Máy vi tính thường hỏng chỗ nào

Một phần của tài liệu Giáo trình sửa chữa máy tính (nghề kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính trung cấp) (Trang 89 - 90)

3. Cách khắc phục các lỗi thường gặp

3.1.Máy vi tính thường hỏng chỗ nào

Đặc tính riêng của máy vi tính so với các thiết bị điện tử khác là hoạt động dựa trên phần mềm. Mà phần mềm thì rất dễ bị hư hỏng, thí dụ như chúng ta lỡ tay bấm lộn phím Del chẳng hạn là có thể dữ liệu và chương trình đã đi tong rồi!

Chính vì thế ai trong chúng ta – những người sử dụng máy tính – cũng đã từng phải vò đầu bứt tai trước cái máy tính bướng bỉnh cứ ỳ ra, không chịu làm việc.

Một ngày làm việc mới, chúng ta bật công tắc chiếc máy quen thuộc lên để bắt đầu công việc.

Nhưng thay vì những hàng chữ khởi động hiện ra thì bây giờ màn hình chỉ có một màu tối thui, không có một dấu hiệu nào chứng tỏ máy đang hoạt động cả. Làm sao

đây, hay là cái màn hình monitor bị hư rồi! Xin hãy bình tĩnh nhìn xem các đèn báo trên CPU có sáng hay không. Nếu không –chắc chắn là cắm nguồn chưa tốt rồi, hăy cắm lại và nhớ cắm đúng điện áp ghi ở sau máy. Cắm xong vẫn chưa được? – Bộ nguồn máy tính của chúng ta bị hư rồi, có lẽ phải vác cái CPU đi sửa thôi.

Thường thì các bộ nguồn máy tính rất dễ hỏng nếu như không có ổn áp cho máy. Còn nếu các đèn báo trên CPU vẫn sáng, đèn trên ổ đĩa mềm và ổ đĩa cứng vẫn chớp đầy đủ mà màn hình thì tối thui? – Hăy xem lại dây tín hiệu và dây cấp nguồn từ màn hình nối với CPU có bị lỏng không, hai dây này rất hay bị lỏng (do máy bị xê dịch kéo rơi ra) và dẫn đến tình trạng này, chỉ cấn cắm lại cho thật chắc chắn là mọi việc ổn thoả. Nhưng nếu hai dây này đă được cắm chắc chắn mà tình hình vẫn không khá hơn, phải chú ư tới đèn tín hiệu ở góc dưới của màn hình. Có hai trường hợp xảy ra – thứ nhất, nếu đèn tín hiệu này không sáng: màn hình đă bị trục trặc. Chúng ta chỉ có cách mang đi sửa ở các dịch vụ sửa chữa, bảo trì tin cậy. May mắn nhất là màn hình chỉ bị đứt cầu chì - sẽ tốn kém không bao nhiêu. Nặng hơn (trường hợp này... thường xảy ra hơn) màn hình bị hư bộ nắn điện AC- đĩa cứng hoặc Flyback, chi phí sẽ tốn kém hơn. Trường hợp thứ hai, nếu đèn tín hiệu trên màn hình sáng mà màn hình vẫn tối mịt – chúng ta thử chỉnh lại hai nút

+ Contrast và Brightness trên màn hình xem sao?

Rất hay gặp tình trạng người không biết sử dụng hoặc các cháu bé trong nhà táy máy vặn sai hai nút này khiến màn hình tối đi! Cuối cùng, nếu nguyên nhân vẫn không phải do hai nút này, có lẽ CPU của chúng ta đă có vấn đề. Có thể trục trặc xảy ra ở mạch giao tiếp màn hình (Video Carrd), bản mạch chính (Main Board) hoặc ở bộ nhớ (RAM). Muốn xác định chính xác phải nhờ đến chuyên viên tin học với đầy đủ dụng cụ kiểm tra.

Xin chúng ta hãy yên tâm, đa số các trường hợp xảy ra chúng ta đều có thể tự xử lý được, các hư hỏng nặng chiếm tỷ lệ nhỏ hơn nhiều

Một phần của tài liệu Giáo trình sửa chữa máy tính (nghề kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính trung cấp) (Trang 89 - 90)