- Đèn RST sáng liên tục (không tắt) cũng là mất tín hiệu Reset
1. Qui trình chẩn đoán và giải quyết sự cố máy máy tính
1.1. Qui trình chẩn đoán.
1.1.1 Bios Ami
Trong quá trình khởi động, khi bios phát hiện lỗi trước khi hệ thống video của PC làm việc thìBios báo hiệu lỗi này bằng mã âm thanh thông qua tiếng kêu Beep. Có rất nhiều loại Bios như: Ami, phoenix, Hp .. mỗi loại Bios có qui ước về mã âm thanh tương ứng với lỗi khác nhau. Trong tài liệu này xin trình bày chuỗi bit hãng AMI thông dụng để các bạntham khảo.
Bảng mã
1.1.2. Bios Phoenix
Tiếng Beep của Bios Phoenix chi tiết hơn Bios Ami. Chẳng hạn, 1-1-3: 1 bip dừng 1 bip dừng -3 bip dừng. mỗi loại được tách ra nhờ một khoảng dừng ngắn. Hãy lắng nghe tiếng Bip, đếm số lần Bip.
Mô tả mã chẩn đoán POST của BIOS PHOENIX
1-1-3: Máy tính của bạn không thể đọc được thông tin cấu hình lưu trong CMOS.
1-1-4: BIOS cần phải thay.
1-2-1: Chip đồng hồ trên mainboard bị hỏng. 1-2-2: Bo mạch chủ có vấn đề.
93 1-3-1: Bạn cần phải thay bo mạch chủ. 1-3-1: Bạn cần phải thay bo mạch chủ. 1-3-3: Bạn cần phải thay bo mạch chủ. 1-3-4: Bo mạch chủ có vấn đề. 1-4-1: Bo mạch chủ có vấn đề. 1-4-2: Xem lại RAM.
2-_-_: Tiếng bíp kéo dài sau 2 lần bíp có nghĩa rằng RAM của bạn có vần đề.
3-1-_: Một trong những chip gắn trên mainboard bị hỏng. Có khảnăng phải thay mainboard.
3-2-4: Chip kiểm tra bàn phím bị hỏng.
3-3-4: Máy tính của bạn không tìm thấy card màn hình. Thử cắm lại card màn hình hoặc thử với card khác.
3-4-_: Card màn hình của bạn không hoạt động. 4-2-1: Một chip trên mainboard bị hỏng.
4-2-2: Trước tiên kiểm tra xem bàn phím có vấn đề gì không. Nếu không thì mainboard có vấn đề.
4-2-3: Tương tựnhư 4-2-2.
4-2-4: Một trong những card bổ sung cắm trên bo mạch chủ bị hỏng. Bạn thử rút từng cái ra để xác định thủ phạm. Nếu không tìm thấy được card bị hỏng thì giải pháp cuối cùng là phải thay mainboard mới.
4-3-1: Lỗi bo mạch chủ. 4-3-2: Xem 4-3-1. 4-3-3: Xem 4-3-1.
4-3-4: Đồng hồ trên bo mạch bị hỏng. Thử vào Setup CMOS và kiểm tra ngày giờ. Nếu đồng hồ không làm việc thì phải thay pin CMOS.
4-4-1: Có vấn đề với cổng nối tiếp. Bạn thử cắm lại cổng này vào bo mạch chủ xem có được không. Nếu không, bạn phải tìm jumper để vô hiệu hoá cổng nối tiếp này.
4-4-2: Xem 4-4-1 nhưng lần này là cổng song song.
4-4-3: Bộ đồng xử lý số có vấn đề. Nếu vấn đề nghiêm trọng thì tốt nhất nên thay.
1-1-2: Mainboard có vấn đề.
94
Ngoài ra chúng ta sử dụng kimh nghiệm tích luỹ được trong quá trình sửa chữa. Tuỳ vào từng trường họp của máy tính.
Ví dụ: Màn hình báo không nhận ổ đĩa, Màn hình báo HĐH bị lỗi... 1.2. Giải quyết sự cố
Quá trình khởi động sẽ bao gồm các bước sau:
Thao tác bật công tắc nguồn Power On khởi động máy tính.
Bộ nguồn được cấp và quá trình máy tính tự kiểm tra bắt đầu, quá trình thực hiện trong khoảng 2s. Nếu quá trình phát hiện lỗi thì nó không cấp nguồn cho Main nữa và máy trở về trạng thái treo hoặc báo lỗi thông qua mã âm thanh. Nếu quá trình kiểm tra thành công tín hiệu kiểm tra kích mạnh tín hiệu định thời trên Main và cấp nguồn cho CPU.
Tiếp theo CPU đọc chương trình lưu trong Rom Bios cụ thể là tiến hành kiểm tra các thiết bị vào ra cơ bản nhất của hệ thống xem đã ở trạng thái sẵn sàng chưa. Nếu gặp sự cố thông qua mã âm thanh.
Kiểm tra bộ nhớ chính nếu gắn RAM sai băng hoặc hở chân thì phát mã âm thanh là những tiếng Bip ngắn và liên tục
Nhận diện ổ đĩa, kiểm tra Card video nếu gặp lỗi thì phát ra một Bip dài và 3 Bip ngắn.
Cuối cùng kiểm tra các thiết bị còn lại trên Main nếu thành công thì phát ra tiếng Bip ngắn báo hiệu việc Post thành công.
CPU tiếp tục đọc ROM màn hình và bắt đầu hiẻn thị thông tin này đầu tiên lên màn hình.
Đọc thông tin về Rom Bios, MainBoard, CPU.
Máy tính đánh địa chỉ bộ nhớ chính thông thường 3 lần