ngoài việc giữ an toàn, phòng bệnh cho chó khỏe không bị lây nhiễm bệnh từ những chó bị bệnh được đem đến bệnh viện, bản thân em còn phải học cách tự bảo vệ mình, tránh những tai nạn nghề nghiệp trong quá trình thao tác như: không để cho chó, mèo cắn, cào, không để tay bị đứt khi tiếp xúc với chó, luôn đeo gang tay, khẩu trang và mặc quần áo bảo hộ theo quy định của bệnh viện thú y.
4.6.2. Thực hiện khám sức khỏe định kì và siêu âm thai cho chó mang thaitại bệnh viện thú y tại bệnh viện thú y
Việc khám sức khỏe định kì cho chó trong giai đoạn mang thai là vô cùng quan trọng và cần thiết. Cần chú ý đến chế độ ăn uống, bổ xung dinh dưỡng và các thực phẩm có hàm lượng canxi cao, ngoài ra cũng cần bổ xung thêm các vitamin và khoáng chất. Giai đoạn từ 30-45 ngày của thai kì thì chú ý bổ xung sắt vào thực đơn dinh dưỡng của chó mang thai
Bảng 4.10. Thực hiện siêu âm thai cho chó mang thai tại bệnh viện thú y Giống
Qua bảng 4.10 thấy được là việc siêu âm thai trong quá trình theo dõi chăm sóc chó mang thai đóng vai trò quan trọng. Mục đích là để theo dõi quá trình phát triển của thai, nắm tình hình sức khỏe của chó khi mang thai, số thai, và theo dõi được ngày sinh của chúng cũng như để bổ xung kịp thời những khoáng chất cần thiết để đảm bảo những yếu tố cần thiết cho chó trong giai đoạn mang thai.
Bệnh viện thú y Pethealth Tuyên Quang được đầu tư máy siêu âm 3 chiều với đầy đủ trang thiết bị để siêu âm chẩn đoán, khám sức khỏe định kì cũng như trang thiết bị cho phẫu thuật mổ đẻ và đỡ đẻ cho chó khi đến khám tại bệnh viện nên được mọi người rất tin tưởng và yên tâm khi đưa chó đến khám tại bệnh viện thú y Pethealth Tuyên Quang.
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ ÐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận
Từ những kết quả thu được trong quá trình thực tập tại Bệnh viện Thú y chúng tôi có được kết luận sau:
- Hoạt động tiêm phòng và điều trị bệnh cho chó tại khu vực Tuyên Quang hay tại bệnh viện Thú y ngày càng được quan tâm và chú trọng. Chó được tiêm phòng vắc xin ngày càng tăng, chủ yếu là giống chó cảnh được quan tâm hơn.
- Đối với chó đến khám và điều trị cũng có sự chênh lệch rất lớn giữa chó nội và chó ngoại. Tổng số chó đến khám và điều trị tại bệnh viện có 451 con gồm 109 con chó nội chiếm tỷ lệ (24,17%) và 342 con chó ngoại chiếm tỷ lệ (75,83%).
- Đối với các nhóm bệnh thường gặp khi sử dụng phác đồ điều trị tại bệnh viện tỷ lệ khỏi tương đối rất cao cụ thể như:
- Bệnh đường tiêu hóa có 226 con chó điều trị khỏi 215 con đạt tỷ lệ 95,13%.
- Bệnh đường hô hấp có 84 con chó, điều trị khỏi 81 con đạt tỷ lệ 96,42%.
- Bệnh ngoài da có 114 con chó điều trị khỏi 114 con đạt 100%. Đối với các bệnh thường gặp khi sử dụng phác đồ điều trị tại bệnh viện đạt kết quả rất cao nên bệnh viện thú y Pethealth Tuyên Quang đang là một địa chỉ khám và điều trị chó rất uy tín không chỉ ở trong tỉnh mà con các tỉnh lân cận.
Ngoài ra bệnh viện thú y pethealth Tuyên Quang cũng tiếp nhận 57 con chó đến khám sức khỏe định kì, siêu âm thai, cho kết quả chính xác nên được mọi người yên tâm tin tưởng
5.2. Đề nghị
- Tuyên truyền, phổ biến kiến thức rộng rãi cho người nuôi chó để nâng cao ý thức về phòng bệnh và cách nuôi dưỡng chăm sóc hộ lý đối với vật nuôi, đặc biệt là công tác tiêm vắc xin phòng bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và tẩy giun sán định kỳ.
- Khi điều trị bệnh cần phát hiện bệnh nhanh và điều trị kịp thời ở giai đoạn đầu của bệnh, áp dụng đúng nguyên lý của việc điều trị bệnh này là tăng cường sức đề kháng và chống nhiễm trùng kế phát.
- Khi nhập những giống chó ngoại cần kiểm soát chặt chẽ các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, tránh hiện tượng lây lan dịch bệnh vào nước ta.
- Sau khi điều trị khỏi cho con bệnh cần khuyến cáo người nuôi nên tiêm phòng vắc xin đầy đủ và định kỳ cho vật nuôi và nhất là chó nhỏ từ 6 tuần tới 24 tuần tuổi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt
1. Nguyễn Văn Biện (2001), Bệnh chó mèo, Nhà xuất bản trẻ Hà Nội.
2. Trần Cừ, Cù Xuân Dần (1975), Sinh lý học gia súc, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
3. Tô Minh Châu, Trần Thị Bích Liên ( 2001 ), Vi khuẩn và nấm gây
bệnh trong Thú y, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội.
4. Vương Đức Chất và Lê Thị Tài (2004), Bệnh thường gặp ở chó mèo và các
phòng trị, nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.
5. Cù Xuân Dần, Trần Cừ, Lê Thị Minh (1975), Sinh lý gia súc, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
6. Tô Du, Xuân Giao (2006), Kỹ thuật nuôi chó mèo và phòng các bệnh
thường gặp, Nhà xuất bản Lao động xã hội.
7. Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh (2001), Sinh
sản gia súc, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội.
8. Lê Thanh Hải, Trần Minh Châu, Hồ Đình Chúc, Phạm Sỹ Lăng, Đào Hữu
Thanh, Dương Công Thuận (1998), Bệnh thường thấy ở chó và biện
pháp phòng trị, nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
9. Vương Trung Hiếu (2006), Tìm hiểu 154 giống chó thuần chủng, nhà xuất bản Đồng Nai.
10. Nguyễn Tài Lương (1982), Sinh lý và bệnh lý hấp thu, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
11. Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Văn Quang, Phạm Diệu Thùy, Nguyễn Thi Ngân (2016), Ký sinh trùng học Thú y, Nhà xuất bản Nông
Nghiệp, Hà Nội.
12. Hồ Văn Nam (1997), Bệnh nội khoa, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội.
14. Nguyễn Thị Ngân, Phan Thị Hồng Phúc, Nguyễn Quang Tính (2016),
Chẩn đoán bệnh gia súc gia cầm, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội.
15.Nguyễn Như Pho (2003), Bệnh Parvovi rút và Care trên chó, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
16. Trần Thanh Phong (1996), Một số bệnh truyền nhiễm chính trên chó, Tủ
sách trường Đại học Nông lâm, Thành phố Hồ Chí Minh.
17. Vũ Như Quán (2009), Nghiên cứu quá trình sinh học vết thương ở động
vật và biện pháp điều trị, Đề tài Khoa học công nghệ cấp Bộ, Bộ Giáo
dục và Đào tạo.
18. Vũ Như Quán, Chu Đức Thắng (2010), “Nghiên cứu biến đổi bệnh lý cục bộ của vết thương ở động vật và biện pháp phòng trị”, Tạp chí Khoa học
kỹ thuật Thú y, Tập XVII, số 3, Hội Thú y Việt Nam.
19. Vũ Như Quán (2011), “Đặc điểm sinh lý sinh sản chủ yếu của chó và một số bài học thực tiễn”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, tập XIII, số 7, Hội Thú y Việt Nam.
20. Vũ Như Quán (2013), “Khám lâm sàng bệnh của chó mèo”, Tạp chí Khoa
học kỹ thuật Thú y, tập XX, số 8.
21. Phạm Hồng Sơn, Phan văn Chinh, Nguyễn Thị Thanh, Phạm Quang Trung, 2002. "Giáo trình vi sinh vật Thú y", nhà xuất bản Nông nghiệp.
22. Lê Thị Tài (2006), Một số bệnh mới do vi rút, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
23. Nguyễn Văn Thanh, Nguyễn Thị Mai Thơ, Bùi Văn Dũng, Trịnh Đình Thâu, Nguyễn Thị Lan (2015), “Xác định thời điểm phối giống thích hợp cho giống chó Phú Quốc”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, tập XXII, số 8, Hội Thú y Việt Nam.
24. Nguyễn Văn Thanh, Đỗ Thị Kim Lành (2009), “Nghiên cứu sự biến đổi một số chỉ tiêu lâm sàng và thử nghiệm điều trị bệnh viêm đường hô hấp trên một số giống chó nghiệp vụ”, Tạp chí Khoa học kỹ
thuật Thú y, Hội Thú y Việt Nam, tập XVI số
25. Nguyễn Văn Thanh, Vũ Như Quán, Nguyễn Hoài Nam (2016),
Giáo trình Bệnh của chó, mèo, Nhà xuất bản Đại học Nông nghiệp, Hà
Nội.
26. Trịnh Đình Thâu, Phạm Hồng Ngân (2016), Bệnh truyền lây giữa động
vật và người, Nhà xuất bản Đại học Nông nghiệp.
27. Nguyễn Văn Thiện (2008), Giáo trình phương pháp nghiên cứu trong
chăn nuôi, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
II. Tài liệu tiếng Anh
28. Borge., Kaja Sverdrup., Tønnessen., Ragnhild., Nødtvedt., Ane., Indrebø., Astrid.(2011). "Litter size at birth in purebred dogs - A
retrospective study of 224 breeds”.
29. Encyclopædia Britannica.(2011). "Poodle (breed of dog)"
Encyclopædia Britannica Ultimate Reference Suite. Chicago.
30. Huson H.J., Parker H.G., Runstadler J., Ostrander E.A.( 2010).
Genetic dissection of breed composition and performance enhancement
in the Alaskan sled dog. (Alaska).
31.Leighton., Robert.(1907). The New Book of the Dog. London., New York: Cassell.
Ảnh 1: Chó thở oxy sau đẻ Ảnh 2: Chó bị nấm da