Kết quả thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho lợn nái chửa

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái giai đoạn mang thai tại trại lợn Minh Châu, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. (Trang 55 - 57)

4.3.1.Kết quả phòng bệnh bằng phương pháp vệ sinh,sát trùng

Thực hiện phương châm: “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”‚ nên khâu phòng bệnh được đặt lên trên hết, nếu phòng bệnh tốt thì có thể̉ hạn chế hoặc ngăn chặn được bệnh xảy ra. Các biện pháp phòng bệnh tổng hợp được đưa lên hàng đầu, xoay quanh các yếu tố môi trường, mầm bệnh, vật chủ.

Tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết, mùa vụ mà việc vệ sinh chăm sóc có nhiều thay đổi cho phù hợp.

Khử trùng: Thực hiện phun thuốc sát trùng.

Hệ thống nước sạch được dự trữ ở bể lớn rồi được xử lý bằng chlorine với nồng độ khoảng 3 - 5 ppm.

Bảng 4.4. Lịch vệ sinh, khử trùng của trại Ngày

trong tuần Trong chuồng Ngoài chuồng

Ngoài khu vực chăn nuôi

Chủ nhật Phun khử trùng Nhổ cỏ Rắc vôi khu vực ngoài chuồng Thứ 2 Phun khử trùng, quét và rắc vôi đường đi Phun khử trùng Phun khử trùng khu sinh hoạt của

công nhân

Thứ 3 Phun khử trùng - Nhổ cỏ

Thứ 4 Phun khử trùng, dội vôi gầm

Rắc vôi

đường đi Rắc vôi đường đi Thứ 5 Phun khử trùng,

phun diệt gián

Làm vệ sinh xung quanh Làm vệ sinh bên ngoài Thứ 6 Phun khử trùng Phun khử trùng Phun khử trùng Thứ 7 Vệ sinh tổng chuồng Vệ sinh tổng chuồng -

(Nguồn: phòng kỹ thuật trại)

Nồng độ thuốc sát trùng để phun bên trong chuồng tại cơ sở là 1/250 và nồng độ thuốc pha sát trùng để phun bên ngoài khu vực chăn nuôi là 1/320. Khi phun khử trùng cần pha đúng tỷ lệ, nếu pha nhiều thì tốn kém, gây tổn thương bề mặt da, nếu pha ít quá thì không đủ liều để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Việc dội vôi trong chuồng được chúng em thực hiện thường xuyên và theo đúng lịch của trại đưa ra. Người dội vôi phải đeo găng tay, đi ủng, đeo khẩu trang để đảm bảo sức khỏe. Dội vôi xuống gầm bằng cách cho vôi vào xe đẩy sau đó cho nước vào, khuấy đều cho tan vôi, sau đó múc lên và xả xuống gầm. Mỗi tuần tại cơ sở thực hiện xả vôi xuống gầm 1 lần.

Trong quá trình thực tập em đã tham gia vào công tác vệ sinh phòng bệnh, kết quả được thể hiện qua bảng 4.5:

Bảng 4.5. Kết quả khử trùng tại cơ sở Nội dung công việc Kế hoạch

(số lần)

Kết quả thực hiện (số lần)

Tỷ lệ (%)

Vệ sinh chuồng trại hàng ngày 158 158 100

Phun sát trùng chuồng trại 125 125 100

Quét dọn vệ sinh đường đi 53 53 100

Dội vôi gầm chuồng 47 47 100

Vệ sinh tổng chuồng 14 14 100

Tắm sát trùng 158 158 100

Kết quả bảng 4.5 cho thấy: Lịch khử trùng em đã thực hiện tại cơ sở. Trong 6 tháng thực tập tại cơ sở, kế hoạch vệ sinh chuồng trại hàng ngày là 158 lần, phun khử trùng của cơ sở là 125 lần, vệ sinh đường đi là 53 lần, dội vôi gầm chuồng là 47 lần, vệ sinh tổng chuồng là 14 lần, tắm sát trùng là 158 lần. Các công việc này em đều tham gia đầy đủ đạt 100%.

Vệ sinh chuồng trại được em thực hiện hàng ngày gồm các công việc như: cào phân, hót phân, quét dọn hành lang đường đi, quét dọn đường cấp thức ăn, cọ rửa máng. Khi rửa máng thì tránh phun nước vào tai của lợn nái.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái giai đoạn mang thai tại trại lợn Minh Châu, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)