6. Kết cấu của đề tài
3.3.2. Đối với sự phát triển của đất nước hiện nay (1975-nay)
Đại hội II in đậm dấu ấn rất đặc biệt trong pho sử vàng của Đảng ta, là đại hội của tinh thần yêu nước, đại đoàn kết toàn dân tộc, của lòng quả cảm sắt son: “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, với một khát vọng cháy bỏng về độc lập, tự do cho dân tộc: “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”1 . Trong Báo cáo chính trị trình bày tại Đại hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” 2 . Đó là tinh thần bất diệt, muôn đời tỏa sáng, dệt nên sức mạnh vĩ đại của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đưa con thuyền cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong đẩy mạnh đồng bộ, toàn diện công cuộc đổi mới hôm nay, tinh thần đó là cội nguồn, tiếp tục là động lực và nguồn lực to lớn để chúng ta khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, đưa dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang, sánh vai với các cường quốc năm châu như ước nguyện lúc sinh thời của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
Đại hội II là bài học sâu sắc về quan điểm kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn cách mạng Việt Nam; kiên định giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội; nắm chắc quan điểm bảo đảm trên hết và trước hết lợi ích quốc gia - dân tộc, giữ vững độc lập, tự chủ, mở rộng hợp tác quốc tế trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Những quyết sách từ Đại hội thấm nhuần bài học “dân là gốc” được đúc rút từ lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, cho thấy mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, thể hiện “ý Đảng, lòng Dân” hòa chung trong khát vọng giành độc lập, giải phóng dân tộc, tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Hơn 70 năm qua, những bài học đó không ngừng được làm sâu sắc thêm, tiếp tục là nền tảng vững chắc cho những chủ trương, quyết sách đúng đắn, sáng suốt của Đảng. Chánh cương vắn tắt, sách lược vắn tắt (tháng 2-1930), Luận cương chánh trị
1 ĐCSVN: Văn kiện Đảng Toàn tập, t.8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.160. 2 ĐCSVN: Văn kiện Đảng Toàn tập, t.12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001 tr.33-34
của Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 10-1930), Chính cương Đảng Lao động Việt Nam (năm 1951), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 và Cương lĩnh bổ sung, phát triển (năm 2011) nối tiếp nhau là ngọn cờ tư tưởng, lý luận, ngọn cờ chiến đấu, ngọn cờ quy tụ sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng, giành những thắng lợi vẻ vang trong cuộc đấu tranh bảo vệ nền độc lập dân tộc, thống nhất đất nước; lãnh đạo nhân dân ta vững bước đi lên, tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới hôm nay.
Vai trò, ý nghĩa to lớn của Đại hội II cho chúng ta cơ sở để khẳng định rằng, sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam; cho chúng ta niềm tin vững chắc vào đường lối đổi mới đúng đắn, sáng tạo của Đảng ta, vào tương lai rạng ngời của đất nước và dân tộc. Với những mục tiêu, định hướng, các nhiệm vụ trọng tâm và các đột phá chiến lược đã được Đại hội lần thứ XIII của Đảng đề ra, chúng ta càng có thêm ý chí quyết tâm lập nên kỳ tích phát triển mới, vì một Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ, Pháp và các nước đế quốc ra sức chuẩn bị cho các cuộc chiến tranh xâm lược. Cùng với đó là phong trào giải phóng thuộc địa và nửa thuộc địa nổi lên và trở thành một bộ phận khǎng khít của phong trào chống bọn đế quốc gây chiến, bảo vệ hoà bình và giành dân chủ trên thế giới mà Việt Nam là một điển hình. Các thế lực phản động mà cụ thể là bọn chủ nghĩa đế quốc xâm lược, những di tích phong kiến cũng làm cho xã hội Việt Nam đình trệ. Nhiệm vụ đặt ra bấy giờ đối với cách mạng Việt Nam là phải giải quyết mâu thuẫn giữa chế độ dân chủ nhân dân Việt Nam và đế quốc xâm lược, sau đó xóa bỏ những tàn tích phong kiến và nửa phong kiến, phát triển chế độ dân chủ nhân dân, đi lên chủ nghĩa xã hội.
Trước tình hình xã hội Việt Nam bấy giờ với ba tính chất còn tồn tại đan xen nhau: dân chủ nhân dân, nửa thuộc địa và nửa phong kiến. Chính cương đã xác định hai đối tượng chính của cuộc cách mạng đó là đế quốc và phong kiến phản động; lực lượng tham gia cách mạng là toàn bộ đông đảo công nhân, nông dân, tư sản dân tộc, địa chủ yêu nước. Xác định chính xác nhiệm vụ cấp bách và trọng yếu trước mắt là
đánh đuổi đế quốc, giành độc lập dân tộc, đề ra từng bước, từng nhiệm vụ cơ sở để tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân giành thắng lợi, xóa bỏ những tàn dư của chế độ phong kiến và đi lên chủ nghĩa xã hội. Đồng thời đã khắc phục hoàn toàn những hạn chế, thiếu sót, có những bổ sung tiến bộ trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên (2/1930) và trong Luận cương chính trị (10/1930) về việc xác định tính chất xã hội Việt Nam lúc bấy giờ cũng như đối tượng, lực lượng cách mạng, định hướng cụ thể và đúng đắn hơn các giai đoạn phát triển của cách mạng. Từ đó ta thấy được sự trưởng thành và lớn mạnh của Đảng và Nhà nước ta thông qua chủ trương trong các văn kiện từ năm 1930 đến năm 1951, trong công cuộc lãnh đạo cách mạng, lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, giành độc lập cho dân ta, tiến hành kiến thiết xây dựng nước nhà, từ đó làm cơ sở vững chắc để phát triển một quốc gia chủ nghĩa xã hội.
Những giá trị của Chính cương vẫn còn đó, được Đảng và Nhà nước ngày càng hoàn thiện thông qua các từng kỳ đại hội Đảng sau này, có ý nghĩa to lớn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ đến năm 1975 và nó vẫn còn giá trị cho đến sự nghiệp bảo vệ chủ quyền và phát triển đất nước trong thời kỳ đổi mới hiện nay.
PHÂN KÊT LUÂN
Đại hội lần thứ II có ý nghĩa rất quan trọng, đánh dấu bước trưởng thành của Đảng trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam và quyết định trực tiếp đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Chính cương của đảng lao động Việt Nam năm 1951 của Đảng đã thể hiện sức mạnh tập trung, sáng suốt, là tư tưởng nhất quán về cách mạng dân tộc dân chủ Việt Nam tất yếu đến cách mạng xã hội chủ nghĩa, độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội; nhân dân là động lực cách mạng; Đảng Cộng sản lãnh đạo cách mạng; Nhà nước, Chính phủ, quân đội của nhân dân; xây dựng nước Việt Nam hịa bình, thống nhất dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Các Cương lĩnh đó đều được xây dựng dựa trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng, thực tiễn cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới.
Sau khi chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa ra đời, với trụ cột là Liên Xô. Đây là một nhân tố mới, làm thay đổi tương quan lực lượng toàn cầu, có lợi cho phong trào cách mạng thế giới, trong đó có cách mạng Việt Nam. Tuy nhiên, trong những năm mới hình thành, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu tập trung khắc phục hậu quả chiến tranh và tiến hành các nhiệm cách mạng của nước mình nên chưa quan tâm nhiều tới khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng.
Đến năm 1950, tình hình kinh tế xã hội của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu đã dần đi vào ổn định và phát triển. Liên Xô đã đi vào thực hiện kế
hoạch 5 năm 1946/1950 và chế tạo thành công vũ khí ngun tử (1949), phá thế độc tợn của Mỹ về loại vũ khí này. Sự vững mạnh của Liên Xô là chỗ dựa vững chắc cho hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa, nguồn cổ vũ lớn lao cho các dân tộc đang bị áp bức bóc lột của chủ nghĩa thực dân, đế quốc. Bên cạnh đó, tháng 10/1949, cách mạng Trung Quốc thành công, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa ra đời đã giáng một đòn mạnh vào chủ nghĩa đế quốc, đánh đố một bộ phận quan trọng trong hệ thống thuộc địa của chúng, góp phần cổ vũ cho phong trào giải phóng dân tộc toàn thế giới và tăng cường sức mạnh của hệ thốn xã hội chủ nghĩa. Thắng lợi của cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc và sự ra đc của nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa theo đường lối xã hội chủ nghĩa đã làm cho hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa được mở rộng từ Tây sang Đơng, một hậu phương bao la ở phía Bắc đã mở ra đối với nước ta. Đó là điều kiện vô cùng thuận lợi đối với cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam.
DANH MUC TAI LIÊU THAM KHAO
1. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Đảng Toàn tập, Tập 2. Nxb. Chính trị Quốc gia Hà Nội
2. Phùng Văn. (17/8/2021). Cách mạng Tháng Tám năm 1945: Kỷ Nguyên mới của dân tộc Việt Nam. Truy cập từ https://baohaiquanvietnam.vn/tin-tuc/cach-mang- thang-tam-nam-1945-ky-nguyen-moi-cua-dan-toc-viet-nam
3. Ngô Đức Hải. (38/1/2021). Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Truy cập từ https://www.tuyengiaokontum.org.vn/Lich-su/cuong-linh-chinh-tri-dau-tien-cua- dang-3051.html
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Đảng Toàn tập, Tập 8. Nxb. Chính trị Quốc gia Hà Nội
5. ĐCSVN: Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000. 6. ĐCSVN: Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI KHOA DU LỊCH
Học phần: Tâm lý học đại cương Giảng viên: Ths. Ngô Thị Hoàng Giang
Đề tài: Tâm lý học về hoạt động
Nhóm sinh viên thực hiện: 02
Phan Thị Thùy Nguyễn Anh Thư Vũ Thị Phương Thảo Dương Thị Thanh Thảo Bùi Thị Hồng Nhung Nguyễn Quốc Tuấn
LỜI CẢM ƠN
Chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành nhất đến Cô Ngô Thị Hoàng Giang .., người đã tận tình chỉ bảo và dìu dắt chúng em trong suốt thời gian học tập và thực hiện bài tiểu luận này. Cảm ơn những người bạn cùng nhóm đã đồng hành và khích lệ lẫn nhau trong suốt quá trình tìm hiểu đề tài. Vì vốn kiến thức của chúng em có hạn, do vậy không tránh khỏi những thiếu sót, chúng em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của cô Hoàng Giang và các bạn học cùng lớp để bài luận càng được hoàn thiện hơn.Chúng em xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU...4
B. NỘI DUNG...4
1. KHÁI NIỆM VỀ HOẠT ĐỘNG...4
1.1. Định nghĩa về hoạt động...4
1.2. Những đặc điểm của hoạt động...4
2. Các loại hoạt động...5
2.1. Cách phân loại tổng quát nhất...5
2.2. Căn cứ vào sự phát triển của từng cá nhân...6
2.3. Căn cứ vào sản phẩm của hoạt động...6
2.4. Căn cứ vào tính chất của hoạt động...6
2.5. Một cách phân loại khác: chia hoạt động của con người thành 4 loại6 3. Cấu trúc của hoạt động...7
C. Kết luận...10
D. Tài liệu tham khảo...10
MỤC LỤC HÌNH ẢNH Hình 1 Mối quan hệ giữa quá trình đối tượng hóa và quá trình chủ thể hóa...4
MỤC LỤC BẢNG Bảng 1 Cấu trúc vĩ mô của hoạt động...8