XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH VÀ CÁC NGUYÊN TẮC THỰC THI

Một phần của tài liệu 565815783-KTHP-QTCL 3 (Trang 45)

Tiếp tục phát huy các sản phẩm chủ lực.

Sàng lọc kỹ các đối tác cung ứng nguyên vật liệu. Đảm bảo chất lượng của sản phẩm mới.

Thiết lập các chính sách hỗ trợ công bằng trên toàn bộ kênh phân phối Tạo dựng mối quan hệ đối tác dài hạn trên cơ sở những cam kết hợp tác. Sử dụng linh hoạt các hình thức quảng cáo.

Áp dụng nhiều chương trình khuyến mãi, quà tặng là sản phẩm mới.

3.3. PHÂN BỔ NGUỒN LỰC ĐỂ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC

R&D: Nghiên cứu sự thay đổi tiêu dùng, nghiên cứu các công thức và quy trình sản xuất, nghiên cứu cải tiến các sản phẩm hiện có

Marketing: nghiên cứu thị trường, quảng cáo, khuyến mãi Kinh doanh: kiểm soát kênh phân phối.

Kế toán – tài chính: kiểm soát chi phí.

3.4. XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH ĐỘNG VIÊN NHÂN VIÊN

Thực hiện các chính sách đào tạo bồi dưỡng kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn, nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ quản lý điều hành, cán bộ tiềm năng. Đề cao tính sáng tạo của nhân viên thông qua các cuộc thi nội bộ.

Có các buổi họp nhằm tạo sự hiểu biết về sản phẩm mới cho nhân viên. Khen thưởng cho nhân viên có thành tích xuất sắc.

Chính sách đãi ngộ cho các đại lý đạt doanh thu sản phẩm mới cao .

Đảm bảo an toàn lao động cho công nhân viên (BHYT, BHXH, BHTN,..). Công bằng trong chính sách lương thưởng công nhân viên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS Nguyễn Thị Liên Diệp (1995), Chiến lược và chính sách kinh doanh, NXB Thống Kê.

2. PGS. TS. Ngô Kim Thanh (2013), Giáo trình Quản trị chiến lược, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.

3. Chandler, A. (1962). Strategy and Structure. Cambrige, Massacchusettes. MIT Press.

4. Fred David (2010), Strategic Management – Crafting & Executing strategy, Thompson, Strickland, & Gamble.

5. Johnson, G., Scholes, K. (1999). Exploring Corporate Strategy, 5th Ed. Prentice Hall Europe.

6. Quinn, J., B. (1980), Strategies for Change: Logical Incrementalism. Homewood, Illinois, Irwin

7. https://www.kdc.vn

8. https://danso.org/viet-nam/ 9. https://www.gso.gov.vn 10. https://lapphap.vn

BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC Phần mở đầu

Họ và tên Nhiệm vụ Mức độ hoàn

thành

Vũ Trung Nguyên Lời mở đầu

Chương 1

Họ và tên Nhiệm vụ Mức độ hoàn

thành

Võ Thị Ngọc Ánh Cơ sở lý luận

Chương 2

Họ và tên Nhiệm vụ Mức độ hoàn

thành

Nguyễn Thị Diệu Trinh Tổng quan về công ty cổ phần KIDO Xác định mục tiêu

Phân tích môi trường bên ngoài Ma trận SWOT

Đánh giá lại mục tiêu

Võ Thị Ngọc Ánh Phân tích môi trường bên trong Vũ Trung Nguyên Ma trận SPACE

Lựa chọn chiến lược

Chương 3

Họ và tên Nhiệm vụ Mức dộ hoàn

Võ Thị Ngọc Ánh Thực thi chiến lược

Kết luận

Họ và tên Nhiệm vụ Mức độ

hoàn thành

Nguyễn Thị Diệu Trinh Kết luận

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG KHOA HOÁ

BỘ MÔN CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

BÁO CÁO MÔN CÔNG NGHỆ XỬ LÍ NƯỚC THẢI CHO NƯỚC GIẢI KHÁT CÓ GAS COCA COLA

GVHD : GV. Tạ Thị Tố Quyên

Nhóm : 3

Thành viên: Lê Nguyễn Đông Kin Nguyễn Thị Như Quỳnh Nguyễn Thị Mỹ Uyên Phạm Nguyễn Ngân Châu Lê Thị Thùy Trang

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU...3

CHƯƠNG 1: ĐẶC TÍNH VÀ THÔNG SỐ NƯỚC THẢI...4

1. Tổng quan về nước ngọt có gas Coca cola...4

1.1 Nguyên liệu...4

1.2 Quy trình sản xuất...5

2. Đặc điểm nước thải nước ngọt có gas Coca cola...5

2.1 Nguồn gốc nước thải...5

2.2 Đặc điểm...6

3. Tại sao cần xử lý nước thải...7

CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÍ NƯỚC THẢI...7

1. Một số phương pháp xử lí nước thải phổ biến...8

1.1 Công nghệ AO/AAO...8

1.2 Công nghệ SBR...8

1.3 Công nghệ MBBR...9

1.4 Công nghệ màng lọc MBR...10

2. Lựa chọn công nghệ xử lí...11

3. Sơ đồ quy trình công nghệ...12

4. Thuyết minh quy trình công nghệ xử lí nước thải theo công nghệ MBR...12

4.1 Hố thu gom – tách rác tinh...12

4.2 Bể lắng sơ bộ...13

4.3 Bể điều hòa...14

4.4 Bể trung hòa...14

4.5 Bể sinh học hiếu khí (Aeration tank)...15

4.6 Bể sinh học thiếu khí (Anoxic tank)...16

4.7 Bể màng MBR...17

4.8 Bể khử trùng...20

4.9 Bể phân hủy bùn...20

KẾT LUẬN...22

MỞ ĐẦU

Trải qua nhiều năm hình thành và phát triển, ngành công nghiệp Thực phẩm Việt Nam đang dần phát triển và khẳng định vị thế của mình trên thị trường. Ngành công nghiệp thực phẩm được dự báo đứng vị trí thứ ba trong nhóm ngành dẫn đầu về nhu cầu nhân lực của nước ta trong giai đoạn 2015 – 2020. Điều đó đồng nghĩa với việc ra đời, hình thành các cơ sở, doanh nghiệp chế biến, sản xuất trên cả nước ngày càng nhiều. Và một điều tất yếu, khi những cơ sở sản xuất này ra đời sẽ gây tác động xấu đến môi trường nếu thải nước thải thực phẩm chưa qua xử lý ra môi trường.

Các thành phần ô nhiễm có trong nước thải chế biến thực phẩm khi thải vào môi trường sẽ gây suy giảm độ oxy hòa tan trong nước, ảnh hưởng đến hoạt động của các vi sinh vật, các loài thủy sinh trong nước, ngăn cản quá trình lọc tự nhiên. Các chất lơ lửng, tinh bột, độ màu…trong nước thải ngăn ánh sáng xuống tầng sâu, ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của rong rêu, tảo…Nito, phospho có trong nước thải tích tụ lâu ngày sẽ gây nên tình trạng phú nhưỡng hóa, làm suy giảm chất lượng nguồn nước. Các vi sinh vật kị khí hoạt động phân giải các chất hữu cơ tạo ra mùi hôi, khó chịu…Con người nếu sử dụng trực tiếp nguồn nước này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, dễ bị các bệnh liên quan đến đường ruột. Do đó, xử lý nước thải sản xuất thực phẩm là một nhu cầu tất yếu.

Trong 25 năm có mặt ở thị trường Việt Nam (từ năm 1994), trải qua nhiều biến động, thăng trầm của nền kinh tế, nhưng Công ty Coca-Cola Việt Nam luôn khẳng định cam kết gắn bó với dải đất hình chữ S này qua những hành động cụ thể và thiết thực. Cùng với đóng góp cho kinh tế, môi trường, xã hội kiến tạo chuỗi giá trị (nước và nông nghiệp, sản xuất, sản phẩm), một điểm nhấn nữa, Coca-Cola muốn khẳng định, đó là vì một Việt Nam không rác thải. Nhà máy Coca-Cola Đà Nẵng là một minh chứng cho điều đó. Ảnh những con cá bơi lội trong trong bể chứa nước thải sau sản xuất của nhà máy cho thấy hệ thống xử lý nước thải được đầu tư bài bản. Hệ thống xử lý nước thải của nhà máy đang ứng dụng công nghệ xử lý vi sinh nước thải bằng phương pháp lọc màng, bảo đảm chất lượng nước thải thuộc cấp độ A. Đây là thành quả của quá trình đầu tư, nâng cấp trong nhiều năm và mới được đưa vào vận hành từ cuối 2017.

Và dưới đây là bài báo cáo của chúng em gồm tổng quan về xử lý nước thải, các công nghệ được vận dụng cũng như là quy trình xử lý nước thải nước ngọt, nước giải khát có gas của Công ty Coca-Cola Việt Nam. Trong quá trình báo cáo dù chúng em đã rất cố gắng nhưng không thể tránh khỏi những sai xót, rất mong quý cô góp ý để bài báo cáo của nhóm chúng em được hoàn thiện hơn.

CHƯƠNG 1: ĐẶC TÍNH VÀ THÔNG SỐ NƯỚC THẢI 1. Tổng quan về nước ngọt có gas Coca cola

1.1 Nguyên liệu

Gồm có: - Nước - Đường

♦ Thành phần chính thứ hai của nước uống có gas là đường nó chiếm 7-12%, dùng dạng khô hoặc lỏng.

♦ Đường là nguyên liệu tạo vị ngọt và tăng cường cảm giác kích thích người tiêu dùng. Nó cũng giúp cân bằng hương vị và axit.

♦ Hương vị tổng thể của nước giải khát có gas phụ thuộc vào sự cân bằng giữa vị ngọt, vị chua và nồng độ pH.

♦ Axit sẽ làm tăng độ sắc nét hương vị nền và giải khát bằng cách kích thích tuyến nước bọt làm việc. Axit cũng làm giảm độ pH và bảo quản thức uống.

- Các chất phụ gia

♦ Để tăng cường hương vị, tạo cảm giác ngon miệng.

♦ Để ngăn vi sinh vật phát triển và chống hư hỏng, oxy hóa, các chất bảo quản được thêm vào nước ngọt.

- CO2:

♦ Carbon dioxide ( CO2) có tác dụng tạo các bọt sủi lấp lánh và có vai trò như một loại chất bảo quản nhẹ.

♦ Carbon dioxide là chất khí duy nhất thích hợp sản xuất ra nước uống có gas vì nó trơ, không gây độc hại, dễ hóa lỏng và tương đối rẻ tiền.

2. Đặc điểm nước thải nước ngọt có gas Coca cola2.1 Nguồn gốc nước thải 2.1 Nguồn gốc nước thải

Dựa vào qui trình công nghệ sản xuất,ta thấy nước thải của nhà máy chủ yếu bao gồm:  Nước thải sản xuất:

- Nước rửa bồn, nước rửa lon, đóng lon,…

- Nước súc rửa các sản phẩm dư bên trong hoặc trên bề mặt của tất cả các đường ống, bơm, bồn chứa, thiết bị công nghiệp…

- Nước làm lạnh, nước ngưng,… - Dầu mỡ rò rỉ từ thiết bị và động cơ

- Nước thải từ quá trình thải bỏ các sản phẩm hư hỏng, không đạt chất lượng do quá trình bảo quản, vận chuyển.

- Nước thải từ sự rò rỉ của thiết bị công nghệ.  Nước thải sinh hoạt

- Từ hoạt động ăn uống, vệ sinh của công nhân viên trong nhà máy: Nước thải này có nồng độ BOD, Nito, Phospho…cao, ngoài ra một thành phần đáng quan tâm nữa trong nước thải sinh hoạt là vi sinh vật và vi khuân gây bệnh.

- Trong trường hợp nhà máy có căng - tin, có phát sinh hoạt động nấu nướng cần chú ý đến chỉ tiêu dầu mỡ có trong nước thải

2.2 Đặc điểm

Căn cứ vào thành phần chế biến nước ngọt có gas và nước thải trong sản xuất, sinh hoạt có thể thấy đặc điểm nước thải có:

Bảng 1: Thành phần trong nước giải giát có gas

Bảng 2: Chất lượng nước thải sản xuất

Ta thấy nước thải có tính kiềm vì chất tẩy rửa kiềm được sử dụng. Nồng độ BOD, SS cao nếu xả trực tiếp ra vùng nước công cộng sẽ gây ô nhiễm môi trường

Bảng dưới đây trình bày các thông số về tính chất nước thải ngành sản xuất nước giải khát ở nước ta và thế giới:

Bảng 3: Tính chất nước thải ngành sản xuất nước giải khát ở nước ta và thế giới

Thông số Thế giới Việt Nam

Trung bình Thấp nhất Lớn nhất pH 7.24 7.02 7.66 5.8-8 TSS (mg/l) 1620 376 2940 250-700 Tính dẫn điện (µS cm-1) 2995 1460 3740 Tính kiềm (mg CaCO3/l) 371 270 465 COD (mg/l) 1750 620 3470 3.000-4.000 BOD5 (mg/l) 894 728 1745 1.000-3000 Tổng photpho (mg P/l) 89.5 62.4 100.2 10-80 Natrate – Nitrogen (mg N/l) 28.4 8.3 62.5 12-15 Tổng sắt 2.4 1.2 4.5

Khi so sánh các hệ số trên với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp QCVN 40:2011/BTNMT, có thể thấy, các thành phần có trong nước thải ngành sản xuất nước ngọt vượt quá quy định nhiều lần cho phép. Cụ thể như sau:

STT Thông số Đơn vị Giá trị đầu vào QCVN 40:2011/BTNMT

1 pH - 5,8-8 6-9 5,5-9 2 BOD5 Mg/l 1.000-3.000 30 50 3 COD Mg/l 3.000-4.000 75 150 4 TSS Mg/l 250-700 50 100 5 Tổng Nito Mg/l 12-15 20 40 6 Tổng Photpho Mg/l 10-80 4 6 Chú thích:

Cột A: Giá trị của các thông số ô nhiễm trong nước thải khi xả vào nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

Cột B: Giá trị của các thông số ô nhiễm trong nước thải khi xả vào nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

3. Tại sao cần xử lý nước thải

Thứ nhất, như đã phân tích ở trên, nước thải từ nhà máy sản xuất nước ngọt có chứa nồng độ các chất hữu dễ phân hủy rất cao. Do đó, nếu để nước thải này trong thời gian dài, tạo điều kiện cho vi sinh vật yếm khí phát triển, gây ra mùi hôi rất khó chịụ, thu hút các loại côn trùng gây bệnh, và gián tiếp tạo ra các căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của công nhân cũng như người dân sống quanh khu vực, đồng thời làm ảnh hưởng đến mỹ quan chung.

Thứ hai, nếu thải trực tiếp nước thải chưa qua xử lý đã ra ngoài môi trường gây ô nhiễm cục bộ, xâm nhập vào đất, nước mặt, nước ngầm. Ngoài ra, chúng còn tác động đến hoạt động sản xuất, chăn nuôi cũng như cuộc sống sinh hoạt của người dân địa phương. Ngoài ra còn tốn kém kinh phí trong việc thực hiện công tác khắc phục do hậu quả của ô nhiễm gây ra.

Thứ ba, việc xử lý nước thải cho nhà máy sản xuất nước ngọt thể hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của bản thân trong công cuộc xây dựng phát triển kinh tế bền vững.

CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÍ NƯỚC THẢI

Nguyên liệu chế biến nước giải khát có thành phần protein, dinh dưỡng cao. Vì vậy các chỉ số cần quan tâm đối với nước thải sản xuất là BOD, COD, chất rắn lơ lửng SS, Nitơ và Phot pho.

1. Một số phương pháp xử lí nước thải phổ biến1.1 Công nghệ AO/AAO 1.1 Công nghệ AO/AAO

A-A-O là viết tắt của cum từ Anerobic (kỵ khí) – Anoxic (thiếu khí) – Oxic (hiếu khí). Công nghệ AO là quá trình xử lý sinh học liên tục, kết hợp 2 phương pháp xử lý nước thải thiếu khí và hiếu khí để xử lý nước thải. Công nghệ AAO là quá trình xử lý nước thải kết hợp 3 phương pháp xử lý nước thải: kỵ khí, thiếu khí và hiếu khí.

Xử lý nước thải bằng công nghệ AO/AAO Công nghệ xử lý nước thải AO được áp dụng khi: - Nước thải có chứa nitơ cao

- Nước thải có mức độ ô nhiễm BOD, COD trung bình. Công nghệ xử lý nước thải AO được áp dụng khi:

- Nước thải có chứa hàm lượng phospho cao

- Nước thải có mức độ ô nhiễm BOD, COD không quá cao.

* Ưu, nhược điểm của công nghệ xử lý nước thải AAO:

Ưu điểm:

+ Chí phí đầu tư thấp, chi phí của hệ thống bao gồm chi phí xây dựng, chi phí thiết bị chính như Máy thổi khí, máy khuấy chìm, bơm...,

+ Phát sinh ít bùn thải hơn so với các công nghệ sinh học hiếu khí khác + Chất lượng nước đạt tiêu chuẩn A hoặc B, tùy vào mục tiêu thiết kế + Tiêu thụ ít năng lượng

Nhược điểm:

+ Chất lượng nước đầu ra phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: hiệu quả xử lý của vi sinh, khả năng lắng của bùn hoạt tính, nhiệt độ, pH, nồng độ bùn MLSS, tải trọng đầu vào. + Diện tích xây dựng hệ thống phải đủ lớn

+ Yêu cầu đảm bảo duy trì nồng độ bùn vào khoảng từ 3 - 5 g/l, nếu nồng độ bùn quá cao dẫn đến bùn khó lắng và bị trôi ra ngoài, nếu nồng độ bùn thấp, khả năng xử lý của bùn không cao dẫn đến quá tải bùn chết và bị trôi ra ngoài.

+ Bắt buộc phải khử trùng nước đầu ra.

1.2 Công nghệ SBR

SBR (Sequencing batch reactor) là công nghệ xử lý nước thải bằng phản ứng sinh học theo từng mẻ liên tục. Quá trình xử lý sinh học và lắng sinh học diễn ra trong cùng một bể.

Xử lí nước thải bằng công nghệ SBR

*Ưu, nhược điểm của công nghệ SBR

Ưu điểm

+ Đặc điểm nổi trội ở bể SBR không cần tuần hoàn bùn hoạt tính. Hai quá trình phản ứng và lắng đều diễn ra ở ngay trong một bể, bùn hoạt tính không hao hụt ở giai đoạn phản ứng và không phải tuần hoàn bùn hoạt tính từ bể lắng để giữ nồng độ.

+ Dễ dàng tích hợp quá trình nitrat/khử nitơ cũng như loại bỏ

phospho. + Hiệu quả xử lý chất ô nhiễm cao, BOD giảm được khoảng 90-92%. + Kết cấu đơn giản và bền hơn.

+ Giảm chi phí xây dựng bể lắng, hệ thống đường ống dẫn và bơm liên

Một phần của tài liệu 565815783-KTHP-QTCL 3 (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w