Bị Nội dung kiểm ra, giám sá hoạch Kế kiểm

Một phần của tài liệu Biện pháp ứng phó sự cố hóa chất (Trang 28 - 33)

Công tác kiểm tra giám sát các nguồn nguy cơ xảy ra sự cố hóa chất bao gồm kiểm tra theo kế hoạch thường xuyên/ định kỳ và kiểm tra đột xuất.

2.1 Kiểm tra thường xuyên, định kỹ và đột xuất

2.1.1 Kiểm tra thường xuyên

Kiểm tra thường xuyên được thực hiện vào đầu ngày và cuối ngày làm việc bao gồm công việc kiểm tra khu vực kho chứa hóa chất (các can chứa hóa chất, các nguồn gây nhiệt, các thiết bị dễ phát sinh tia lửa điện, bảng nội quy, trang bị bảo hộ của người lao động….), khu vực sử dụng hóa chất và các thiết bị phụ trợ để kịp thời phát hiện, ngăn ngừa sự cố.

Kiểm tra các phương tiện PCCC, phương tiện ứng cứu sự cố đảm bảo luôn sẵn sàng và sử dụng tốt khi có tình huống xảy ra.

Khi phát hiện những hư hỏng phải ghi nhận, báo cáo cấp trên để lên kế hoạch sửa chữa, bổ sung kịp thời đảm bảo công nhân kỹ thuật của các công trình.

Đối với các điểm nguy cơ, kế hoạch kiểm tra, giám sát thường xuyên cụ thể như sau:

Stt Vị trí Thiế

t bị Nội dung kiểm tra, giámsát hoạchKếkiểm kiểm tra, giám sát Đặt các cảnh báo Trách nhiệm 1 Khu vực kho chứa hóa chất

Can Kiểm tra số lượng hóa chất trong kho, cách sắp xếp trong kho có đúng quy định. Kiểm nhãn mác trên các bao bì chưá

Kiểm tra các phiếu MSDS, hình đồ cảnh báo đã tương ứng, phù hợp với đặc tính nguy hại của mỗi hóa chất tồn trữ trong kho

Kiểm tra chỗ để các hóa chất có bị bục hóa chất ra ngoái không

Thu dọn vệ sinh xung quanh kho chứa

Kiểm tra xung quanh xem có nguồn dễ gây cháy không Kiểm tra các phương tiện,

Hàng ngày Trước khi nhập xuất Bảng nội quy an toàn hóa chất Hình đồ cảnh báo, tiêu ngữ cảnh báo Chủ quản kho

thiết bị phòng chống cháy nổ có đảm bảo không: tiêu lệnh chữa cháy, bình chữa cháy, bảo hộ chữa cháy Kiểm tra trang thiết bị xử lý sự cố trong kho có đầy đủ không.

2.1.2 Kiểm tra định kỳ

Định kỳ 3 tháng/lần theo quy định của Công ty, Cán bộ quản lý kho kiểm tra toàn bộ hoạt động đảm bảo an toàn về hóa chất, phòng chống cháy nổ, an toàn lao động, bảo vệ môi trường của Công ty. Kiểm tra khu vực kho chứa hóa chất, kiểm tra các dụng cụ, thiết bị ứng phó sự cố hóa chất, hệ thống báo động và thông báo liên lạc. Báo cáo lãnh đạo Công ty về kết quả kiểm tra và có kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa kịp thời.

2.1.3 Kiểm tra đột xuất

Lãnh đạo Công ty có quyền tiến hành kiểm tra đột xuất toàn bộ quá trình hoạt động của Công ty. Nếu phát hiện thấy bất cứ hoạt động nào không đảm bảo an toàn thì yêu cầu thực hiện ngay các biện pháp khắc phục, đồng thời chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Công ty.

Việc kiểm tra đột xuất được thực hiện trong các trường hợp sau: - Sau sự cố bất thường

- Đoàn kiểm tra cấp trên hay đoàn kiểm tra của các Sở, ban ngành có yêu cầu Nội dung và phương thức kiểm tra đột xuất tùy thuộc yêu cầu kiểm tra. Người / đơn vị, tổ chức kiểm tra có trách nhiệm đưa ra nội dung, phương thức, kế hoạch thực hiện kiểm tra cho Công ty để phối hợp và triển khai kiểm tra. Hồ sơ kiểm tra sẽ được lập theo yêu cầu của người kiểm tra và phải có chữ ký của đại diện Công ty và đại diện đoàn kiểm tra. Hồ sơ được lưu ít nhất 01 bản gốc tại Công ty.

2.2 Lưu giữ hồ sơ

Sau mỗi lần kiểm tra phải lập báo cáo về tình trạng an toàn hóa chất của Công ty. Báo cáo được lưu hồ sơ để tổng hợp lập báo cáo định kỳ tình hình thực hiện biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất của Công ty gửi lãnh đạo xem xét và gửi về Sở Công thương thành phố ... trước 15 tháng 01 hàng năm theo quy định tại Phụ lục 11 ban hành kèm theo Thông tư số 20/2013/TT-BCT

3. Các biện pháp nhằm giảm thiểu khả năng xảy ra sự cố

Các sự cố hóa chất xảy ra tại Công ty chủ yếu là do thiết bị và con người trong quá trình sử dụng. Do đó Công ty cần xây dựng các giải pháp phòng ngừa sự cố hóa chất dựa trên các yếu tố này.

Về nguyên tắc cần căn cứ vào các nguyên nhân gây ra các sự cố để đề ra biện pháp phòng ngừa các sự cố đó. Tuy nhiên, do các sự cố thường có các mối quan hệ với nhau, sự cố này là nguyên nhân của sự cố khác hoặc từ một nguyên nhân mà có thể phát sinh nhiều sự cố khác nhau nên giải pháp phòng ngừa có lúc là giải pháp cụ thể có khi lại phải là giải pháp tổng thể.

Tuy liệt kê có nhiều loại sự cố và nguyên nhân nhưng tổng hợp lại ta thấy có các loại nguyên nhân chung sau:

- Nguyên nhân kỹ thuật: Các bao bì chứa, các thiết bị máy móc… không được bảo dưỡng, kiểm tra thường xuyên nên bị hư hỏng, mòn rỉ, chập điện.

- Nguyên nhân vận hành: Công nhân chưa được đào tạo đầy đủ về an toàn vệ sinh lao động, kỹ thuật an toàn hóa chất; chưa có kiến thức nghiệp vụ và an toàn, không chấp hành các quy định an toàn như sử dụng bảo hộ lao động,…

- Nguyên nhân hệ thống: Công ty chưa có đủ các quy định an toàn; chưa thực hện việc kiểm tra, kiểm soát nghiêm túc và đầy đủ; lãnh đạo chưa thật quan tâm đến công tác xây dựng văn hóa an toàn trong Công ty. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nguyên nhân khách quan: Sự cố phát sinh do thiên tai (bão tố, sét đánh…), do chập điện gây cháy nổ, do sự cố của các công trình, nhà máy lân cận gây ra mà Công ty không thể kiểm soát được.

3.1 Giải pháp phòng ngừa sự cố chung

Các giải pháp phòng ngừa sự cố chung bao gồm:

Đối với nguyên nhân kỹ thuật:

+ Thực hiện tốt các quy trình kiểm tra các bao bì chứa hóa chất.

+ Đối với các thiết bị điện cần tập trung kiểm tra các bảng điện, mối đấu nối, các thiết bị động lực và các thiết bị chiếu sáng đảm bảo không bị rò rỉ điện, chập điện.

+ Kịp thời thay thế, sửa chữa ngay các thiết bị hư hỏng. Tuyệt đối không vận hành các thiết bị đã phát hiện hư hỏng, rò rỉ điện cho đến khi sửa chữa xong có nghiệm thu

Đối với nguyên nhân vận hành:

+ Có kế hoạch huấn luyện kiến thức an toàn hóa chất, an toàn lao động, đảm bảo mọi CBCNV làm việc trực tiếp với hóa chất phải có kiến thức an toàn hóa chất, an toàn lao động và có chứng chỉ huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất, an toàn lao động theo quy định pháp luật.

+ Tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các quy định vận hành, các quy định an toàn như sử dụng bảo hộ lao dộng trong mọi hoạt động của Công ty.

Đối với nguyên nhân hệ thống:

+ Rà soát, cập nhật các quy định an toàn, bổ sung các văn bản còn thiếu. + Tăng cường việc kiểm tra, kiểm soát nghiêm túc và đầy đủ.

+ Nâng cao nhận thức đối với lãnh đạo về công tác xây dựng văn hóa an toàn trong Công ty. Yêu cầu tính gương mẫu của lãnh đạo trong công tác đảm bảo an toàn.

Đối với nguyên nhân khách quan: Mặc dù là nguyên nhân Công ty không thể kiểm

soát nhưng cần thực hiện một số việc sau để giảm thiểu tác hại của các nguyên nhân này: + Thường xuyên theo dõi thông tin thời tiết, đặc biệt là các thông tin liên quan đến bão, áp thấp nhiệt đới, gió mùa, mưa lớn kèm hiện tượng sấm sét. Khi có các thông tin thời tiết có thể ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn, lập tức có Biện pháp phòng ngừa sự cố cụ thể.

+ Tăng cường kiểm tra tình trạng kết cấu của các công trình tồn trữ hóa chất.

Đối với từng loại tình huống sự cố được dự báo xảy ra, các biện pháp cụ thể sau được áp dụng:

3.2 Giải pháp phòng ngừa sự cố rò rỉ, cháy nổ khu vực kho hóa chất

Đối với nguyên nhân thiết bị:

+ Kiểm tra định kỳ điện trở tiếp đất theo đúng quy định của tất cả hệ thống chống tĩnh điện và chống sét toàn khu vực kho chứa hóa chất.

+ Kiểm tra thường xuyên các bao bì chứa hóa chất

Đối với nguyên nhân vận hành:

+ Áp dụng các giải pháp chung nêu tại phần trên.

Đối với nguyên nhân hệ thống:

+ Kiểm soát chặt chẽ người ra vào Công ty nói chung, khu vực chứa hóa chất nói riêng không để mang các nguồn phát sinh lửa.

+ Xây dựng các quy trình, hướng dẫn an toàn, PCCC, nội quy an toàn hóa chất và niêm yết tại khu vực kho chứa hóa chất.

Đối với hóa chất dễ cháy nổ:

- Các dung môi dễ cháy, nổ phải được bảo quản trong kho, tại nơi thoáng mát. - Không tồn trữ hóa chất ở gần nguồn lửa, nguồn khí nóng, nguồn dễ cháy. Không cho phép tiếp xúc trực tiếp dưới ánh mặt trời.

- Không được đặt dưới dây điện trần, không được để gần các chất nổ. - Không được để gần các hóa chất không tương thích.

- Không được làm tăng áp suất, cắt làm nóng hoặc hàn các thùng chứa hóa chất, những thùng rỗng đã qua sử dụng còn sót lại hóa chất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3 Giải pháp phòng ngừa sự cố rò rỉ, tràn đổ hóa chất trong quá trình vận chuyển

Đối với nguyên nhân thiết bị:

+ Kiểm tra an toàn phương tiện vận chuyển. + Kiểm tra kỹ bao bì khi xuất, nhập hàng.

Đối với nguyên nhân vận hành:

+ Áp dụng các giải pháp chung nêu tại phần trên.

+ Trang bị các phương tiện ứng phó sự cố khẩn cấp phù hợp trên xe.

+ Phải có các tiêu ngữ, biểu ngữ cảnh báo nguy hiểm hóa chất dán trên các bao bì chứa hóa chất.

3.4 Giải pháp phòng ngừa nguy cơ phá hoại

- Trang bị nhận thức chính trị cho lực lượng bảo vệ, tự vệ và CBCNV.

- Xây dựng mối quan hẹ liên kết với chính quyền địa phương, công an địa phương. - Trang bị phương tiện cho lực lượng bảo vệ, tự bảo vệ.

- Phát hiện kịp thời những dấu hiệu, hành vi gây mất trật tự an ninh. 3.5 Các biện pháp bổ sung

- Thông tin liên lạc: Trang bị đầy đủ các phương tiện liên lạc nội bộ và liên lạc ngoại vi trong mọi tình huống khẩn cấp bao gồm điện thoại cố định và điện thoại di động. Các số điện thoại dùng trong trường hợp khẩn cấp luôn sẵn có trên bàn làm việc của quản lý kho chứa hóa chất, lãnh đạo Công ty.

- Giao thông nội bộ: Đảm bảo thông suốt để xử lý tình huống khẩn cấp được nhanh chóng, hiệu quả.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Biện pháp ứng phó sự cố hóa chất (Trang 28 - 33)