Thao tác trợ tinh thời kì đầu: nhiệt độ của đường non trong nồi kết tinh phải cao, khi dỡ đường, nhiệt độ đột ngột hạ thấp xuống có thể sinh ra các tinh thể dại, vì thế thường khi tháo dỡ đường non người ta nạp nước nóng trong bộ phận chuyển nước, để cho ống dẫn nâng lên nhiệt độ thích hợp. Đồng thời khi tháo dỡ đường non có thể dùng nước nóng có nhiệt độ gần với nhiệt độ đường non để phun tưới mà làm giảm thích đáng độ bão hòa của nước cốt đường non. Vì nhiệt độ của đường non trong nồi đạt khoảng 72 , khi tháo dỡ đường có thể do nhiệt℃ độ hạ xuống đột ngột mà sinh ra các tinh thể dại. Vì vậy, phải phun đều lên máng chuyển đường, lượng nước nóng phải đảm bảo yêu cầu hoặc nước rửa nồi phải chứa lại trong thùng kết tinh để đảm bảo độ bão hòa của đường non. Do những nguyên nhân trên, nói chung trong vòng bốn giờ đồng hồ sau khi tháo đường,
không cần cho thêm nước nóng vào đường non, có thể căn cứ vào tình hình mà cho nước sớm hay muộn.
Khi bắt đầu trợ tinh, vì nhiệt độ của đường non cao, chênh lệch nhiệt độ với không khí lớn, cho nên nhiệt độ hạ xuống nhanh và có thể xuất hiện các tinh thể dại, do đó phải đảm bảo nhiệt độ hạ xuống từ từ. Căn cứ vào kinh nghiệm của một số nhà máy, khi trợ tinh độ chiết quang của nước cốt đường non C không thấp hơn 90, độ bão hòa ở 1,4 - 1,5. Đồng thời chú ý đến độ chặt của các hạt cát khi tháo đường, không cho phát sinh các tinh thể dại, độ quá bão hòa cao hoặc thấp đều bất lợi cho quá trình trợ tinh.