Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Chẩn đoán, phòng và trị bệnh cho gà thả vườn nuôi tại một số trang trại tại xã lê lợi, thành phố chí linh, tỉnh hải dương (Trang 32)

* Tình hình nghiên cứu bệnh đầu đen

Đơn bào H. meleagridis xâm nhập vào trứng giun kim, gà ăn phải trứng này thì mắc bệnh. Giun Heterakis gây tụ huyết ở niêm mạc ruột, lấy chất dinh dưỡng làm cho gà gầy yếu, chậm lớn, sản sinh độc tố nên gà bị trúng độc và dễ mắc bệnh viêm gan, ruột( Theo Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [7])

Nguyễn Xuân Bình và cs. (2002) [2], đơn bào H. meleagridis gây bệnh có thể tồn tại 2 - 3 năm trong trứng của giun kim, gà ăn phải trứng giun kim có chứa H. meleagridis sẽ bị bệnh.

Phạm Sỹ Lăng và Tô Long Thành (2006) [11] đã đặt tên bệnh là “bệnh viêm gan ruột do trùng roi ở gà (Infectious Enterohepatitis)” do đã biết về đơn bào H. meleagridis và những tác hại của chúng gây ra ở gà, gà Tây ở nước ta.

Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs. (2008) [9], H. meleagridis sống ký sinh trong trứng loài giun kim Heterakis gallinae. Cả hai loài này đều sống ký sinh trong ruột gà, gà Tây và cả hai đều gây bệnh cho gà.

Hiện tượng chết hàng loạt gà thịt do sự cảm nhiễm, xâm nhập và nhân lên nhanh chóng của đơn bào có tên khoa học là H. meleagridis trong cơ thể gà thông qua việc đàn gà đang bị nhiễm nặng giun kim và trứng giun kim có ấu trùng gây bệnh ở một số tỉnh miền Bắc vào tháng 3 năm 2010( theo Lê Văn Năm (2010) [15])

Để nghiên cứu về bệnh đầu đen,Trương Thị Tính (2016) [19] đã gây nhiễm bệnh đầu đen cho 20 gà qua lỗ huyệt, liều 300.000 Histomonas trên gà và thấy rằng: bệnh có tính dịch cao, xảy ra quanh năm nhất là vào mùa mưa ẩm, tỷ lệ mắc cao.

* Tình hình nghiên cứu bệnh CRD

Theo một số tài liệu thu được thì CRD ở gà xuất hiện ở Việt Nam từ lâu, nhưng được nhìn nhận dưới hội chứng hen suyễn, khó thở. Cho đến năm 1975 bệnh CRD trên gà công nghiệp mới được chính thức phát hiện và bắt đầu có những nghiên cứu (Đào Trọng Đạt,1975)[4]. Từ đó đến nay đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về bệnh CRD như: Phạm Sỹ Lăng và cs (2002) [10].Tác giả đều cho rằng bệnh CRD ở Việt Nam chủ yếu đều do chủng Mycoplasma gallisepticum. Đây là bệnh có tính chất chỉ thị thông báo về sức đề kháng của gia cầm.

Đào Trọng Đạt (1975)[4] đã điều tra tình trạng màng kháng thể chống

Mycoplasma trên 5 cơ sở chăn nuôi gà tập trung và gà nuôi trong dân ở một số tỉnh phía Bắc cho thấy tỷ lệ nhiễm Mycoplasma là 26,4% mà trong đó gà dưới 2 tháng tuổi không bị nhiễm, 3 – 5 tháng tuổi tỷ lệ bị nhiễm là 55%, 5 – 6 tháng tuổi tỷ lệ bị nhiễm là 66,6% và gà trên 8 tháng tuổi tỷ lệ bị nhiễm là 50%. Đồng thời tác giả cũng phát hiện được kháng thể Mycoplasma trong lòng đỏ trứng gà ở các trại xác định có bệnh tỷ lệ mẫu dương tính 12,5% và phân lập được Mycoplasma từ các bệnh phẩm như khí quản, phổi, não và xoang mắt của gà bệnh với tỷ lệ 44%.

Phạm Sỹ Lăng và cs (2002) [10] cho biết, bệnh CRD có thể làm giảm tỷ lệ đẻ trứng xuống tới 30%, giảm tỷ lệ ấp nở tới 14 % và giảm trọng lượng của gà thịt thương phẩm tới 16%. Ngoài ra bệnh còn kết hợp với các bệnh khác như: Newcastle, viêm phế quản truyền nhiễm, tụ huyết trùng, bệnh do E. coli… đã gây nên những vụ dịch với tỷ lệ chết cao.

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 3.1. Đối tượng

Đàn gà thả vườn nuôi tại trang trại trên địa bàn xã Lê Lợi khoán cho đại lý thuốc thú y Toàn Vỹ chẩn đoán, phòng và trị bệnh.

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

- Địa điểm: Tại trang trại gà thả vườn trên địa bàn xã Lê Lợi. - Thời gian: từ 24/07/2020 đến 03/01/2021.

3.3. Nội dung thực hiện

- Đánh giá tình hình chăn nuôi gà thả vườn tại các trang trại. - Áp dụng quy trình phòng bệnh cho đàn gà.

- Áp dụng phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn gà ( theo kiến thức đã được học ở trường và theo sự hướng dẫn của đại lý thuốc thú y Toàn Vỹ của công ty CP thuốc thú y SVT Thái Dương).

3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện

3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi

- Tình hình chăn nuôi gà tại cơ sở thực tập. - Biện pháp vệ sinh phòng bệnh.

- Số lượng gia cầm được phòng bệnh bằng thuốc và vắc xin. - Số lượng gà được phát hiện bệnh do chẩn đoán lâm sàng. - Số lượng gà được mổ khám để quan sát bệnh tích.

- Số lượng gà được điều trị bệnh.

3.4.2. Phương pháp thực hiện

3.4.2.1. Phương pháp đánh giá tình hình chăn nuôi gà thả vườn trên địa bàn xã Lê Lợi

Để đánh giá thực trạng chăn nuôi gà thả vườn của xã Lê Lợi, em đã tiến hành thu thập thông tin từ việc điều tra trực tiếp các hộ chăn nuôi gà trong quá

trình đến thăm và tư vấn sản phẩm của công ty Cp thuốc thú y SVT Thái Dương. Đồng thời, em kết hợp thu thập thông tin từ nguồn dữ liệu của xã Lê Lợi. 3.4.2.2. Phương pháp áp dụng quy trình phòng và trị một số bệnh thường gặp trên gà

Chúng em áp dụng quy trình phòng và trị bệnh cho đàn gà thịt bằng thuốc và vắc xin, tiêu độc, vệ sinh, sát trùng... theo khuyến cáo của công ty đối với các trang trại chăn nuôi gà thả vườn.

3.4.2.3. Phương pháp chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở gà thịt

Để xác định tình hình nhiễm bệnh của đàn gà, em tiến hành theo dõi sức khỏe của đàn gà hàng ngày, thông qua phương pháp chẩn đoán lâm sàng. Quan sát các biểu hiện như: trạng thái cơ thể, lông, da, niêm mạc, phân và hoạt động của đàn gà. Nếu trong đàn gà có gà chết, thì tiến hành mổ khám bệnh tích của gà, ghi chép vào nhật ký thực tập hàng ngày. Từ các triệu chứng thu thập được tiến hành chẩn đoán và lên phác đồ điều trị bệnh dưới sự hướng dẫn đại lý thuốc thú y Toàn Vỹ.

Trong quá trình thăm khám chẩn đoán bệnh cho gà ở các trang traị, phương pháp khám mà em thường sử dụng như sau:

* Phương pháp chẩn đoán lâm sàng đối với gà bị bệnh

- Phương pháp quan sát: đây là phương pháp khám bệnh đơn giản nhưng chính xác, được sử dụng trong khám lâm sàng thú y. Khi quan sát đàn gà cần quan sát cẩn thận để nhận biết được trạng thái sức khỏe của đàn gà, cách đi đứng, màu sắc và tình trạng lông, da, niêm mạc, phân và các triệu chứng khác của con vật. Từ đó có thể giúp ta sàng lọc được những con có nghi vấn mắc bệnh. Khi quan sát đàn gà nên quan sát từ xa đến gần, nên quan sát dưới ánh sáng ban ngày.

- Phương pháp nghe: Để chẩn đoán gà bị bệnh đường hô hấp, sử dụng phương pháp nghe, dùng tai, áp sát gần vào cơ thể gà để nghe tiếng thở, nhịp thở của gà.

* Phương pháp mổ khám: mang lại hiệu quả cao cho việc điều trị đàn gà. - Khám tổng thể bên ngoài.

+ Kiểm tra thể trạng của gà nghi mắc bệnh xem gầy hay béo.

+ Kiểm tra phần đầu: dịch mũi, mào, màu sắc mào, dịch nhầy ở mắt và miệng. + Khám lông da.

- Mổ khám.

+ Làm chết gia cầm bằng cách cắt tiết: cắt động mạch cổ để tiết phóng ra hết. + Đặt gia cầm nằm ngửa: mở mỏ, cắt dọc cổ theo thực quản để kiểm tra hầu họng. Sau đó cắt vùng da háng, bẻ doãng chân ra hai bên, mở xác gia cầm quan sát, tạo một lỗ khuyết áo ở cuối chạc xương đòn, rạch thẳng qua xương đòn, cắt dọc theo xương sườn, nâng chạc xương đòn về phía đầu, quan sát túi khí và các cơ quan (tim và gan), quan sát các cơ quan trước khi tiến hành mổ xẻ chi tiết.

+ Quan sát cơ quan tiêu hóa: cần quan sát dạ dày tuyến và dạ dày cơ, quan sát niêm mạc, chất chứa và tìm những bệnh tích xuất huyết hay lở loét, tiếp đến quan sát manh tràng, hồi tràng, trực tràng (quan sát niêm mạc và chất chứa trong ruột). Kiểm tra gan và túi mật, quan sát hình dáng, màu sắc của tuyến tụy và độ rắn chắc của túi mật.

+ Quan sát cơ quan hô hấp: quan sát trạng thái của khí quản, quan sát phổi và khám các túi khí vùng ngực, bụng.

+ Quan sát hệ thống sinh dục: quan sát buồng trứng, ống dẫn trứng đối với con mái, và quan sát tinh hoàn, vị trí, mầu sắc, kích thước đối với con trống. Tuy nhiên gà thả vườn thường được xuất bán lúc 105 ngày tuổi nên hệ thống sinh dục chưa hoàn thiện và các bệnh hệ sinh dục không cần thiết nghiên cứu đối với gà thịt thả vườn.

- Quan sát cơ quan miễn dịch: quan sát hình dáng, màu sắc, kích thước và độ rắn chắc của lách.

- Quan sát túi fabracius ở gần hậu môn: Quan sát hình dáng, kích thứơc và màng nhày của túi fabracius.

3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu

PHẦN 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Kết quả đánh giá tình hình chăn nuôi gà thả vườn trên địa bàn xã LêLợi, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương Lợi, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương

Trong thời gian thực tập tại xã Lê Lợi, dưới sự chỉ dẫn của đại lý thuốc thú y Toàn Vỹ, em đã trực tiếp đến các trang trại gà để tư vấn kĩ thuật và giới thiệu, quảng bá các sản phẩm thuốc của công ty CP thuốc thú y SVT Thái Dương. Sau đó em lại được các chủ chăn nuôi giới thiệu các trang trại khác trong thôn, trong xã.

Trong quá trình đi thị trường, em đã tiếp cận với nhiều người chăn nuôi, điều tra quy mô, số lượng cũng như các giống gà mà các trại thường nuôi, cũng như kết hợp số liệu điều tra thường xuyên của cán bộ thú y xã Lê Lợi. Kết quả đánh giá tình hình chăn nuôi gà tháng 8/2020 của xã Lê Lợi được trình bày ở bảng 4.1.

Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi gà thả vườn trên địa bàn xã Lê Lợi tháng 8/2020 Thôn Quy mô đàn Đàn ≥ 1000 gà Đàn < 1000 gà Tổng số gà (con)

Kết quả điều tra tổng số đàn gà nuôi tại xã Lê Lợi cho thấy: Trong tháng 8/2020, tổng số đàn gà nuôi tại xã Lê Lợi khoảng 234.800 con. Quy mô đàn trên 1000 con nhiều hơn quy mô nhỏ dưới 1000con.

Kết quả ở bảng 4.1 cũng cho thấy: số lượng gà được nuôi nhiều nhất ở các thôn Trung Quê, Thanh Tảo, Tân Trường, Lương Quan, và xã Thanh Tân có số lượng gà ít nhất.

Với kinh nghiệm chăn gà nhiều năm, năm 2020 người chăn nuôi tại đây đã lựa chọn được giống gà phù hợp, phát triển tốt, cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn những năm trước. Chính vì vậy, trong suốt 5 tháng thực tập qua điều tra em thấy rằng chỉ có 2 loại gà được nuôi trên địa bàn xã là gà lai chọi ( bố chọi lai với mẹ lương phượng) và gà lai hồ (bố hồ lai với mẹ lương phượng). Cả 2 loại gà (Đây là Giống hay tổ hợp lai????) đều được nuôi theo phương thức thả vườn có quy trình nghiêm ngặt trong chăm sóc, phòng và trị bệnh.

Số lượng gà hầu như không thay đổi nhiều qua các tháng vì hầu hết tất cả các hộ chăn nuôi tại đây đều có chuồng úm riêng. Mỗi hộ có 1 đến 2 chuồng chuyên úm gà trước khi đưa vào chuồng nuôi chính. Khi có đàn gà bắt đầu xuất bán thì sẽ nhập đàn mới úm tại chuồng úm riêng sau 15- 20 ngày đưa sang chuồng nuôi chính.

4.2. Kết quả phòng bệnh bằng thuốc và vắc xin cho các đàn gà thả vườn

Phòng bệnh bằng vắc xin là một trong những cách phòng bệnh cho gà rất hiệu quả, ngoài ra cần phải bổ sung các thuốc tăng sức đề kháng, thuốc phòng bệnh cho gà.

Sử dụng vắc xin cho gà để phòng trước những bệnh không có thuốc chữa, đảm bảo sức khỏe tốt cho gà để sinh trưởng phát triển.

Lịch sử dụng vắc xin phòng bệnh phải được thực hiện nghiêm ngặt, đúng quy trình. Có thể dựa vào dịch tễ của vùng và điều kiện để quyết định loại vắc xin sử dụng.

Trong thời gian thực tập, em được đến tư vấn và hỗ trợ các trại nuôi gà phòng bệnh bằng thuốc và vắc xin. Kết quả thực hiện được trình bày ở bảng 4.2.

Bảng 4.2. Kết quả thực hiện phòng bệnh bằng thuốc và vắc xin cho gà Thời điểm phòng (ngày tuổi) 2– 4 5 7 6 – 9 10 11-14 15 16 17 18-20 21 22-25

30

35

45

Thế mạnh của công ty CP thuốc thú y SVT Thái Dương chủ yếu hoạt động mạnh trong lĩnh vực thuốc thú y cho gia cầm. Kết quả ở bảng 4.2 cho thấy: Trong đợt thực tập, em đã đến các trang trại, gia trại chăn nuôi gà thả vườn để tư vấn sử dụng thuốc, và hỗ trợ trực tiếp nhỏ, tiêm vắc xin, điều trị bệnh cho gà trong quá trình chăn nuôi.

Qua thực tế làm việc tại các trang trại, em nhận thấy, đại lý Toàn Vỹ cung cấp 100% vắc xin ngoại cho các trang trại. Các trang trại nuôi gà thả vườn rất tự giác trong việc thực hiện lịch sử dụng vắc xin phòng bệnh cho gà. Quy trình làm vắc xin được kiểm soát nghiêm ngặt vì vậy hiệu quả phòng bệnh cao.

Cũng qua đợt thực tế này, bản thân em được trực tiếp tham gia nhỏ, tiêm vắc xin cho các trang trại và rút ra được một số kinh nghiệm trong quá trình nhỏ, tiêm vắc-xin để đạt hiệu quả cao cụ thể như:

* Thực hiện nghiêm ngặt lịch sử dụng vắc xin, không được bỏ qua một giai đoạn nào để hiệu quả phòng bệnh đạt kết quả tốt nhất. Hạn chế tối đa việc xê dịch ngày nhỏ, tiêm vắc xin.

* Chỉ sử dụng vắc xin phòng bệnh cho đàn gà khỏe mạnh, trong trường hợp phát hiện đàn gà đang bị bệnh thì không nên sử dụng vắc xin phòng bệnh, nếu dùng vắc xin phải có sự kiểm soát và cố vấn của kỹ thuật.

* Để giảm stress cho gà, trước và sau khi nhỏ, tiêm vắc xin nên cho gà uống thêm điện giải, uống thêm hạ sốt trong trường hợp tiêm các vắc xin cúm gia cầm. Tuyệt đối không cho đàn gà uống nước có sử dụng thuốc sát

trùng (nước máy thường có chất sát trùng).

Khi pha vắc xin thao tác pha phải nhẹ nhàng, không lắc mạnh tay, khi pha nên sử dụng dung dịch pha có sự tương đồng về nhiệt độ với nhiệt độ của vắc xin.

Đối với những gia đình nuôi với quy mô lớn, trang trại thường pha vắc xin cho gà uống (đối với những loại có thể sử dụng theo đường uống), trước

khi cho uống thường cho gà không uống nước khoảng 1 - 2 giờ để gà khát nước khi cho uống vắc xin gà sẽ uống hết trong khoảng thời gian ngắn không quá 2 giờ đồng hồ, nước đã pha vắc xin không được để ánh nắng chiếu vào. Cho gà uống vắc xin với liều gấp đôi liều nhỏ trực tiếp.

Đối với vắc xin phải sử dụng theo đường tiêm thường sử dụng xi lanh tự động để tiêm cho đảm bảo đúng liều lượng và tiết kiệm được thời gian.

Khi sử dụng vắc xin phải khử trùng dụng cụ pha chế bằng cách luộc sôi 5 - 10 phút. Vắc xin vừa lấy ở tủ lạnh bảo quản, nên có thời gian hoạt hoá virus trong điều kiện mát (15 - 25 0C) ít nhất 30 phút để vắc xin giảm độ lạnh tránh gây sốc và gây biến chứng cho gà.

4.3. Kết quả chẩn đoán, điều trị bệnh cho gà thả vườn

4.3.1. Tình hình mắc một số bệnh thường gặp trên gà thả vườn ở xã Lê Lợi

Trong quá trình đến các trang trại làm công tác thị trường, em đã ghi chép lại số đàn gà khỏe mạnh và số lượng đàn gà đang có triệu chứng của một số bệnh. Kết quả được trình bày ở bảng 4.3.

Bảng 4.3. Tình hình mắc một số bệnh thường gặp trên gà thả vườn tại xã Lê Lợi

Một phần của tài liệu Chẩn đoán, phòng và trị bệnh cho gà thả vườn nuôi tại một số trang trại tại xã lê lợi, thành phố chí linh, tỉnh hải dương (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(64 trang)
w