Hiệu ứng transparency

Một phần của tài liệu Giáo trình đồ hoạ ứng dụng (nghề kỹ thuật lắp ráp và sửa chữa máy tính) trình độ cao đẳng nghề (Trang 61 - 63)

Các đối tượng trong tự nhiên không phải lúc nào cũng cản trở toàn bộ ánh sáng, có những đối tượng như kính, nylông, khói … cho phép ta nhìn xuyên qua một phần. Các ứng dụng trong đồ họa cũng có những hiệu ứng mô phỏng hiện tượng này, đó là hiệu ứng Transparency.

Transparency (trong suốt) là hiệu ứng mạnh, hay được sử dụng trong CorelDRAW. Transparency có thể áp dụng cho cả các đối tượng vector và bitmap. Transparency cho hiệu quả thật hơn đối với những bức tranh, làm cho đối tượng trở nên hòa hợp đối với phần nền.

5.2.1. Sử dụng hiệu ứng Transparency

Hiệu ứng Transparency có nhiều dạng: Trong đều, chuyển (chuyển đều, chuyển dạng hình tròn, chuyển dạng hình nón, và chuyển dạng hình vuông). Cách đơn giản nhất để áp dụng hiệu ứng Transparency là sử dụng dạng trong đều (Uniform).

Áp dụng hiệu ứng trong đều cho đối tượng Các bước

Chọn đối tượng, chọn công cụ Interactive Transparency trên hộp công cụ. Trên

Trên thanh thuộc tính, tại hộp lựa chọn Transparency Type, chọn Uniform Trên thanh thuộc tính, tại hộp nhập số Starting Transparency nhập vào giá trị độ trong suốt (100 – trong hoàn toàn, 0 – đục hoàn toàn, 50 – trong 1 nửa). Hình minh họa bên là kết quả của hiệu ứng Transparency cho đối tượng trên là con cá với giá trị Starting Transparency là 50.

5.2.2. Các tuỳ chọn của hiệu ứng Transparency Các dạng áp dụng hiệu ứng Transparency

Phần trên cho chúng ta thấy cách sử dụng hiệu ứng Transparency dạng Uniform. Tuy nhiên, hiệu ứng này còn có rất nhiều dạng, các dạng này về mặt tên gọi và cách áp dụng hoàn toàn giống với các dạng màu tô mà chúng ta đã thực hành qua, chúng gồm có: Uniform, Linear, radial, Conical và Square.

Phạm vi áp dụng của hiệu ứng Transparency

Trong quá trình sử dụng, có những hình vẽ trong suốt nhưng bạn không muốn đường biên của hình cũng trong suốt. CorelDRAW cho phép bạn lựa chọn các phạm vi tác dụng của hiệu ứng Transparency như sau:

Fill: Chỉ tác dụng lên màu tô của đối tượng

Outline: Chỉ tác dụng lên đường viền của đối tượng

All: Tác dụng lên cả đương viền và màu tô của đối tượng. (Đây là chế độ mặc định)

Các kiểu trộn màu của hiệu ứng Transparency

Có rất nhiều các chế độ phối trộn màu, tuy nhiên ở đây chỉ giới thiệu 2 chế độ thường xuyên được sử dụng nhất.

Normal: là chế độ phối trộn màu đặc biệt khi áp dụng hiệu ứng trong suốt mới cho đối tượng. Chế độ Normal làm cho những vùng màu trắng giữ nguyên tính chất đặc, vùng màu đen có tính trong suốt còn những vùng màu xám sẽ trong suốt một phần tùy theo giá trị của nó trên thang grayscale (từ 0 đến 100). Chế độ Normal là cơ sở cho các chế độ phối trộn màu khác.

Invert

Chế độ phối trộn màu Invert sẽ lấy giá trị màu xám ở vị trí đối xứng qua tâm trên bánh xe màu (color Wheel). Trong trường hợp giá trị màu xám bằng 127 (là tâm của bánh xe màu), đối tượng sẽ giữ nguyên trạng thái đặc.

Giống như nhiều thuộc tính khác, CorelDRAW cho phép ta sao chép các thuộc tính của hiệu ứng Transparency từ đối tượng này sang đối tượng khác. Đây là một trong những cách nhanh nhất để thiết lập hiệu ứng cho nhiều đối tượng. Để sao chép hiệu ứng Transparency, bạn thực hiện các bước sau:

Chọn đối tượng cần sao chép hiệu ứng – đối tượng đích (đối tượng này không nhất thiết phải được áp hiệu ứng Transparency từ trước)

Trên Flyout Interactive Tool, chọn công cụ Interactive Transparency Tool

Trên thanh thuộc tính, click chuột vào nút Copy Transparency Properties Con trỏ chuột đổi thành hình mũi tên nằm ngang, bạn click chuột lên đối tượng nguồn (đối tượng đã có hiệu ứng Transparency). Sau khi click chuột thì hiệu ứng Transparency sẽ được sao chép từ đối tượng nguồn sang đối tượng đích.

Một phần của tài liệu Giáo trình đồ hoạ ứng dụng (nghề kỹ thuật lắp ráp và sửa chữa máy tính) trình độ cao đẳng nghề (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)