Giới thiệu World Wide Web

Một phần của tài liệu Giáo trình internet (nghề kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính trung cấp) (Trang 27 - 31)

3.1.1 Khái niệm về WORLD WIDE WEB (WWW)

World Wide Web, gọi tắt là Web hoặc WWW, mạng lƣới toàn cầu là một không gian thông tin toàn cầu mà mọi người có thể truy nhập (đọc và viết) qua các máy tính nối với mạng Internet. Thuật ngữ này thường được hiểu nhầm là từ đồng nghĩa với chính thuật ngữ Internet. Nhưng Web thực ra chỉ là một trong các dịch vụ chạy trên Internet, chẳng hạn như dịch vụ thư điện tử. Web

được phát minh và đưa vào sử dụng vào khoảng năm 1990, 1991 bởi viện sĩ Viện Hàn lâm Anh Tim Berners- Lee và Robert Cailliau (Bỉ) tại CERN, Geneva, Switzerland

Các tài liệu trên World Wide Web được lưu trữ trong một hệ thống siêu văn bản (hypertext), đặt tại các máy tính trong mạng Internet. Người dùng phải sử dụng một chương trình được gọi là trình duyệt web (web browser) để

xem siêu văn bản. Chương trình này sẽ nhận thông tin (documents) tại ô địa chỉ (address) do người sử dụng yêu cầu (thông tin trong ô địa chỉ được gọi là tên miền (domain name)), rồi sau đó chương trình sẽ tự động gửi thông tin đến máy chủ (web server) và hiển thị trên màn hình máy tính của người xem. Người dùng có thể theo các liên kết siêu văn bản (hyperlink) trên mỗi trang web để nối với các tài liệu khác hoặc gửi thông tin phản hồi theo máy chủ trong một quá trình tương tác. Hoạt động truy tìm theo các siêu liên kết thường được gọi là duyệt Web.

Quá trình này cho phép người dùng có thể lướt các trang web để lấy thông tin. Tuy nhiên độ chính xácvà chứng thựccủa thông tin

3.1.2 Các thuật ngữ

Phần đầu tiên và khá quan trọng khi xây dựng một website đó là tên miền. Vậy tên miền là gì? Website bắt buộc phải có tên miền, tên miền chính là địa chỉ website. Tên miền thường có nhiều dạng như : www.unikery.com,

www.def.net,www.adsmo.vn,.. Domain (Tên miền) là gì?

Những khái niệm nhỏ khác liên quan đến tên miền gồm có:

URL: URL là viết tắt của “Universal Resource Locator” có nghĩa là đường dẫn hay địa chỉ dùng để tham chiếu đến các tài nguyên trên mạng Internet. Mọi tài nguyên lưu trữ trên Internet đều có địa chỉ riêng, những địa chỉ đó được gọi là “đường dẫn URL”.

IP: IP là viết tắt của Internet Protocol có nghĩa là địa chỉ giao thức của

Internet, nó tương tự như địa chỉ nhà cùa bạn vậy. Các thiết bị phần cứng trong mạng muốn kết nối và giao tiếp với nhau được đều phải có địa chỉ IP.

DNS: là viết tắt của thuật ngữ “Domain Name System” mang ý nghĩa là hệ thống giải pháp tên miền. DNS được khai sinh năm 1984 cho Internet, chỉ một hệ thống cho phép thiết lập tương ứng giữa địa chỉ IP và tên miền.

- Lưu trữ Website (Web Hosting)

Web hosting là nơi lưu trữ tất cả các thông tin, tư liệu, hình ảnh của website trên một máy chủ Internet. Đây cũng là nơi diễn ra tất cả các hoạt động giao dịch, trao đổi thông tin giữa doanh nghiệp với khách hàng. Nói một các đơn giản thì Web hosting cũng giống như một văn phòng công ty của bạn ở ngoài đời thực vậy. Khi bạn thuê một web hosting cũng giống như việc bạn thuê một văn phòng làm việc trên Internet vậy.

Lưu trữ Website (Web Hosting)

Những lưu ý khi sử dụng web hosting:

Máy chủ chạy dịch vụ của Web phải có cấu hình đủ lớn và đường truyền tốc độ cao để đảm bảo xử lý thông suốt, phục vụ đủ cho số lượng lớn người truy cập và không bị nghẽn mạch dữ liệu.

Hỗ trợ các ngôn ngữ lập trình cũng như các cơ sở dữ liệu hoặc các công cụ viết sẵn để phục vụ các hoạt động giao dịch tên website như gửi email, upload qua trang web, quản lý sản phẩm, tin tức…

Máy chủ cần được chăm sóc, bảo dưỡng, cập nhật thường xuyên nhằm tránh các rủi ro về mặt kĩ thuật cũng như bảo mật.

Web Hosting như đã nói ở trên về cơ bản giống như việc bạn thuê văn phòng trên Internet nên dung lượng lưu trữ của bạn cũng giống như diện tích

văn phòng vậy. Cần phải có một dung lượng đủ lớn (tính bằng GB) để lưu giữ đầy đủ các thông tin, dữ liệu, hình ảnh của Website.

Băng thông (bandwidth) cũng là một vấn đề cần lưu ý. Băng thông cần đủ lớn để phục vụ các hoạt động giao dịch, trao đổi thông tin của website.

- FTP là gì?

Giao thức FTP là gì?

FTP là viết tắt của cụm từ File Tranfer Protocol (giao thức truyền tải tập tin) là một giao thức truyền tệp tin trên mạng Internet. Điều kiện hoạt động của FTP cần có hai máy tính: một máy chủ (server) và một máy khách (client).

Máy chủ FTP dùng cung cấp dịch vụ FTP nhân yêu cầu về dịch vụ của các máy tính khác trên mạng lưới.

FTP client dành cho người sử dụng dịch vụ, bắt đầu một liên kết với máy chủ.

- Các thuật ngữ cơ bản phổ biến khác trong lập trình web

Thuật ngữ về website cơ bản từ A đến Z. Các ngôn ngữ lập trình phổ biến PHP: là cụm viết tắt của Personal Home Page là ngôn ngữ lập trình kịch bản mã nguồn mở được dùng phổ biến để tạo ra các ứng dụng web chạy trên máy chủ. Với ưu điểm mạnh mẽ, dễ viết dễ dùng, dễ phát triển. Cùng với cơ sở dữ liệu MySQL, PHP đã trở thành ngôn ngữ lập trình web phổ biến thời điểm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hiện tại.

ASP: hay còn được gọi đầy đủ là Active Server Pages – một giải pháp của Microsoft để sản xuất nội dung động cho các trang web. ASP chạy trên máy chủ Windows, thường sử dụng cơ sở dữ liệu Access. Nhắm vào các đối tượng ứng dụng văn phòng.

ASP.NET: là sản phẩm “kế nhiệm” tuyệt vời của ASP. ASP.NET là một khung ứng dụng web (framework) phía máy chủ nguồn mở, được thiết kế để phát triển cho phép các lập trình viên xây dựng các trang web, ứng dụng và dịch vụ di động. Sở dĩ gọi ASP.NET là người kế nhiệm tuyệt vời bởi vì ASP.NET hỗ trợ mã được viết bằng các ngôn ngữ đã được biên dịch như Visual Basic, C++, C# và Perl. Được hỗ trợ biên tập trên hệ điều hành Windows, Linux, macOS và

Docker.

Laravel: là một PHP framework mã nguồn mở và miễn phí, được phát triển

nhắm vào mục tiêu hỗ trợ phát triển các ứng dụng web dựa trên mô hình MVC

(Model – View – Controller)

Python: là một ngôn ngữ lập trình bậc cao cho các mục đích lập trình đa năng. Python có ưu điểm là dễ đọc, dễ học và dễ nhớ. Python là ngon ngữ có cấu

trúc rõ ràng, thuận tiện cho người mới học lập trình. Python được phát triển để chạy trên nền Unix, MS- DOS, Mac OS, OS/2, Windows, Linux.

3.1.3 Mô hình hoạt động của hệ thống web

Tạm thời để hiểu vấn đề như sau:

- Địa chỉ IP: Mỗi máy tính hay thiết bị tham gia vào Internet được cung cấp một địa chỉ IP để phân biệt với những thiết bị khác. Hầu hết giao tiếp trên mạng thực hiện thông qua IP vì giao thức mạng phổ biến hiện nay là TCP IP

- Tên miền: Đơn giản dùng để xác định một website trên mạng

- Máy chủ web (web server) : Là máy tính chứa các website trên đó.

- Hệ thống DNS: Là hệ thống giúp chuyển đổi giữa địa chỉ IP và Tên miền. Nghĩa là bạn có tên miền thì bạn có thể hỏi nó địa chỉ IP tương ứng của tên miền đó hoặc ngược lại trong hệ thống này có nhiều máychủ DNS

- Máy chủ DNS (DNS server): là một máy con trong hệ thống DNS thực hiện chức năng như trên.

Quá trình diễn ra như sau :

Bước 1 : Bạn gõ địa chỉ trang web trên máy tính của bạn như

www.httc.edu.vn

Bước 2 : Máy tính của bạn không biết trang web www.httc.edu.vn chứa trên máy chủ nào nên nó sẽ gửi yêu cầu đến hệ thống DNS và hỏi "Trang web

www.httc.edu.vn đặt ở đâu?" hay "Tên miền httc.edu.vn có địa chỉ IP tương ứng là bao nhiêu ?"

Bước 3 : Hệ thống DNS sẽ trả lời "Trang web www.httc.edu.vn có địa chỉ IP là 222.255.24.100". Như vậy là sau bước này máy tính của bạn sẽ biết địa chỉ của máy chủ chứa website

Bước 4 : Máy tính của bạn sẽ gửi yêu cầu trực tiếp đến máy chủ web có địa chỉ IP là 222.255.24.100 để lấy nội dung về cũng như tiến hành các giao tiếp sau đó.

3.1.4 Giới thiệu các trình duyệt web thông dụng

Một số trang Web thông dụng hiệ này

www.vnexpress.net: Trang web tin tức

www.yahoo.com.vn: Trang web của yahoo

www.facebook.com.vn Trang web xã hội

www.google.com.vn Trang web tìm kiếm

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Giáo trình internet (nghề kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính trung cấp) (Trang 27 - 31)