Cấu tạo của thiết bị nấu đường

Một phần của tài liệu 565840956-cong-nghá»_-Ä_Æ°á»_ng-mia-nhom-6 3 (Trang 27 - 30)

1.8.1. Nồi nấu đường gián đoạn

1. Hơi thứ ra 2. Thân thiết bị

3. Bộ phận thu hồi đường 4. Hệ thống rửa nồi

5. Tháo khí không ngưng 6. Ống truyền nhiệt 7. Ống tháo nước ngưng 8. Cửa tháo đường non 9. Van chân không 10. Chân không kế 11. Đồng hồ đo nhiệt 12. Kính quan sát

13. Tuần hoàn trung tâm 14. Hơi vào

15. Giống vào 16. Mật chè vào

Nguyên tắc hoạt động:

- Kiểm tra tất cả các van an toàn. Mở ống dẫn hơi (14) nhẹ vào xong nhẹ áo hơi để tránh dãn nở thiêt bị, đóng van hơi lại, sau đó mở van nước ngưng tụ (7). Trước khi tiến hành nấu, cần tạo chân không cho toàn hệ thống .

- Mật chè được bơm vào các thùng chứa, từ các thùng chứa đưa về nồi nấu qua cửa tiếp liệu (16). Trước khi tiến hành nấu cần tiến hành tạo chân không cho toàn hệ thống. Lượng giống ban đầu đưa vào mỗi nồi nấu khoảng 30 - 35% so với khối lượng đường non trong nồi. Giống hút vào thiết bị nấu ở cửa (15) sao cho nguyên liệu phủ lên bề mặt trống hơi tránh hiện tượng cháy đường. Sau đó mở van hơi đốt (14), hơi đốt là hơi từ khói lò hoặc hơi thứ từ khu bốc hơi. Hơi được đưa vào thiết bị ở cửa (14). Diện tích đốt gồm những ống truyền nhiệt (6). Trong quá trình nấu mật chè chuyển động trong ống truyền nhiệt và ống tuần hoàn trung tâm, còn hơi đi bên ngoài các ống, tại đây xảy ra quá trình trao đổi nhiệt. Mật chè

hấp thu nhiệt đạt tới nhiệt độ sôi, đường non chịu tác dụng của nhiệt, nhiệt độ tăng, thể tích nở ra. Từ đó, dẫn đến tỷ trọng đường non thấp hơn so với lượng đường non chưa qua gia nhiệt. Sự chênh lệch tỷ trọng này tạo động lực đẩy đường non từ dưới lên trên miệng ống. còn trong ống tuần hoàn trung tâm thể tích dung dịch theo một bề mặt truyền nhiệt lớn hơn so với ống truyền nhiệt, do đó lượng nhiệt tạo ra trong ống ít hơn. Vì vậy trong ống tuần hoàn trung tâm đường non chuyển động từ trên xuống dưới. Kết quả là tạo ra sự tuần hoan của đường non có tác dụng bốc hơi nước và giúp tinh thể hấp thụ đường khi chuyển động.

- Trong quá trình trao đổi nhiệt, hơi đốt bị mất nhiệt ngưng tụ thành nước và được tháo ra ngoài qua cửa (7). Nước bốc hơi kéo theo một số cấu tử nên sẽ được thu hồi ở bộ phận thu hồi(3), hơi thứ sạch thoát ra ngoài thiết bị qua cửa (1), còn cấu tử đường thu hồi về lại thiết bị.

- Trong quá trình nấu độ chân không luôn duy trì từ 650-580mmHg được kiểm tra ở đồng hồ chân không kế (10). Quá trình giám sát, kiểm tra thông qua kính quan sát (12). Sau khi đường non đạt yêu cầu về nồng độ Bx, thể tích tiến hành phá chân không rồi xả đường non ra theo cửa (5). Kết thúc quá trình nấu một nồi đường cần tiến hành vệ sinh để chuẩn bị cho nấu nồi tiếp theo.

Ưu và nhược điểm:

Ưu điểm Nhược điểm

- Cấu tạo thiết bị đơn giản, dễ vận hành. - Dễ sửa chữa và làm sạch.

- Nhiệt độ sôi thấp nên giảm tổn thất đường.

- Vận tốc tuần hoàn giảm vì ống tuần hoàn cũng bị đun nóng.

- Hệ số truyền nhiệt thấp.

Sự cố và cách khắc phục:

Sự cố Cách khắc phục

- Sự đóng cặn trên bề mặt các ống truyền nhiệt.

- Nước ngưng tụ nhiễm cấu tử do ăn mòn cơ học.

- Nguyên liệu phần trên của ống miệng dễ bị cháy.

- Hiện tượng thủy kích.

- Thường xuyên kiểm tra, vệ sinh, sửa chữa, thay thế các thiết bị ăn mòn và hư hỏng.

- Cho nguyên liệu phủ kín bề mặt các ống truyền nhiệt.

- Đảm bảo thoát nước ngưng tụ liên tục.

28

Hình 1.7. Sơ đồ bố trí hệ thống các nồi nấu đường

Một phần của tài liệu 565840956-cong-nghá»_-Ä_Æ°á»_ng-mia-nhom-6 3 (Trang 27 - 30)