sảy, với tỷ lệ là 1,7%. Bệnh viêm khớp, viêm móng ở lợn nái có 78 con mắc bệnh, chiếm tỷ lệ 3,25%. Viêm đường sinh dục có 57 nái mắc với tỷ lệ 2,4%. Từ kết quả theo dõi trên, được sự hỗ trợ từ cán bộ kỹ thuật của trại, em đã tiến hành điều trị, kết quả được thể hiện ở bảng 4.8.

Bảng 4.8. Kết quả điều trị lợn nái mang thai bị sảy thai và đẻ non, viêm đường sinh dục trong thời gian theo dõi tại

trại Phác Tên bệnh Sảy thai và đẻ non Viêm đường

Đau chân, viêm khớp

Từ kết quả thu được ở bảng 4.8 có thể thấy:

Khi lợn sảy thai và đẻ non, ta sử dụng kháng sinh phổ rộng Amoxcillin để kháng viêm, trong trường hợp thai chết, bị phân hủy, thối rữa trong tử cung khiến lợn mẹ bị viêm tử cung. Sử dụng nước muối sinh lí để thụt rửa, sát trùng niêm mạc tử cung, tránh viêm nhiễm tử cung. Phác đồ điều trị này đạt tỉ lệ 97%.

Đối với viêm đường sinh dục em đã tiến hành điều trị với hai phác đồ, sử dụng hai lọai thuốc kháng sinh là Hitamox LA và Cefquinom 150 LA trong điều trị viêm đường sinh dục đem lại hiệu quả khá cao. Điều trị bằng Hitamox LA có tỷ lệ khỏi đạt 93%; điều trị bằng Cefquinom 150 LA đạt 100%. Hai loại thuốc kháng sinh trên đều có hiệu quả điều trị tương đương, tuy nhiên, khuyến cáo nên sử dụng Cefquinom 150 LA cho lợn nái mang thai vì thuốc không tồn dư kháng sinh nên không làm giảm hậu quả của thuốc, giảm bớt hiện tượng nhờn thuốc, giảm chi phí điều trị, thời gian khỏi bệnh nhanh hơn.

Còn đối với bệnh viêm khớp, đau chân ở lợn em đã tiến hành điều trị theo hướng dẫn của các cán bộ kỹ thuật trong trại dùng Pendistrep LA điều trị đạt 93%.

Từ kết quả trên,việc chẩn đoán đúng bệnh và lựa chọn đúng thuốc điều trị là rất quan trọng. Chọn đúng thuốc, trị đúng bệnh thì kết quả điều trị cao nâng cao được năng suất chăn nuôi, giảm bớt chi trong chăn nuôi.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái giai đoạn mang thai tại trại lợn minh châu, thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 68 - 72)