+
- Ta có
SỞ GD ĐT TỈNH THANH HÓA TỈNH THANH HÓA
THPT HÀ TRUNG
(Đề thi có 40 câu / 4 trang)
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM 2017Môn: KHOA HỌC TỰ NHIÊN – HÓA HỌC Môn: KHOA HỌC TỰ NHIÊN – HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố :
H =1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S =32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba=137.
Câu 1: Dung dịch muối X tác dụng với dung dịch NaOH, thu được kết tủa màu xanh. Muối X là:
A. MgSO4 B. FeSO4 C. CuSO4 D. Fe2(SO4)3.
Câu 2: Kim loại nào sau đây có khối lượng riêng nhỏ nhất ?
A. Li B. Cs C. Na D. K
Câu 3: Hợp chất nào sau đây cộng hợp được với nước Br2 ?
A. Anilin. B. metyl fomat C. glucozơ D. triolein
Câu 4: X là một là α-amino axit có công thức phân tử C3H7O2N. Công thức cấu tạo của X là:
A. H2NCH(CH3)COOH B. H2NCH2CH2COOH C. H2NCH2COOCH3 D. CH2=CH–COONH4
Câu 5: Kim loại nào sau đây không tác dụng được với dung dịch FeCl3 ?
A. Ag B. Fe C. Cu D. Ca
Câu 6: Nhúng thanh Ni lần lượt vào các dung dịch: FeCl3, CuCl2, AgNO3, HCl và FeCl2. Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là:
A. 3 B. 4 C. 2 D. 1
Câu 7: Đun nóng m1 gam este X (C4H8O2) với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được m2 gam muối. Biết rằng m1 < m2, tên gọi của X là:
A. isopropyl fomat B. metyl propionat C. etyl axetat D. propyl fomat
Câu 8: Điều khẳng định nào sau đây là sai ?
A. Trong mật ong chứa nhiều fructozơ và glucozơ.
B. Saccarozơ cho được phản ứng thủy phân trong môi trường axit.