Một đối tượng là một gói dữ liệu toàn diện. Các thuộc tính (biến) dùng để định nghĩa
đối tượng và các phương thức (hàm) tác động tới dữ liệu đều nằm trong đối tượng. Ví dụ như, một chiếc xe hơi là một đối tượng. Các thuộc tính của chiếc xe hơi là cấu tạo, kiểu dáng và màu sắc của nó. Hầu hết các chiếc xe hơi đều có một vài phương thức chung như go(), brake(), reverse().
carobj.make = “Fiat” carobj.model = “Uno” carobj.color = “red”
Để truy cập các thuộc tính của đối tượng, chúng ta phải chỉ ra tên đối tượng và thuộc tính của nó:
objectName.propertyName Ví dụ:
Document.bgcolor
Trong đó: bgcolor (background color) là thuộc tính của đối tượng document.
Để truy cập các phương thức của một đối tượng, chúng ta phải chỉ ra tên đối tượng và phương thức yêu cầu:
objectName.method()
Khi tạo ra một trang web chúng ta có thể chèn:
¾ Các đối tượng của trình duyệt
¾ Các đối tượng có sẵn (thay đổi phụ thuộc vào ngôn ngữ kịch bản được sử dụng).
¾ Các phần tử HTML
130
Hình 7.1: Cây phân cấp đối tượng
Khi tài liệu HTML được hiển thị trong trình duyệt, một cây phân cấp đối tượng được tạo ra dựa trên các phần tử trong trang. Các đối tượng trình duyệt chẳng hạn như văn bản, cửa sổ, khung, vị trí, … nằm trên cùng của cây phân cấp đối tượng. Sau đó là các
đối tượng JavaScript. Đây là các đối tượng được cung cấp bởi JavaScript chẳng hạn nhưđối tượng Date, Array, … Các phần tử HTML nằm ở sau cùng và chính là các thẻ
HTML tạo nên văn bản hiện hành.
Sự hiểu biết về cây phân cấp này rất quan trọng bởi vì các đối tượng được truy cập theo sự phân cấp. Ví dụ như, để truy cập một đối tượng form bạn cần phải chỉ ra tên form và đối tượng chứa trong đó như văn bản, câu lệnh sẽ là:
document.form1
Để truy cập các thuộc tính của một phần tử văn bản, Text1 trong một đối tượng form:
document.form.text1.value = “Having fun”