Phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng, trị bệnh cho đàn lợn nuôi tại trại nhâm xuân tiến, huyện đông hưng, tỉnh thái bình (Trang 46 - 48)

Số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel 2007 trên máy vi tính.

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Kết quả đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại Nhâm Xuân Tiến, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình

Hiện nay, trung bình lợn nái của trại sản xuất được 2,45 - 2,5 lứa/năm. Số con sơ sinh là 11,74 con/đàn. Trại hoạt động vào mức khá theo đánh giá của công ty chăn nuôi CP Việt Nam.

Tại trại, lợn con theo mẹ được nuôi đến 21 ngày tuổi, chậm nhất là 26 ngày thì tiến hành cai sữa và chuyển sang các trại lợn khác của công ty.

Bảng 4.1.Kết quả tình hình chăn nuôi lợn tại trại qua 3 năm 2018 - 2020

STT Loại lợn Số lượng (con)

2018 2019 2020 1 Lợn đực giống 37 39 33 2 Lợn nái hậu bị 245 240 220 3 Lợn nái 2418 2215 2180 4 Lợn con 68805 67807 31025 Tổng 71505 70301 33458

Qua bảng 4.1 cho thấy, quy mô đàn lợn nái qua các năm tương đối ổn định. Quy mô cơ cấu đàn thay đổi theo xu hướng giảm dần qua các năm, năm 2018 là 2418 con, sang năm 2020 do nái già và loại thải nên giảm còn 2180 con. Số lợn đực giống năm 2020giảm4 con so với 2 năm trước do nhu cầu về khai thác tinh dịch để phối giống cho lợn nái, bên cạnh đó là việc phải loại thải những con lợn đực giống đã kém chất lượng.

Trang trại thường xuyên nhập thêm lợn nái từ công ty CP nhằm tăng cơ cấu đàn, loại thải nái già, nái sản xuất kém… để tăng chất lượng con giống, cải thiện số con sơ sinh và tăng lỉ lệ nuôi sống.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng, trị bệnh cho đàn lợn nuôi tại trại nhâm xuân tiến, huyện đông hưng, tỉnh thái bình (Trang 46 - 48)