MÃ BÀI: ITPRG 07.6
Mục tiêu thực hiện:
-Biết được khái niệm về mô hình cơ sở dữ liệu phân tán
- Biết được những ưu điểm của mô hình cơ sở dữ liệu phân tán
Nhìn nhận được những bài toán xử dụng mô hình cơ sở dữ liệu phân tán
Nội dung:
6.1 Giới thiệu mô hình cơ sở dữ liệu phân tán.
6.2 Một số bài toán thực tế có sử dụng mô hình phân tán.
6.3 So sánh mô hình cơ sở dữ liệu tập trung và mô hình cơ sở dữ liệu phân tán.
6.1 Giới thiệu mô hình cơ sở dữ liệu phân tán.
Trong một hệ thống CSDL phân tán, CSDL được lưu trữ trên một vài máy tính. Các máy tính trong một hệ thống phân tán liên lạc với một máy khác qua nhiều dạng phương tiện liên lạc khác nhau: mạng tốc độ cao, đường điện thoại... Chúng không chia sẻ bộ nhớ cũng như đĩa. Các máy tính trong hệ thống phân tán có thể rất đa dạng về kích cỡ cũng như chức năng: từ các workstation đến các mainframe. Các máy tính trong hệ thống phân tán được tham chiếu bởi một số các tên khác nhau: site , node -- phụ thuộc vào ngữ cảnh mà máy được đề cập. Ta sẽ sử dụng thuật ngữ site để nhấn mạnh sự phân tán vật lý của các hệ thống này.
Hình 6.1 : mô hình CSDL phân tán
6.2 Một số bài toán thực tế có sử dụng mô hình phân tán.
Mô hình bài toán Thời khóa biểu Học viện kỹ thuật Quân sự
Mô hình bài toán quản lý thư viện trường Đại học Đà Lạt
Mô hình bài toán quản lý cơ sở vất chất trang thiết bị Trường Cao Đẳng nghề Đà Lạt
6.3 So sánh mô hình cơ sở dữ liệu tập trung và mô hình cơ sở dữ liệu phân tán.
Sự sai khác là CSDL phân tán được tách biệt về mặt địa lý, được quản trị tách biệt và có một sự hợp nhất chậm. Hơn nữa, trong hệ thống phân tán người ta phân biệt giữa các giao dịch cục bộ (local) và toàn thể (global). Giao dịch cục bộ là một giao dịch truy xuất dữ liệu trong một site tại đó giao dịch đã được khởi xướng. Giao dịch toàn thể là một giao dịch mà nó hoặc truy xuất dữ liệu trong một site từ một site khác tại đó nó được khởi xướng hoặc truy xuất dữ liệu trong một vài site khác nhau.
Bài tập
. Cho quan hệ R(U): U = { A, B, C, D, E, G, H } và tập phụ thuộc hàm F = {AC, ABG, BDE, GH, GHA }.
f. Tìm một khoá tối thiểu của quan hệ R.
g. Kiểm tra tính mất mát thông tin khi tách R thành các quan hệ : R1(AC); R2(BDE); R3(ABGH). h. Chuẩn hoá quan hệ R về dạng chuẩn 3NF.
6. Cho quan hệ R(U): U = { A,B, C, D, E, G, H } và tập phụ thuộc hàm F = {AC, ABG, BDE, GH, GHA }.
i. Kiểm tra tính mất mát thông tin khi tách R thành các quan hệ : R1(AC); R2(BDE); R3(ABGH). j. Chuẩn hoá quan hệ R về dạng chuẩn 3NF.
Mạng Site A Site C Site B Liên lạc thông qua mạng
THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN