Xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số

Một phần của tài liệu NHÀ nước xã hội CHỦ NGHĨA THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP đẩy MẠNH cải CÁCH HÀNH CHÍNH đáp ỨNG yêu cầu xây DỰNG NHÀ nước PHÁP QUYỀN xã hội CHỦ NGHĨA ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 34 - 36)

II. PHẦN NỘ

2.4.6.Xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số

- Hiện đại hóa hành chính là xu hướng không thể phủ nhận trong bối cảnh cách

mạng khoa học-công nghệ phát triển mạnh mẽ hiện nay. Việc ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ vào hoạt động hành chính nhà nước không chỉ làm tăng năng suất lao động mà còn góp phần quan trọng làm thay đổi phương thức làm việc của cán bộ, công chức, hướng tới một môi trường hành chính hiện đại. Những giải pháp chủ yếu bao gồm:

- Phát triển đồng bộ và song hành, tương hỗ ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông với cải cách hành chính nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp dịch vụ công, của cán bộ, công chức.

- Ứng dụng công nghệ thông tin -truyền thông trong quy trình xử lý công việc của từng cơ quan hành chính nhà nước, giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhau và trong giao dịch với tổ chức, cá nhân.

- Thực hiện có hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng trong các cơ quan hành chính nhà nước.

- Hoàn thiện và đẩy mạnh hoạt động của Mạng thông tin điện tử hành chính của

Chính phủ trên Internet. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước để hầu hết các giao dịch của các cơ quan

- hành chính nhà nước được thực hiện trên môi trường điện tử, mọi

lúc, mọi nơi, dựa

trên các ứng dụng truyền thông đa phương tiện.

- - Xây dựng trụ sở cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương hiện đại, tập

trung ở những nơi có điều kiện. - Tóm tắt chương 2

- Tóm lại, ở chương 2 nhóm đã tìm hiểu các nội dung liên quan đến nhà nước

pháp quyền xã hội chủ nghĩa như khái niệm, tính tất yếu ra đời nhà nước và những đặc điểm cơ bản. Hiểu rõ nhà nước pháp quyền là nhà nước đề cao vai trò của pháp luật trong đời sống nhà nước và xã hội, được tổ chức, hoạt động trên cơ sở một hệ thống pháp luật dân chủ, công bằng và các nguyên tắc chủ quyền nhân dân, phân công và kiểm soát quyền lực nhà nước nhằm bảo đảm quyền con người, tự do cá nhân, công bằng, bình đắng trong xã hội. Tiếp theo, nhóm đã trình bày khái niệm về cải cách hành chính là những thay đổi có tính hệ thống, lâu dài và có mục đích nhằm làm cho hệ thống hành chính nhà nước hoạt động tốt hơn, thực hiện tốt hơn các chức năng, nhiệm vụ quản lý xã hội của mình. Thông qua dữ liệu từ tổng kết chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng giai đoạn 2021 - 2030, nhóm đã tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng, các thành tựu đạt được cùng với đó là những nguyên nhân đạt được của cải cách hành chính ở nước ta, cùng với đó là phân tích sâu vào từng vấn đề liên quan như: cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính, cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, cải cách chế độ công vụ, cải cách tài chính công và xây dựng, phát triển chính phủ điện tử, chính phủ số ở Việt Nam. Đồng thời, nhóm cũng đã chỉ ra những vấn đề bất cập, khó khăn còn tồn đọng trong cải cách và kiến nghị các giải pháp thích hợp để làm cho hệ thống hành chính nhà nước hoạt động tốt hơn các chức năng, nhiệm vụ quản lý xã hội của mình.

Một phần của tài liệu NHÀ nước xã hội CHỦ NGHĨA THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP đẩy MẠNH cải CÁCH HÀNH CHÍNH đáp ỨNG yêu cầu xây DỰNG NHÀ nước PHÁP QUYỀN xã hội CHỦ NGHĨA ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 34 - 36)