3.4.2.1. Phương pháp đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại
Để đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại, chúng tôi tiến hành thu thập số liệu thống kê từ trại, kết hợp với kết quả điều tra và theo dõi của bản thân.
3.4.2.2. Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn thịt
Chúng tôi sử dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đang được áp dụng cho đàn lợn thịt nuôi tại trại và theo dõi, đánh giá hiệu quả.
Với châm phương “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, thì công việc tiêm phòng và phòng bệnh cho đàn lợn là hết sức cần thiết, luôn được quan tâm hàng đầu và quan trọng nhất. Tại trang trại lợn anh Nguyễn Thế Anh, công tác này cũng luôn được thực hiện một cách tích cực, chủ động. Trong khu vực chăn nuôi, hạn chế đi lại giữa các chuồng, đi từ khu vực này sang khu vực khác và hạn chế đi ra khỏi trại, khi các phương tiện vào trại phải được sát trùng nghiêm ngặt tại cổng vào trại trước khi vào khu vực trại nuôi.
Quy trình tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cho đàn lợn luôn được trại thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, đúng kỹ thuật, đúng quy trình. Tiêm phòng cho đàn lợn nhằm tạo ra trong cơ thể lợn có miễn dịch chủ động, để chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, vi rút gây bệnh, tăng sức đề kháng cho cơ thể, nhằm hạn chế những rủi ro, bất cập trong chăn nuôi.
Để đạt được hiệu quả tiêm phòng tốt nhất cho đàn lợn thì ngoài hiệu quả của vaccine, phương pháp sử dụng vaccine, loại vaccine... còn phải phụ
thuộc vào tình trạng sức khoẻ lợn. Trên cơ sở đó, trại chỉ tiêm phòng vaccine cho những con khoẻ mạnh không mắc bệnh truyền nhiễm hoặc các bệnh mãn tính khác để tạo khả năng miễn dịch tốt nhất cho đàn lợn. Lịch phòng bệnh bằng vaccine cho đàn lợn thịt của trại được trình bày ở bảng 3.1.
Bảng 3.1. Lịch tiêm phòng vaccine được áp dụng cho lợn thịt tại trại Ngày tuổi
35 55 65 75
(Nguồn: kỹ thuật trại)
Hiện tại trang trại của anh Nguyễn Thế Anh đang sử dụng loại thức ăn cho lợn thịt được sản xuất tại công ty cổ phần De Heus Việt Nam.
3.4.2.3. Phương pháp xác định tình hình nhiễm bệnh và phác đồ điều trị bệnh cho đàn lợn thịt nuôi tại trại
- Để xác định tình hình nhiễm bệnh trên đàn lợn thịt, chúng tôi tiến hành theo dõi hàng ngày thông qua phương pháp chẩn đoán lâm sàng. Bằng mắt thường đánh giá qua biểu hiện lâm sàng như trạng thái cơ thể, trạng thái phân... để chẩn đoán bệnh.
- Khi phát hiện lợn bị bệnh, dựa trên triệu chứng lâm sàng để chúng tôi chẩn đoán lợn mắc bệnh gì và từ đó đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả nhất cho tường loại bệnh.
* Điều trị bệnh đường hô hấp cho lợn thịt bằng phác đồ điều trị sau:
- Flodoxy, liều lượng 1m/10 kg TT/ngày, tiêm bắp .
- Tiamulin 10%, liều lượng 1 ml/10 kg TT/ngày, tiêm bắp.
- Thời gian điều trị từ 3-5 ngày.
*Điều trị hội chứng tiêu chảy cho lợn thịt bằng phác đồ điều trị sau: - Dufafloxacin10%, liều lượng 1ml/20 kg TT/ngày, tiêm bắp.
- Amlistin, liều lượng 1ml/10 kg TT/ngày, tiêm bắp.
- Thời gian điều trị từ 3-5 ngày.
*Điều trị bệnh viêm khớp cho lợn thịt bằng phác đồ điều trị sau: - Exfo, liều lượng 0,6-10 ml/10 kg TT/ngày, tiêm bắp - Dexa, liều lượng 1,5 ml/50 kg TT/ngày, tiêm bắp
Phần 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN