Kết quả chẩn đoán và điều trị một số bện hở lợn thịt tại trại

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn thịt nuôi tại trại phạm văn linh, thành phố phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 44)

công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn cùng với kỹ sư và quản lý của trại. Qua đó, giúp em trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm về chẩn đoán một số bệnh thường gặp, nguyên nhân gây ra bệnh và cách khắc phục, điều trị bệnh cho lợn thịt. Làm tốt công tác chẩn đoán sẽ giúp phát hiện được nhanh và chính xác, từ đó có được phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả cao, tỷ lệ lợn khỏi bệnh cao, giảm tỷ lệ chết, giảm thời gian dùng thuốc và giảm thiệt hại về kinh tế. Vì vậy, hàng ngày em cùng cán bộ kỹ thuật tiến hành theo dõi lợn ở các ô chuồng phát hiện những lợn có biểu hiện khác thường từ đó có phác đồ điều trị cụ thể.

4.4.1. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh đường hô hấp cho đàn lợn thịt nuôi tại trại

Kết quả của quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh đường hô hấp cho đàn lợn nuôi tại trại được em theo dõi, ghi chép và thể hiện trong bảng 4.7

Bảng 4.7. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh đường hô hấp cho đàn lợn thịt nuôi tại trại

Tháng theo dõi 8 9 10 11 Tính chung

Trong quá trình điều trị bệnh cho lợn tại công ty em đã sử dụng 2 phác đồ để điều trị bệnh cho lợn qua các tháng như sau:

Tháng 7, 8, 9 em sử dụng phác đồ I với tên thuốc là: Tylosine 20%. Tháng 10, 11, 12 em sử dụng phác đồ II với tên thuốc là: Amoxinject LA. Qua bảng 4.7 cho thấy: trong 94 con lợn điều trị bằng phác đồ I, có 93 con lợn khỏi bệnh, tỷ lệ khỏi bệnh là 98,94%; trong 84 con lợn điều trị bằng phác đồ II có 84 con lợn khỏi bệnh, tỷ lệ khỏi bệnh là 100%. Từ đây em thấy: việc sử dụng phác đồ II để điều trị bệnh đường hô hấp đem lại hiệu quả cao hơn phác đồ I.

Triệu chứng khi lợn khỏi bệnh là: con lợn khỏe mạnh trở lại, nhanh nhẹn, đi lại ăn uống bình thường, không ho, tần số hô hấp và nhịp tim bình thường.

4.4.2. Kết quả chẩn đoán và điều trị hội chứng tiêu chảy cho đàn lợn thịt nuôi tại trại

Kết quả của quá trình điều trị hội chứng tiêu chảy cho đàn lợn nuôi tại trại được em theo dõi, ghi chép và thể hiện trong bảng 4.8.

Bảng 4.8. Kết quả chẩn đoán và điều trị hội chứng tiêu chảy cho đàn lợn thịt nuôi tại trại

Tháng theo dõi 8 9 10 11 Tính chung

Trong quá trình điều trị bệnh cho lợn tại công ty em đã sử dụng 2 phác đồ để điều trị bệnh cho lợn qua các tháng như sau:

Tháng 8, 9 em sử dụng phác đồ I với tên thuốc là: Nova Amcoli. Tháng 10, 11 em sử dụng phác đồ II với tên thuốc là: NorFlox 100. Qua bảng 4.8 cho thấy: trong 70 con lợn điều trị bằng phác đồ I, có 69 con lợn khỏi bệnh, tỷ lệ khỏi bệnh là 98,57%; trong 50 con lợn điều trị bằng phác đồ II có 50 con lợn khỏi bệnh, tỷ lệ khỏi bệnh là 100%. Từ đây em thấy: việc sử dụng phác đồ II để điều trị bệnh đường hô hấp đem lại hiệu quả cao hơn phác đồ I.

Triệu chứng khi lợn khỏi bệnh là: con lợn khỏe mạnh trở lại, ăn uống bình thường, không đi ỉa ra phân trắng, ỉa chảy hay phân vàng.

4.4.3. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh viêm khớp cho đàn lợn thịt nuôi tại trại

Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh viêm khớp cho đàn lợn thịt nuôi tại trại được tôi theo dõi, ghi chép và thể hiện ở bảng 4.9.

Bảng 4.9. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh viêm khớp cho đàn lợn thịt nuôi tại trại

Tháng theo dõi 8 9 10 11 Tính chung

Qua bảng 4.9 cho thấy: Dưới sự hướng dẫn của kỹ sư Dương Văn Thanh tại trại, em đã phát hiện được được 32 con lợn có biểu hiện viêm khớp và sử dụng phác đồ điều trị: Hitamox LA; liều lượng tiêm 1ml/10 kg thể trọng.

Qua bảng trên cho thấy, tỷ lệ lợn khỏi bệnh là tương đối cao với hiệu lực điều trị từ 83,33% - 100%, trung bình đạt 95,83%.

4.5. Kết quả thực hiện công tác khác tại trại

Ngoài việc chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn em còn tham gia một số công việc khác tại trại, kết quả thực hiện thể hiện ở bảng 4.10.

Bảng 4.10. Kết quả thực hiện công tác khác tại trại

STT Nội dung công việc

1 Nhập lợn

2 Xuất lợn

3 Khâu lòi dom/sa trực tràng

- Xuất lợn

+ Khi có kế hoạch xuất lợn, công ty sẽ thông báo, kỹ sư Dương Văn Thanh (cán bộ kỹ thuật) sẽ thông báo cho chủ trại để chuẩn bị người xuất lợn.

+ Xe đến trại phải sạch sẽ, phải phun sát trùng toàn xe. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Khi bắt lợn phải đuổi lần lượt từ 7 - 10 con một từ trong ô ra hành lang rồi đuổi lên xe.

+ Khi đuổi đủ số lượng lợn lên xe. Lợn sẽ được đưa lên trung tâm và cân bằng cân điện tử.

* Vệ sinh bên ngoài chuồng nuôi + Vệ sinh đường đuổi lợn. * Vệ sinh trong chuồng nuôi: + Hót sạch phân trên nền chuồng.

+ Cọ rửa sạch sẽ: bạt trần, giàn mát, quạt, máng ăn, thành chuồng, nền chuồng + Ngâm sút.

+ Quét vôi tường, thành chuồng, nền chuồng. + Phun sát trùng.

+ Kiểm tra lại toàn bộ hệ thống điên, quạt, máy bơm.

+ Kiểm tra giàn mát, song sắt, mắng ăn, núm uống, bạt, trần. + Nếu có hỏng gì thì sửa chữa thay mới.

+ Lắp quây úm chờ lứa mới.

+ Khi có kế hoạch nhập lợn, công ty sẽ thông báo, kỹ sư Dương Văn Thanh (cán bộ kỹ thuật) thông báo cho chủ trại để chuẩn bị nhập lợn.

+ Khi xe lợn đến trại phải sạch sẽ, phải phun sát trùng toàn xe + Kỹ sư, chủ trại kiểm tra phải kiểm tra xe còn nguyên kẹp chì hay không mới cho nhập lợn.

+ Khi bắt lợn con kiểm tra có viêm rốn, sưng hay chưa rụng rốn. + Thời gian nhập mỗi chuồng chia làm 2 đợt, cách nhau 1 - 2 ngày. Trong thời gian thực tập tại trại em đã tham gia 100% vào khâu xuất bán và nhập lợn.

Khâu lòi dom:

+ Trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng hàng ngày em đã phát hiện 15 con bị lòi dom. Trong số đó em đã tham gia 09 lần khâu lòi dom, đạt tỷ lệ 60,00%.

Vệ sinh chuồng trại sau khi xuất lợn

máng ăn… để đảm bảo an toàn dịch bệnh. Em đã trực tiếp tham gia quá trình vệ sinh tiến hành theo các bước sau:

- Vệ sinh bên ngoài chuồng nuôi, bao gồm: Vệ sinh đường đuổi lợn; vệ sinh cầu cân; vệ sinh khu vực các xe đến đỗ trong trại.

- Vệ sinh trong chuồng nuôi, bao gồm: Đẩy sạch phân trên nền chuồng; xả và đẩy sạch nước máng; cọ rửa sạch sẽ: bạt trần, giàn mát, quạt (che chắn bằng túi nilon), máng ăn, thành chuồng, nền chuồng; quét vôi tường, thành chuồng, nền chuồng; phun sát trùng; kiểm tra lại toàn bộ hệ thống điện, quạt, máy bơm có hoạt động tốt không; kiểm tra giàn mát, song sắt, máng ăn, núm uống, bạt, trần; nếu có hỏng gì thì sửa chữa hoặc thay mới; lắp quây úm chờ lứa mới.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua 6 tháng thực tập tại trại, em đã thực hiện được rất nhiều công việc cũng như học hỏi được rất nhiều kiến thức liên quan đến quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng và phòng trị bệnh của lợn thịt. Dưới đây là những công việc mà em đã thực hiện được trong thời gian 6 tháng thực tập :

- Đã trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn thịt gồm 400 con, lợn sinh trưởng tốt, tỷ lệ nuôi sống đạt 99,25%.

- Được tham gia tiêm phòng vắc xin 400 con lợn nuôi tại trại. Sau khi sử dụng vắc xin, 100% số lợn đều không có biểu hiện bất thường hay phản ứng thuốc.

- Đã trực tiếp tham gia vệ sinh máng ăn, kiểm tra vòi nước uống, cho lợn ăn, kiểm tra và cách ly lợn ốm đạt kết quả từ 66,66 – 100% với khối lượng công việc được giao.

- Đã chẩn đoán, phát hiện được 178 lợn có biểu hiện bệnh đường hô hấp và áp dụng phác đồ điều trị Tylosince 20% hoặc Amoxinject LA. Tỷ lệ lợn khỏi bệnh là tương đối cao với 98,88%.

- Đã chẩn đoán, phát hiện được 120 con lợn có biểu hiện tiêu chảy và sử dụng phác đồ điều trị NorFlox 100. Tỷ lệ lợn khỏi bệnh là tương đối cao với 99,17%.

- Đã chẩn đoán, phát hiện được 32 con lợn có biểu viêm khớp và sử dụng phác đồ điều trị Hitamox LA. Tỷ lệ lợn khỏi bệnh là 96.88%. Xem lại trên Bảng 4.9

- Đã trực tiếp tham gia 3 lần xuất lợn với tổng số 1.231 con - Đã trực tiếp tham gia 3 lần nhập lợn với tổng số 1250 con

- Qua thời gian thực tập tại cơ sở, trình độ và tay nghề về chăn nuôi, thú y và quản lý trang trại được nâng cao.

5.2. Đề nghị

- Qua thời gian thực tập em xin đề nghị cơ sở sản xuất một số vấn đề sau: - Về công tác chăm sóc nuôi dưỡng và quản lý đàn lợn: nên thường xuyên theo dõi đàn lợn hàng ngày, để phát hiện sớm, chuẩn đoán chính xác, cách ly lợn ốm để điều trị kịp thời, triệt để. Giữ ấm cho lợn con, giữ chuồng trại sạch sẽ, khô thoáng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Về công tác vệ sinh thú y: Nên chú trọng tới việc phun thuốc sát trùng chuồng trại ngay cả khi không có dịch bệnh. Nên xây dựng bể chứa chất thải xa chuồng nuôi hơn để đảm bảo vệ sinh thú y.

- Về công tác điều trị bệnh: Lợn mắc bệnh phải được điều trị sớm, tuân thủ nghiêm ngặt liệu trình và liều lượng thuốc thuốc khi điều trị.

1. Đặng Văn Kỳ (2007), “Bệnh liên cầu khuẩn và biện pháp phòng trị”, Tài liệu hội thảo hội chứng rối loạn hô hấp & sinh sản và bệnh liên cầu khuẩn ở lợn, tr. 148 - 156.

2. Lê Văn Lãnh, Huỳnh Thị Mỹ Lệ, Trịnh Đình Thâu, Đặng Hữu Anh, Đỗ Ngọc Thúy và Nguyễn Bá Hiên (2012), “Phân lập một số vi khuẩn cộng phát gây bệnh ở lợn nghi mắc bệnh suyễn, đề xuất biện pháp phòng trị bệnh”, Tạp chí khoa học kỹ thuật Thú y, tập XIX, (số 2/2012), tr. 30. 3. Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Văn Quang, (2006), 17 bệnh mới của lợn, Nxb

Lao Động - Xã Hội, tr. 5 - 64.

4. Lê Văn Năm (2013), “Bệnh viêm phổi địa phương - suyễn lợn”, Báo tổ quốc, phát hành ngày 18/7/2013.

5. Nguyễn Thị Bích Ngà (2015), Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh học và biện pháp phòng trị bệnh do giun tròn Trichocephalus spp. gây ra ở lợn tại tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Luận án tiến sĩ thú y, ĐH Nông Lâm Thái Nguyên.

6. Trần Văn Phùng, Từ Quang Hiển, Trần Thanh Vân, Hà Thị Hảo (2004),

Giáo trình chăn nuôi lợn, Nxb Nông nghiệp, tr.11 - 58.

7. Nguyễn Mạnh Phương, Cù Hữu Phú, Văn Thị Hường, Nguyễn Bá Tiếp (2012), “Một số đặc điểm của Salmonella spp. gây tiêu chảy ở lợn con sau cai sữa tại một số trang trại nuôi công nghiệp tại miền Bắc”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, tập XIX, (số 5/2012), tr. 34.

8. Khương Bích Ngọc (1996), “Bệnh cầu khuẩn ở một số cơ sở chăn nuôi tập chung và một số biện pháp phòng trị”, Luận án phó tiến sĩ Khoa học Nông nghiệp.

10. Nguyễn Văn Tâm, Cù Hữu Phú (2006), “Phân lập vi khuẩn Salmonella

gây hội chứng tiêu chảy cho lợn con tiêu chảy ở lợn nuôi tại Vĩnh Phúc và biện pháp phòng trị”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, tập XIV, (số 2/2006).

11. Bạch Quốc Thắng (2011), Nghiên cứu sử dụng vi khuẩn nhóm

Lactobacillus trong phòng trị bệnh tiêu chảy ở lợn con theo mẹ, Luận án tiến sĩ Khoa học Nông nghiệp, Viên Thú y Quốc Gia, Hà Nội.

12. Nguyễn Văn Thiện (2008), Thống kê sinh vật học ứng dụng trong chăn nuôi, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

13. Nguyễn Đức Thủy (2015), “Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, vai trò của vi khuẩn E. Coli trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con dưới hai tháng tuổi ở huyện Đầm Hà và Hải Hà - tỉnh Quảng Ninh, biện pháp phòng trị”, Luận văn Thạc sĩ thú y, Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên.

14. Trần Thu Trang (2013), Đặc điểm dịch tễ của dịch tiêu chảy (Porcin

Epidemic Diarrhoea - PED) và biện pháp can thiệp dịch tại một số trại ở miền bắc Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ Thú y, Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội.

15. Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Bá Tiếp (2013), “Vai trò của Escherichia coli và Salmonella spp trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con trước và sau cai sữa nghiên cứu trên mô hình trại nuôi công nghiệp”, Tạp chí khoa học

và phát triển, tập 11, số 3, tr. 318 - 327.

16. Nguyễn Ngọc Minh Tuấn (2010), Nghiên cứu vai trò gây bệnh của vi khuẩn Clostridium perfringers trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con tại Phú Thọ và biện pháp phòng trị, Luận án thạc sĩ khoa học Nông nghiệp. 17. Nguyễn Văn Tuyên, Dương Văn Quảng (2016), “Vai trò của Escherichia

thuật Thú y, tập XXIII (số 7/2016), tr. 54.

18. Bùi Tiến Văn (2015), Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, vai trò của vi khuẩn E.coli trong hội chưng tiêu chảy ở lợn 1 - 45 ngày tuổi tại huyện miền núi của tỉnh Thanh Hoá, biện pháp phòng trị, Luận văn thạc sỹ thú y, Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên.

19. Sa Đình Chiến, Cù Hữu Phú (2016), “Vai trò của vi khuẩn E. coli trong hội chứng tiêu chảy của lợn con dưới hai tháng tuổi ở Sơn La và biện pháp phòng trị”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, 23(3), tr.65

II. TÀI LIỆU TIẾNG NƯỚC NGOÀI

20. Katri Levonen (2000), The detection of respiratory diseseases in swine herds by means by means of antibody assay on colotrum from sow,

Department of Food and Environment Hygiene, Faculty of Veterinary Medicine, University of Helsinki.

21. Christensen R. V., Aalbaek B., Jensen H. E. (2007), “Pathology of udder lesions in sows”, J. Vet. Med. A Physiol. Patho.l Clin. Med. 2007 Nov., 54(9), tr. 491.

22. Thacker E. (2006), Mycopasmal diseases. In: straw.B.E., Zimmerman, J.J., D ’Allaire, S., Tailor, D.J. (Eds.), Diseases of Swine. 9th ed. Blacwell Publishing Ltd., Oxford, UK, pp. 701-717. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

23. Kishima M, Uchida I, Namimatsu, Tanaka K (2008), Nationwide Surveillance of Salmonella in the Faceces of Pig in Japan, Zoonoses Public Health. 2008 Apr; 55(3), p.139 – 44

Ảnh1: Thuốc Clean Ảnh 2: Thuốc Gluco.KC

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn thịt nuôi tại trại phạm văn linh, thành phố phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 44)