Mục tiêu:
- Biết được các trình điều khiển thiết bị
- Nhận biết được tác dụng của bộ nhớ Flash
- Nêu được quá trình nâng cấp BIOS
Cho dù các nhà chế tạo BIOS ngày càng sáng tạo ra những tính năng mới của BIOS đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của các thiết bị phần cứng máy tính, nhưng bao giờ nó cũng có một số thiếu sót nhất định, các kỹ thuật viên nắm vững các thiếu soát này sẽ làm cho quá trình cài đặt và sữa chữa sẽ nhanh hơn, các vấn đề được giải quyết sớm hơn
4.3.1. Các trình điều khiển thiết bị
Trong thực tế không có một BIOS nào có thể xử lý được mọi thiết bị phần cứng trong khi thị trường PC hoặc theo kịp những tiến bộ nhanh chóng của các thiết bị mà nó có hỗ trợ. Hậu quả là các nhà thiết kế PC đã nghĩ ra cách bổ sung
thêm cho BIOS thông qua việc sử dụng các trình điều khiển thiết bị. Để khắc phục vấn đề này sau khi máy khởi động một trình điều khiển thiết bị mức thấp được nạp từ đĩa vào vùng nhớ qui ước. Trình điều khiển thiết bị mức thấp này được chuyển đổi một loạt lời gọi chuẩn của DOS ra thành những lệnh cần thiết để điều hành thiết bị.
4.3.2. Bộ nhớ Flash gây ra sự lười nhác
Sự chấp nhận rộng rãi bộ nhớ "Flash" cho phép BIOS được lập trình lại ngay trong máy, thông qua việc sử dụng một chương trình được tải từ trên mạng của nhà sản xuất. Không cần phải mở máy ra hoặc phải thay các mạch IC BIOS. Điều này mang lại cho các nhà sản xuất BIOS khả năng linh hoạt rất lớn trong việc chế tạo ra BIOS mới, nhưng cũng có thể tạo điều kiện cho người ta lười biếng. Do tốc đô đáng kinh ngạc của việc sinh sôi nảy nở các phát minh mới, các nhà sản xuất BIOS chịu áp lực lớn là phải tạo ra các BIOS mạnh mẽ hơn và đa dạng hơn ban giờ hết. Với các BIOS truyền thống, các nhà lập trình phải tạo ra mã chương trình thật chắn chác, được thử nghiệm kỹ lưỡng, bởi vì việc thay thế hàng nghìn IC BIOS trong lĩnh vực này là công việc nặng nề và tốn kém. Giờ đây BIOS có thể được cập nhật nhanh chóng bằng những phần mêm tương đối đơn giản, các nhà lập trình BIOS đôi khi có quan điểm "cứ phát hành trước rồi sửa lỗi sau" (cho nhan). Thế là, mã chương trình của BIOS vẫn khá chắc chắn, nhưng cũng nên biết rằng, những trục trặc và sơ xuất tiềm tàng trong BIOS hiện nay cao hơn nhiều so với những năm trước đây.
4.3.3. Sự tạo bóng cho BIOS
Một vấn đề nữa với các IC BIOS là tốc độ chậm cố hứu của chúng. BIOS hiện thường được ghi lên các IC ROM flash (còn các BIOS đời cũ thì dùng IC ROM truyền thống hoặc các IC ROM lập trình được khác). Cần có các chip này bởi vì dữ liệu BIOS phải được duy trì ngay cả khi không còn điện. Đáng tiếc là,
các IC lưu trữ lâu dài, như những IC này chẳng hạn, lại có những thời gian truy xuất chậm một cách đáng sợ (từ 150ns đến 200ns), khi so sánh với RAM nhan
đang được dùng trong các máy PC hiện nay (chỉ 50-70ns). Nếu để ý rằng các dịch vụ trong ROM BIOS hầu như được dùng liên tục, sẽ thấy mỗi sự chậm trễ đó sẽ làm tăng thêm sự trì tuệ của máy - kết quả giảm toàn bộ hiệu năng hoạt động của hệ thống.
Để khắc phục hạn chế này, tốt nhất là phải tăng tốc độ truy cập ROM BIOS. Tuy nhiên, căn cứ theo tình hình hiện nay của công nghệ bán dẫn thì điều này hầu như không thể thực hiện được cho nên các nhà thiết kế PC phải thực hiện giải pháp tốt thứ hai : tạo bóng cho ROM (ROM shadowing). Quá trình tạo bóng về cơ bản là sao chép nội dung của ROM từ IC BIOS vào phần RAM trống trong vùng nhớ trên. Sau khi bản sao chép này hoàn tất, hệ thống sẽ làm việc từ bản sao chép này, chứ không phải từ bản BIOS gốc. Điều này cho phép các đoản trình BIOS lợi dụng được tốc độ nhanh hơn của RAM. Không phải chỉ BIOS hệ thống mà tất cả các BIOSđều có thể được tạo bóng. BIOS của mạch hiển thị là thứ thường được tạo bóng nhất. Thông thường việc tạo bóng cho ROM có thể được bật hay tắt thông qua đoản trình CMOS Setup.