mắc bệnh hệ niệu
Bên cạnh lấy mẫu nước tiểu con vật soi dưới kính hiển vi thì việc xét nghiệm các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu cũng là một phương pháp hỗ trợ trong việc chẩn đoán bệnh trên hệ tiết niệu của mèo. Tại bệnh viện số mèo được làm xét nghiệm máu là 3 con. Con vật được lấy máu tại bệnh viện, mẫu máu được bảo quản và được gửi đến Bệnh viện Medlatec để làm xét nghiệm. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.10.
Bảng 4.10. Một số chỉ số xét nghiệm về huyết học, hóa sinh trên mèo
STT Chỉ tiêu
1 Ure máu (mmol/L)
2 Creatin máu (μmol/L)
3 Số lượng bạch cầu (Giga/l)
4
Số lượng bạch cầu trung tính (Giga/l)
5
Số lượng bạch cầu Lympho (Giga/l)
6 Số lượng bạch cầu Mono (Giga/l)
7 Tỷ lệ % bạch cầu trung tính (%)
8 Tỷ lệ % bạch cầu Lympho (%)
9 Tỷ lệ % bạch cầu Mono (%)
Kết quả bảng 4.10 cho thấy một số thay đổi chỉ tiêu về huyết học, hóa sinh máu trên 3 đại diện mèo mắc bệnh trên hệ niệu. Số lượng bạch cầu của mèo mắc bệnh (17,06 ± 1,84) cao hơn so với chỉ số bình thường. Số lượng bạch cầu tăng thể hiện sự viêm nhiễm và viêm nhiễm ở mức độ nào.
47
Chỉ tiêu ure máu và creatinine dùng để đánh giá chức năng thận, chẩn đoán các bệnh thận. Ure là sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa chất đạm (potein) trong cơ thể và được đào thải ra ngoài cơ thể qua thận. Creatinin là sản phẩm của sự thoái hóa creatin trong các cơ, được đào thải qua thận và là chỉ số phản ánh chính xác chức năng của thận. Nếu con vật có các biến chứng về chức năng thận thì hai chỉ số này sẽ bất thường so với chỉ số bình thường.
Tuy nhiên kết quả xét nghiệm bất thường không nhất thiết có nghĩa là con vật mắc bệnh trên hệ niệu. Các bác sĩ xác nhận kết quả bất thường bằng cách lặp lại xét nghiệm máu hoặc thực hiện kết hợp các xét nghiệm chẩn đoán khác nhau trên con vật.