1.1. Định nghĩa về hoạt động
Hoạt động là hình thức tích cực của mối quan hệ qua lại giữa con người với thế giới xung quanh. Hoạt động là mối quan hệ biện chứng giữa con người với thế giới.
Trong đó lao động là hoạt động đặc trưng nhất của con người vì nó thể hiện rõ sự tác động qua lại giữa con người với thế giới xung quanh và
cũng là phương thức tồn tại và phát triển của mỗi người và xã hội loài người
Quá trình đối tượng hóa: qua các loại công cụ, con người chuyển hóa năng lực lao động, phẩm chất tâm lý của mình vào đối tượng lao động để sản xuất ra sản phẩm.
Quá trình chủ thể hóa: Qua công cụ, con người tách những năng lực tinh thần, kinh nghiệm xã hội đã được ghi trên sản phẩm ra khỏi sản phẩm để lĩnh hội nó, biến nó thành kinh nghiệm, thành tâm lý, ý thức của mình
1.2. Những đặc điểm của hoạt động
- Luôn luôn là hoạt động có đối tượng: Hoạt động là quá trình con người tác động vào thế giới khách quan. Các sản phẩm mà quá trình hoạt động tạo ra đó là đối tượng của hoạt động.
Ví dụ: Lao động sản xuất nhằm tạo ra các sản phẩm vật chất. Hoạt động học tập nhằm vào các loài trí thức của lịch sử loài người biến nó thành trí thức của người học
Đối tượng của hoạt động có thể là: những vật thể, những hình ảnh, tư tưởng, khái
niệm, tri thức khoa học hoặc những quan hệ xã hội….
Đối tượng của hoạt động chỉ xuất hiện khi con người hoạt động.
Ví dụ: Các tri thức của loài người chỉ trở thành đối tượng của hoạt động khi ở học
sinh thực sự có hoạt động học tập xảy ra
- Bao giờ cũng do chủ thể tiến hành: đặc điểm này nói lên tính tích cực của con người khi tiến hành hoạt động. Con người ta trở thành chủ thể của hoạt động khi
người ta tiến hành hoạt động một cách tự giác, có mục đích, ý thức. Một hoạt động có chủ thể và một đối tượng.
Được thể hiện ở tính tích cực chủ động của con người trước những điều
kiện của hoạt động
Chủ thể và đối tượng luôn gắn bó với nhau, không có hoạt động thì không có cả chủ thể và đối tượng.
- Hoạt động vận hành theo nguyên tắc gián tiếp: Cơ chế gián tiếp có trong mọi hoạt động của con người. Đây là tư tưởng lớn trong tâm lý.
Được thể hiện ở: con người sử dụng công cụ để tác động cào đối tượng hoạt động, ở đây công cụ đóng vai trò trung gian giữ chủ thể và đối tượng
Cơ chế gián tiếp bộc lộ cả hai chiều của hoạt động Có hai loại công cụ trong hoạt động:
Loại thứ nhất: Bao gồm các dụng cụ lao động và cá phương tiện kĩ thuật Loại thứ hai: công cụ tâm lý hay dấu hiệu: ví dụ như tiếng nói, chữ viết, con số, các bản vẽ, công thức, khái niệm, quy tắc, điệu bộ, vẻ mặt…